TIẾT 61 : CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1) KIẾN THỨC :
- nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ .
- tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong viêc sử dụng từ.
2) KĨ NĂNG :
- dùng từ đúng chuẩn mực
3) THÁI ĐỘ :
- có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
- tránh thái độ cẩu thả khi nói , khi viết .
B – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1) GIÁO VIÊN :
- bài giảng
- SGK + SGV
- bảng phụ – bút dạ
2) HỌC SINH :
- đọc trước bài ở nhà
- SGK + bài tập
C – HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1) ổn định tổ chức : .
2) kiểm tra bài cũ :
? khái niệm chơi chữ ? vận dụng vào giải nghĩa và phân tích lối chơi chữ ở 2 câu đố sau :
A ) có con mà chẳng có cha => con dao . chơi chữ đồng âm
Có lưỡi , không miệng , đó là vật chi ?
B ) hoa nào không có lẳng lơ => hoa bướm . chơi chữ đồng âm
Mà người gọi bướm ưỡm ờ lắm thay
( là hoa gì ?)
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 61 : chuẩn mực sử dụng từ A – mục tiêu cần đạt : 1) kiến thức : - nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ . - tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong viêc sử dụng từ. 2) kĩ năng : - dùng từ đúng chuẩn mực 3) thái độ : - có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực. - tránh thái độ cẩu thả khi nói , khi viết . B – chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1) giáo viên : - bài giảng - SGK + SGV - bảng phụ – bút dạ 2) học sinh : - đọc trước bài ở nhà - SGK + bài tập C – hoạt động của giáo viên và học sinh : 1) ổn định tổ chức : ............. 2) kiểm tra bài cũ : ? khái niệm chơi chữ ? vận dụng vào giải nghĩa và phân tích lối chơi chữ ở 2 câu đố sau : A ) có con mà chẳng có cha => con dao . chơi chữ đồng âm Có lưỡi , không miệng , đó là vật chi ? B ) hoa nào không có lẳng lơ => hoa bướm . chơi chữ đồng âm Mà người gọi bướm ưỡm ờ lắm thay ( là hoa gì ?) Hs : lên bảng và trả lời câu hỏi. Gv : nhận xét và cho điểm . 3) bài mới : * giới thiệu bài : Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải giao tiếp với nhau , có thể là bằng tiếng nói hay là bằng chữ viết . Dù là bằng cách nào chúng ta cũng cần sử dụng phương tiện để truyền đạt , đó là từ . Nhưng để sử dụng từ đúng chuẩn và chính xác thì cần tuân thủ theo những yêu cầu nhất định . Trong bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu về việc sử dụng từ . Đồng thời giúp các em có khả năng phát hiện lỗi dùng từ của mình , của bạn . Để có cách dùng từ cho chuẩn mực , tránh những sai sót . Cả lớp mở sách , mở vở ra ghi bài. bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gv : yêu cầu học sinh đọc VD , xác định yêu cầu của VD . Hs : đọc VD , suy nghĩ và trả lời ? các từ in đậm sau dùng sai ntn ? một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn , nay đã khấm khá. Em bé đã tập tẹ biết nói. đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em. ? cần phải sửa ntn cho đúng ? ? những từ này dùng sai ở chỗ nào ? và nguyên nhân là gì ? ? nếu dùng sai chính tả thì sẽ dẫn đến tình trạng gì ? TL : Người đọc người nghe không hiểu được ý của người viết . Qua 3 Vd trên em rút ra bài học gì về việc dùng từ khi nói khi viết ? Gv : yêu cầu học sinh đọc Vd . cho Hs thảo luận nhóm ( 3 phút ) Hs : đọc Vd và thảo luận đại diện nhóm trả lời. ? các từ in đậm sau dùng sai ntn và cách sửa ? đất nước ta ngày càng sáng sủa . ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế . Con người phải biết lương tâm. ? những từ đó được dùng đúng nghĩa hay sai nghĩa ? vì sao ? Từ Vd trên em rút ra nhận xét gì cho việc dùng từ ? Gv : treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc Vd trên bảng : Bảng phụ nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang . ăn mặc của chi thật là giản dị . Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại : máu chảy thành sông ở Ninh kiều , thây chất đầy nội ở Tuỵ Động , Trần Hiệp phải bêu đầu , Lí Khánh phải bỏ mạng . Đất nước phải giầu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh. ? các từ in đậm dùng sai ntn ? vì sao? Hãy chữa lại cho đúng. Qua Vd trên khi nói khi viết ta cần phải dùng từ như thế nào ? Gv : mời một học sinh đọc Vd và yêu cầu cho cả lớp . Hs : theo dõi , xác định yêu cầu và trả lời . ? các từ in đậm sau sai ntn ? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế? - quân thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta . - con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người , vào mặt Viên [...] Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ. ( dẫn theo Nguyễn Đức Dân ) ? qua việc dùng từ trên em có nhận xét gì ? Tình huống Một người ở Hà Tĩnh ra thăm bạn bè ở Hà Nội , bị lạc đường , muốn hỏi đường , người đó hỏi : bé ơi ! cho anh hỏi đường ni là đường đi mô ? Cậu bé được hỏi trả lời : em không hiểu anh muốn hỏi gì? ? tại sao cậu bé lại không hiểu câu hỏi trên . TL : câu hỏi có dùng ngôn từ địa phương . Gv : ở tiết 18 và 19 lớp ta đã được học bài “ từ hán việt ” bài học được rút ra là gì ? Hs : suy nghĩ , trả lời Tl : bài học : khi nói khi viết không nên lạm dụng từ hán việt .bởi vì như vậy sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . Gv : qua tình huông trên em rút ra bài học gì? Gv : vậy khi sử dụng từ chúng ta cần chú ý gì ? Hs : đọc ghi nhớ trong SGK –T 167 I – sử dụng từ đúng âm , đúng chính tả . 1) Vd : SGK – T166 => dùng chưa đúng chỗ , chưa phù hợp với những từ ngữ xung quanh . Vd : từ “ dùi ’’ đồ dùng tạo lỗ thủng . Khôngkét hợp được với các từ trong câu văn . cách sửa : + dùi => vùi + tập tẹ => bập bẹ + khoảng khắc => khoảnh khắc - đây là những từ dùng sai âm , sai chính tả . - nguyên nhân : do ảnh hưởng của việc phát âm , tiếng địa phương , hoặc không nhớ hình thức chữ viết từ. 2 ) nhận xét : - khi nói khi viết phảidùng đúng âm , đúng chính tả . ii – sử dụng từ đúng nghĩa 1 ) Vd : SGK – T166 - sáng sủa : không phù hợp với ý định thông báo( chưa đúng nghĩa ) + cách sửa : sáng sủa => tươi đẹp - cao cả : chưa phù hợp với đặc điểm của câu tục ngữ + cách sửa : cao cả => quý báu - biết : không đúng nghĩa . không ai có thể nói biết lương tâm được. + cách sửa : biết => có => dùng từ không đúng nghĩa vì không nắm được nghĩa của từ hoặc không phân biệt được các từ đồng nghĩa . 2 ) nhận xét : - dùng từ là phải dùng đúng nghĩa . Iii – sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Vd : SGK –T167 - sai về tính chất ngữ pháp của từ . Vì không nắm được đặc điểm ngữ pháp của từ . - cách sửa : + hào quang => hào nhoáng + thêm từ “ sự ” vào đầu câu hoặc : chị ăn mặc thật giản dị . + thảm hại => thảm bại + giả tạo phồn vinh => phồn vinh giả tạo. 2) nhận xét : - việc dùng từ phải đúng tính chất ngữ pháp . Iv – sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm , hợp phong cách 1 ) Vd : SGK – T167 - dùng sai sắc thái biểu cảm , không hợp với phong cách . - cách sửa : + lãnh đạo => cầm đầu + chú hổ => nó . 2) nhận xét : - việc dùng từ phải đúng sắc thái biểu cảm hợp với tình huống giao tiếp. V – không lạm dụng từ địa phương , từ hán việt . 1 ) Vd : Gv đưa ra tình huống. 2) nhận xét : - không lạm dụng từ địa phương và từ hán việt . Ghi nhớ : SGK – T 167 củng cố : khi sử dụng từ ta cần tuân thủ theo những chuẩn nào ? .................................................................................... dặn dò : học bài và tìm thêm Vd minh hoạ làm bài tập ở phần luyện tập sử dụng từ ( SGK – T179 ) d – tự rút kinh nghiệm giờ dạy : ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. .................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: