Giáo án Ngữ Văn 7 Tiết 71: Luyện tập Tiếng Việt địa phương tại lớp

Giáo án Ngữ Văn 7 Tiết 71: Luyện tập Tiếng Việt địa phương tại lớp

Giáo án Ngữ Văn 7

 Tiết 71. Luyện tập Tiếng Việt địa phương tại lớp.

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Kiến thức: Ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học

 Nắm bản chất của các từ ngữ địa phương Nghệ An cùng nghĩa khác âm với từ toàn dân.

- Tích hợp với phần văn học ở các văn bản ca dao “ Ai về.” và phần TLV ở văn biểu cảm địa phương Nghệ An.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản phù hợp với ngữ cảnh.

B.TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC.

B.1.Chuẩn bị:

- Gv:Tài liệu Ngữ Văn địa phương Nghệ An;bảng phụ, phiếu học tập.

- HS:ôn lại đặc điểm từ ngữ địa phương ( lớp 6); sưu tầm ca dao có từ ngư địa phương Nghệ An.

B.2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 Tiết 71: Luyện tập Tiếng Việt địa phương tại lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ Văn 7
 Tiết 71. Luyện tập Tiếng Việt địa phương tại lớp.
A.Mục tiêu cần đạt.
- Kiến thức: ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học
 Nắm bản chất của các từ ngữ địa phương Nghệ An cùng nghĩa khác âm với từ toàn dân.
- Tích hợp với phần văn học ở các văn bản ca dao “ Ai về...” và phần TLV ở văn biểu cảm địa phương Nghệ An.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản phù hợp với ngữ cảnh.
B.Tiến trình các bước.
B.1.Chuẩn bị:
- Gv:Tài liệu Ngữ Văn địa phương Nghệ An;bảng phụ, phiếu học tập.
- HS:ôn lại đặc điểm từ ngữ địa phương ( lớp 6); sưu tầm ca dao có từ ngư địa phương Nghệ An.
B.2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
B.3.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động1.
- GV treo bảng phụ ghi3 bài thơ( 2,3,4 Trang 14 – Ngữ văn địa phương).Gọi HS đọc.
- GV phát phiếu học tập cho cả 4 nhóm ; cả 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1. Tìm từ ngữ địa phương trong các bài ca dao trên? Cái hay của các từ ngữ đó trong ngữ cảnh từng bài ca dao?
2. Có thể thay các từ ngữ địa phương đó bằng từ ngữ toàn dân tương ứng không?Nếu thay thì có tác dụng gì?
- Các nhóm thảo luận 5 phút.
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động2.
?Qua phân tích các bài ca dao trên em có rút ra nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương Nghệ An trong ca dao?
Hoạt động3.
Bài tập 1. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận cái hay của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong bài ca dao số 3:
Ai ơi đường rậm xa xa
Chờ em đi với hai đi cùng.
Lối vô trong rú trong rừng
Em đi một chắc hãi hùng lắm thay.
Khi mô bứt củi cho đầy , 
Thương em anh giúpmột tay cùng về.
Củi em xấu bó bạn chê,
Anh bỏ mà về răng được ơ anh !
Bài tập 2. Sưu tầm một số bài ca dao có từ ngữ địa phương Nghệ An.
I.Bài tập:
1.Tìm từ địa phương:
- Bài 1: vô,bứt , khái
- Bài 2.vô, rú, một chắc, bứt, răng
- Bài 3. vô
Cái hay của việc sử dụng từ ngữ địa phương Ngệ An ở 3 bài ca dao trên là: Làm nổi bật ngôn ngữ của người xứ Nghệ, tăng giá ttrị biểu cảm; nhấn mạnh các hoạt động “ Vô’,”bứt”..., làm nổi bật đặc điểm con người xứ Nghệ: thật thà, chất phác, đằm thắm.
2.Thay từ ngữ địa phương bằng từ ngữ toàn dân:
- vô - > vào
- Bứt -> hái
- Khái -> Hổ
- Rú -> rừng
- Một chắc -> một mình
-> Trong các ngữ cảnh đều có thể thay từ địa phương Nghệ An bằng từ toàn dân làm cho cách diễn đạt nhẹ nhàng nhưng đánh mất đặc trưng của phương ngữ nghệ thuật và bản chất của con người xứ Nghệ: Đằm thắm chân thành, dứt khoát.
II. Bài học:
- Tiếng Nghệ An có những đặc điểm riêng về ngữ âm và từ vững
- Khi giao tiếp nếu biết cách sử dụng từ ngữ địa phương thì tăng giá trị biẻu đạt của tiếng Nghệ: -> Trong viết văn
 -> Làm thơ
III. Luyện tập:
1Yêu cầu:
-Hình thức :
+ Đoạn văn ngắn, phương thức biểu cảm
+ Có bố cục rõ ràng
- Nội dung:
ý 1: Bài ca dao là lời của người con gái đang làm công việc hái củi
ý2: Bài ca dao thể hiện tâm sự của cô: Muốn được chia sẽ nỗi vất vả,cô đơn :“Em đi một chắc hãi hùng lắm thay”
2.Sưu tầm ca dao có từ địa phương Nghệ An
Có yêu thì yêu cho chắc 
Chi bằng trục trặc trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đứng đầu truông
Khi vui dỡn bóng khi buồn bỏ đi”
B4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Sưu tầm ca dao địa phương
 - Tập làm thơ sử dụng từ địa phương
 - Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 71 chuong trinh DP van 7.doc