Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

TÊN BÀI DẠY:

Bài 11: KIỂM TRA VĂN 45 PHÚT

 TUẦN 11

Tiết: 41

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 a. Kiểm tra kiến thức đã học về môn văn.

 b. Cũng cố kiến thức đã học.

 2. Kĩ năng:

 Trình bày có khoa học, sáng tạo.

 3. Tư tưởng:

 Tự lực, tự giác.

II. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra.

 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ.

III. Phương Pháp:

 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích.

IV. Hoạt động trên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1 phút).

 2. Kiểm tra: (1 phút).

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 29/10/2012
- Lớp: 7c: Ngày 29/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 11: KIỂM TRA VĂN 45 PHÚT 
TUẦN 11
Tiết: 41
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Kiểm tra kiến thức đã học về môn văn.
 b. Cũng cố kiến thức đã học.
 2. Kĩ năng:
 Trình bày có khoa học, sáng tạo.
 3. Tư tưởng:
 Tự lực, tự giác. 
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra.
 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (1 phút).
 Sự chuẩn bị của học sinh.
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong những câu hỏi sau:
 1. Nối cột A và B.
A
B
NỐI
1. Cổng trường mở ra.
a. Khánh Hoài.
1-
2. Cuộc chia tay của những con búp bê.
b. Lí Lan.
2-
 2. Chọn từ thích hợp: Sợ; hiền lành; nhát gan; không sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn điền vào .............
 Can đảm:.........................................................................................................................
 3. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho bài thơ: Sông núi nước Nam.
 a. Khẳng định chủ quyền, lãnh thổ. b. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc.
 c. Tự hào trước chiến công của dân tộc. d. Khát vọng xây dựng đất nước.
 4. Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ:
 a. Lục bát. b. Ngũ ngôn.
 c. Thất ngôn bát cú đường luật. d. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
 5. Tâm trạng được thể hiện trong bài “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là:
 a.Vui mừng, hơi buồn, tiếc nhớ. b. Buồn, cô đơn, nhớ nước, thương nhà. 
 c. Buồn, cô đơn, nhớ nước. d. Hơi buồn, nhớ nước, thương nhà.
 6. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có các câu đối:
 a. Câu 1 đối câu 2. b. Câu 2 đối câu 3. .
 c. Câu 3 đối câu 4. . d. Câu 3 đối câu 4 và câu 5 đối câu 6. 
II. Tự luận: (7 điểm) (Học sinh làm trên đề)
 1. Câu 1: Tìm bốn câu ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em”. (2 điểm) 
 2. Câu 2: Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà ” có gì giống và khác nhau? (5 điểm) 
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
1-b; 2-a
Không sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn.
a
d
b
d
II. TỰ LUẬN: (7 điểm).
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
Chép đúng một câu.
0,5 đ
Câu 2
(5 điểm)
Giống: đều được kết thúc bằng ba từ “ta với ta” đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
1 đ
Khác nhau: “Qua Đèo Ngang” hai từ ta chỉ là một người, một tâm trạng – bà Huyện Thanh Quan với nỗi buồn cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai giữa cảnh trời mây non nước bao la với nỗi buồn nhớ nước thương nhà. 
2 đ
Còn trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người, Nguyễn Khuyến và ông bạn già có chung tâm trạng mừng vui lâu ngày mới gặp nhau, họ là những người bạn tri âm, tri kỉ, có cùng tâm sự họ hiểu nhau, vật chất đối với họ chỉ là cái bình thường, cái quý giá hơn là tình bạn chân thành thắm thiết.
2 đ
 4. Củng cố: ( phút ).
 - Ôn các văn bản đã học.
 5. Dặn dò: ( phút ).
 - Học bài. 
 - Chuẩn bị “Từ đồng âm; Các yếu tố tự sự...; Cảnh khuya.”.
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 02/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 30/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 11: TỪ ĐỒNG ÂM
TUẦN 11
Tiết: 42
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Khái niệm từ đồng âm, việc sử dụng từ đồng âm.
 2. Kĩ năng:
 a. Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
 b. Đặt câu phân biệt từ đồng âm. 
 c. Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. 
 3. Tư tưởng:
 Yêu thích từ tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt câu có cặp từ trái nghĩa.
 Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn thơ.
 - Thế nào là từ trái nghĩa học sinh học theo sgk, đặt câu ( 5 điểm).
	- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn thơ ( ghi nhớ sgk) ( 5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Để nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa...
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
phút
10
phút
15
phút
I. Thế nào là từ đồng âm:
 1. Lồng 1: Chỉ hoạt động của con ngựa nhảy, chạy lung tung. Lồng 2: Danh từ chi dụng cụ nhốt chim, thú.
 2. Anh ấy đang lái xe. Dã tràng xe cát biển Đông. Xe chỉ luồn kim.
 Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
II. Sử dụng từ đồng âm:
 1. Nhờ ngữ cảnh.
 2. Đem cá về kho: Danh từ chỉ nơi chứa đựng. Động từ chỉ hoạt động làm chín cá trong môi trường mắm muối, gia vị.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Tìm cá từ đồng âm
 a. Cao:	 Cao quý: Tính từ. Cao trăn: danh từ. Cao thấp: tính từ
 b. Thu:	 Mùa thu, cá thu:Danh từ. Thu mua, thu nhập: Động từ.
 c. Ba: Chở ba xe cát: Số lượng. Xe thứ ba: Số thứ tự. Ba xạo: Tính chất
 2. Bài tập 2: 
 a. Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ”
 - Cổ người: phần nối đầu với thân mình.
 - Cổ áo: phần trên cùng của áo, bao quanh cổ người mặc áo
 - Cổ chai: Phần nối miệng chai với thân chai.
 b. Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”
 - Cổ tích: Truyện dân gian: tính từ.
 - Cổ vật: Đồ có niên đại từ xưa mang giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học.
Hoạt động 1
Đọc và giải thích nghĩa của mỗi từ lồng? Lồng 1 thuộc từ loại nào? chỉ cái gì? Lồng 2 thuộc từ loại nào? chỉ cái gì?
Nghĩa của 2 từ lồng trên có liên quan gì đến nhau không?
Nghĩa các từ “xe” trong có liên quan đến nhau không?
Xe 1: danh từ chỉ một đồ vật có bánh để chở các thứ hàng hoá, có nhiều loại xe, xe thô sơ, xe cơ giới.
Xe 2: Động từ chỉ hoạt động của một con vật.
Xe 3: Động từ chỉ hoạt động của con người luồn sợi chỉ vào lỗ kim để khâu.
Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
Hoạt động 2
Căn cứ vào cơ sở nào phân biệt được nghĩa của từ “lồng” trong các câu trên? Nêu cách hiểu khác nhau đối với tổ hợp từ “đem cá về kho”. Hãy thêm vào tổ hợp từ này một vài từ để biến đổi tổ hợp từ này thành đơn nghĩa.
Cần phải chú ý điều gì khi sử dụng các từ có cách phát âm giống nhau?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh thực hiện.
Thực hiện vở, bảng.
Nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Từ đồng âm.
 - Cách dùng từ đồng âm.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. 
 - Chuẩn bị “Các yếu tố tự sự...; Cảnh khuya.”.
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 02/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 30/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 11: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ
 TRONG VĂN BIỂU CẢM
TUẦN 11
Tiết: 43
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 a. Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản.
 b. Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 a. Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
 b. Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, minh họa, giải thích, phân tích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: 
 Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ.
 - Thế nào là từ đồng nghĩa học sinh học theo ghi nhớ sgk ( 5 điểm).
 - Cho ví dụ minh họa ( 5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm...
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
25
Phút
10
phút
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm:
 1. Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả:
 a.
Đoạn
Tự sự
Miêu tả
1
Câu 1, 2
câu 3,4,5
2
câu 1,2,3
3
Câu 1-6
4
Không
Không có
 b. Tác dụng của các yếu tố trên: Bộc lộ cảm xúc đau đớn, xót xa trước cuộc sống nghèo khổ, cùng cực của mình và của mọi người. 
 2. Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả:
 a. Miêu tả: Khum khum... xám xịt... lỗ rỗ... không đầy đặn... mốc trắng... nốt lấm tấm.
 Tự sự: Lúc nào chân cũng bám vào đất... đêm nào bố cũng ngâm chân... rên vì nhức chân... ngâm xuống bùn để câu... đi từ khi sương còn... về cây đã ướt đẫm sương đêm... bố đi xa lắm...
 b. Tình cảm, cảm xúc chi phối yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn: càng yêu bố bao nhiêu thì hình ảnh, việc làm của bố càng được khắc sâu trong tâm trí bấy nhiêu..
 * GHI NHỚ: ( sgk )
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: 
 Sự việc chính:
 a. Nhà tranh bị gió thu phá.
 b. Trẻ con thôn Nam cướp tranh.
 c. Tình cảnh gia đình Đỗ Phủ khi nhà tranh bị tốc mái.
 d. Suy nghĩ và ước mơ tác giả.
Hoạt động 1
Xác định câu nào là tự sự, câu nào là câu miêu tả.
(Tự sự: kể về một chuỗi các sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện; Miêu tả: Tái hiện sự vật, hiện tượng...).
Tác dụng?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Theo em, đoạn văn này tác giả đã miêu tả về hình ảnh nào? Những sự việc gì?
Em có nhận xét gì về cách kể, cách miêu tả của tác giả?
(tác giả chọn những chi tiết, sự việc để gợi tả, gợi cảm để kể, tả nhằm mục đích? (bộc lộ cảm xúc).
Qua đoạn văn trên, em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả dành cho bố?
Căn cứ vào đâu, em biết tác giả thương bố rất nhiều? (nhớ sâu sắc hình ảnh đôi bàn chân và những việc làm của bố).
Em có nhận xét gì về vai trò, yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm?
Hoạt động 2
Nêu sự việc chính trong bài thơ.
Trong bài thơ có những nhân vật nào?
Em hình dung sẽ kể theo ngôi thứ mấy?
Kể theo các ý trên.
Thực hiện vở, bảng.
Nhận xét, bổ sung, chốt.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Nhắc lại nội dung bài học. 
 - Học sinh đọc lại ghi nhớ.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Bài tập ...
 - Chuẩn bị “Cảnh khuya.”.
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 03/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 03/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 11: CẢNH KHUYA
 Hồ Chí Minh
TUẦN 11
Tiết: 44
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 a. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 b. Tâm hồn chiến sĩ- nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan
 c. Nghệ thuật tả cảnh tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 
 2. Kĩ năng:
 a. Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 b. Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của vị lãnh tụ vĩ đai Hồ Chí Minh.
 3. Thái độ: 
 Biết yêu quý và kính trọng vị cha già dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
 - Liên hệ hiện tại với tương lai. 
 - Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
 - Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
 - Quan sát, suy ngẫm.
 3. Bài mới: 
 Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc ta, không những là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, Bác còn là một nhà thơ lớn, thơ của Bác tuy là thơ hiện đại nhưng lại rất đậm đà màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, ngôn ngữ ...
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
05
Phút
25
Phút
05
phút
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Hồ Chí Minh (1890-1969). Quê Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
 b. Bài thơ được sáng tác ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 3. Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc, tìm hiểu bài thơ:
 1. Bức tranh cảnh khuya:
 a. Miêu tả, hình ảnh so sánh, lặp từ.
 b. Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi với cuộc sống con người.
 2. Hình ảnh con người trong cảnh khuya:
 a. Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, từ ngữ gợi cảm, gợi hình ảnh.
 b. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
 3. Nghệ thuật: 
 a. Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo, sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.
 b. Miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong đêm rừng.Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 4.
III. Luyện tập:
 1. Đọc và tìm chép thơ Bác.
Hoạt động 1
Bài thơ sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (46-54) tại chiến khu Việt Bắc đầy khó khăn, gian khổ Bác lại là vị chỉ huy tối cao. Vậy mà Bác vẫn không bỏ qua cơ hội để thưởng thức cảnh đẹp của non sông đất nước và vẫn giữ được phong thái ung dung, lạc quan. Đó chính là nét phong cách trong con người Bác.
Hoạt động 2
Bức tranh cảnh khuya thể hiện qua những lời thơ nào? Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở lời thơ thứ nhất?
Em đã gặp cách so sánh này trong bài thơ nào? 
Như vậy hai câu thơ đầu đã tạo nên được một vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào?
Hoạt động 3
Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người. Con người trong thơ Bác là con người vừa say đắm với thiên nhiên, vừa là con người lo toan công việc cách mạng.
Theo em, lời thơ nào diễn tả điều này?
“Người chưa ngủ” ở đây là tác giả, theo em, trong hoàn cảnh “Cảnh khuya như vẽ” thì “người chưa ngủ” vì lí do gì?
Thảo luận, nêu, chốt.
Hoạt động 4
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật của bài thơ.
Phát hiện, thảo luận, nêu, chốt.
Hoạt động 5
Thực hiện bảng, vở.
Nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng.Cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai màu: sáng và tối
 - Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo, sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp ngữ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong đêm rừng.Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 4.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Rằm tháng giêng; Kiểm tra tiếng Việt; Trả bài viết...; Thành ngữ.”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 11.doc