Giáo án Ngữ văn 7 tiết 5 đến 10

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 5 đến 10

Tiết 5-6:

 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

 Khánh Hoài

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Thấy được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.

- Cảm nhận được mỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hòan cảnh gia đình bất hạnh. Biết cảm thông và chia sẻ với những bạn ấy.

- Thấy được cái hay của chuyện là cách kể chân thật và cảm động.

B. CHUẨN BỊ:

 -Gv: Soạn giáo án + ĐDDH+Phương pháp đọc sáng tạo ; Phương pháp vấn đáp gợi tìm

 - Hs: Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Khởi động:

 1.Ổn định.

 2.Kiểm tra bài cũ.

 - Văn bản Mẹ tôi giáo dục em điều gì?

3.Giới thiệu bài mới.

Trong cuộc sống, ngoài việc cho trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho trẻ con đầy đủ, hoàn thiện hơn về đời sống tinh thần đem lại co trẻ sức mạnh để vượt qua vô vàn khó khăn, khổ não ở đời. Cho dù rất hồn nhiên, ngây thơ, nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết 1 cách đầy đủ về cuộc sống của gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là chia tay với những người thân yêu để được sang cuộc sống khác.

- Để hiểu rõ hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 5 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2:
Tiết5-6: Cuộc chia tay của những con búp bê
Tiết7: Bố cục trong văn bản
Tiết8: Mạch lạc trong văn bản
Tiết 5-6: 
 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 ˜ Khánh Hoài™
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Thấy được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.
- Cảm nhận được mỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hòan cảnh gia đình bất hạnh. Biết cảm thông và chia sẻ với những bạn ấy.
- Thấy được cái hay của chuyện là cách kể chân thật và cảm động.
B. CHUẨN BỊ: 
 -Gv: Soạn giáo án + ĐDDH+Phương pháp đọc sáng tạo ; Phương pháp vấn đáp gợi tìm
 - Hs: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động:
 1.Ổn định.
 2.Kiểm tra bài cũ.
 - Văn bản Mẹ tôi giáo dục em điều gì?
3.Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc sống, ngoài việc cho trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho trẻ con đầy đủ, hoàn thiện hơn về đời sống tinh thần đem lại co trẻ sức mạnh để vượt qua vô vàn khó khăn, khổ não ở đời. Cho dù rất hồn nhiên, ngây thơ, nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết 1 cách đầy đủ về cuộc sống của gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là chia tay với những người thân yêu để được sang cuộc sống khác.
- Để hiểu rõ hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. HS đọc chú thích
GV Hỏi: Hãy cho biết một vài nét về tác giả và tác phẩm ?
GV:: Hướng dẫn đọc : cần đọc diễn cảm.
HS đọc bài sau khi GV đọc một đoạn.
-Giải nghĩa các từ khó.
-Tóm tắt truyện.
GV Hỏi: Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc chọn ngôi này có tác dụng gì?
HS Đáp: Truyện viết về những em bé không may đứng trước sự đỗ vỡ của gia đình , đó là hai anh em Thành và Thuỷ phải đau đớn chia tay nhau vì bố mẹ li hôn. Ngôi 1: Thể hiện sâu sắc những suy nghĩ, tình cảmvà tâm trạng nhân vật - Tăng tính chân thực.
Câu hỏiThảo luận :( HS chia nhóm , thảo luận trong 5 phút) Tại sao đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê? Tên truyện có liên quan gì ý nghĩa của truyện?
HS Đáp: Búp bê ngây thơ, vô tội cũng như 2 anh em trong sáng vô tư mà phải chia tay. Những con búp bê không chia tay là ước mơ của hai anh em về hoàn cảnh của mình.
Củng cố tiết 5: Hãy đọc 1 đoạn văn em thích nhất? Vì sao?
TIẾT: 6
Câu hỏiThảo luận :( HS chia nhóm , thảo luận trong 5 phút): Tình cảm hai anh em trong truyện như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó ?
HS Đáp: -Đem kim chỉ... vá áo cho anh.
 - Chiều nào tôi cũng đi đón em.
 - Nhường đồ chơi cho nhau
 ® Chúng đối với nhau tình cảm thật sâu nặng.
GV Hỏi: Chính vì tình cảm sâu nặng đối với nhau nên khi gặp cảnh ngộ phải chia tay chúng đã biểu lộ cảm xúc ra sao?
HS Đáp: Rất đau đớn , xót xa
GV Hỏi: Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh mình chia búp bê và em nhỏ ra hai bên có điều gì mâu thuẫn ?
HS Đáp: Thuỷ giận vì anh chia rẽ 2 con búp bê nhưng lại thương anh...
GV Hỏi: Theo em có cách nào để giải quyết mâu thuẫn?
HS Đáp: - Gia đình đoàn tụ.
 - Không có sự chia rẽ. Đó cũng là lựa chọn của Thuỷ ở cuối truyện.
GV Hỏi: Hành động của Thuỷ ở phần kết thúc truyện: “ Đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ ở trên chiếc giường để chúng không bao giờ xa nhau” gợi cho em tình cảm và suy nghĩ gì?
 HS Đáp: - Gợi lòng thương cảm đối với Thuỷ
GV Hỏi: Em có nhận xét gì về hành động đó của Thuỷ?
HS Đáp: Giàu lòng vị tha, vừa thương anh, vừa thương cả những con búp bê ® bản thân chịu thiệt thòi
GV Hỏi: Trong cuộc chia tay giữa Thuỷ và cô giáo cùng các bạn, điều gì làm cô giáo bàng hoàng?
HS Đáp:Thuỷ không được đi học nữa do nhà bà ngoại xa trường quá . nên mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
GV Hỏi: Vì sao cô giáo bàng hoàng?
HS Đáp: Vì thấy học trò không chỉ bất hạnh vì gia đình li tán mà còn bất hạnh vì không được đến trường.
GV Hỏi: Chi tiết nào trong cuộc chia tay làm em cảm động ?Vì sao?
HS Đáp: Cô giáo Tâm tặng Thuỷ quyển vở và cây bút máy nắp vàng. Vì nó thể hiện tình cảm yêu thương sự quan tâm của cô giáo đối với học trò.
Câu hỏiThảo luận :( HS chia nhóm , thảo luận trong 5 phút): Vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ? 
 HS Đáp: Ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang đau đớn, mất mát, đỗ vỡ mà bên ngoài đất trời và mọi người vẫn “ bình thường” ® Diễn biến tâm lí được miêu tả chính xác. Nó làm tăngthêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.
GV Hỏi: Nghệ thuật dựng truyện của tác giả như thế nào ?
HS Đáp: Kể bằng miêu tả cảnh vật xung quanh và kể bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
GV chốt: Với lời lẽ chân thành giản dị kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, truyện giúp người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình vô cùng quý giá, mọi người hãy gắng bảo vệ và gìn giữ không nên vì bất kỳ lý do nào làm tổn hại đến tình cảm ấy.
III. Tổng kết: ( 3’) 
HS đọc ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập- Củng cố : ( 5’)
Qua truyện tác giả muốn nhắn gửi chúng ta điều gì?
A. Tìm hiểu bài:
 I. Tác giả – Tác phẩm: 
 1. Tác giả: Khánh Hoài.
 2. Tác phẩm: Đạt giải nhì cuộc thi viết về quyền trẻ em do viện Khoa học Giáo dục và tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen- Thuỵ Điển tổ chức 1992.
II/ Kết cấu tác phẩm:
III/ Phân tích:
 1. Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai:
-Đem kim chỉ... vá áo cho anh.
- Chiều nào tôi cũng đi đón em.
- Nhường đồ chơi cho nhau.
 ® Hai anh em rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau
 Tình cảm trong sáng cao đẹp ; tấm lòng nhân hậu vị tha 
2. Cuộc chia tay với lớp học:
Cô giáo mở cặp lấy một quyển sổ  bút máy nắp vàng đưa cho em tôi.
Em tôi nức nở
® Cần yêu thương quan tâm đến quyền lợi của tré em, đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
IVTổng kết: Ghi nhớ sgk
B. Luyện tập	 
V. Đánh giá: ( 5’)
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- HS nắm bài
VI. Dặn dò: ( 3’)
Học bài, đọc bài đọc thêm.
Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.
Tiết 7	 
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
 - Bước đầu hiểu được thế nào là 1 bố cục rành mạch và hợp lý, phân biệt được một số bố cục rành mạch, hợp lý với một số bố cục không rành mạch, hợp lý và xây dựng được những bố cục rành mạch hợp lý cho bài làm.
B CHUẨN BỊ: 
 - Gv: Soạn giáo án + ĐDDH +Phương pháp vấn đáp gợi tìm; Phương pháp dạy học hợp tác
 - Hs: Chuẩn bị bài.
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động:
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là liên kết trong văn bản?
- Dùng phương tiện nào để thực hiện liên kết văn bản?
 3.Giới thiệu bài mới.
 Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp đối thủ thành một đội hình. Theo em, trong một văn bản có cần phải bố trí, sắp xếp các nội dung, ý tứ như việc sắp xếp các cầu thủ không? Vì sao?
II. Hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HS đọc phần 1a trong SGK/T28.
GV Hỏi: Khi viết đơn, em phải ghi những gì?Những nội dung trên được sắp xếp theo trật tự nào?
HS Đáp: - Họ tên
 - Sống và làm việc ở đâu?
 - Lí do xin gia nhập đội
 - Lời hứa phấn đấu sau khi ...
GV Hỏi: Lá đơn không viết theo trình tự có được chấp nhận không ?
HS Đáp: Không , Vì nó khó tiếp nhận. Khó hiểu.
GV dùng bài tập 2 phần luyện tập cho HS thấy rõ bố cục
GV Hỏi: Hãy ghi lại bố cục truyện Cuộc chia tay ... búp bê. Theo em, bố cục như thế đã rành mạch, hợp lí chưa?
HS Đáp: - Hai anh em phải chia đồ chơi
- Thuỷ đến trường, chia tay cô giáo và các bạn
- Hai anh em chia tay
® Bố cục rành mạch, hợp lí
GV Hỏi: Văn bản sẽ thế nào nếu thầyâ đảo yếu tố 3 xuống cuối?
HS Đáp: văn bản trở nên lộn xộn, thiếu mạch lac, và hợp lí.
GV Hỏi: Vậy vì sao khi xây dựng văn bản phải quan tâm đến bố cục ?Bố cục là gì?
 HS Đáp: Đọc ghi nhớ trong sgk
GV cho HS đọc VD 1,2/T29.
GV Hỏi: Hai câu chuyện đã có bố cục chưa ?
HS Đáp - Bố cục không hợp lý.
GV Hỏi: Cách kể như trên bất hợp lý chỗ nào ? Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung vào 1 ý chung không?Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt với nhau không? 
HS Đáp -Phần 1: Ý lộn xộn.
 - Phần 2: Nội dung 2 đoạn tương đối thống nhất nhưng làm mất đi cái cười phê phán vốn là mục đích của chuyện.
GV Hỏi: Muốn văn bản được tiếp nhận thì văn bản phải đáp ứng yêu cầu gì ?
HS Đáp ® Rành mạch: rõ ràng từng phần, từng đoạn.
GVchuyển Rành mạch có phải là yêu cầu duy nhất đ/v 1 bố cục không?
Tìm hiểu vd 2/2
GV Hỏi: Ý của các đoạn văn có phân biệt với nhau rõ ràng không?
HS Đáp: - Không. Cách kể ấy làm cho câu chuyện không còn ý nghĩa phê phán, không buồn cười nữa.
GV Hỏi: Vậy khi trình bày, các sụ­ việc trong bố cục phải thế nào?
HS Đáp: ® Hợp lí
GV cho HS đọc lại văn bản Cổng trường mở ra.
GV Hỏi: Văn bản có bố cục mấy phần ?
HS Đáp: 3 phần
GV Hỏi: Từng phần có nhiệm vụ gì ?
HS Đáp: mỗi phần có nhiệm vụ riêng.
III. Tổng kết: ( 3’) 
HS đọc ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập- Củng cố : ( 5’)
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc bài tập. Nêu yêu cầu cụ thể sau đó HS thảo luận tại lớp và lên bảng trình bày theo nhóm các bài 2,3.
Các bài còn lại GV hướng da ... t học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV: cho HS đọc phần chú thích (ê)
GV Hỏi: Em hiểu thế nào là dân ca, ca dao? Hãy cho biết sự khác nhau giữ dân ca và ca dao?
HS Đáp: : là những sáng tác kết hợp lời và nhạc; Cao dao: là lời thơ của dân ca và thơ của dân gian 
Giáo viên hướng dẫn đọc.: đọc diễn cảm. GV đọc mẫu HS đọc lại.
GV: cho hs tìm hiểu nghĩa các từ khó.trong phần chú thích sgk.
Câu hỏi thảo luận:Em thấy văn bản này có tác giả không? Vì sao?Hãy nhớ lại những thể loại nào không có tên tác giả? Những thể loại này nó thuộc thể loại văn học nào?
HS Đáp: Đó là những tác giả khuyết danh đó là thể loại văn học dân gian:
GV: cho hs đọc bài 1.
GV Hỏi: Lời trong bài ca dao là của ai?Tác giả dân gian muốn diễn đạt tình cảm gì?
HS Đáp: Lời của người mẹ ru con nói cho con biết công lao trời biển của cha mẹ từ đó cho thấy bổn phận và trách nhiệm làm con.
GV Hỏi: Hình ảnh trong từng bài có ý nghĩa gì?
HS Đáp: hình ảnh mang ý nghĩa vĩnh hằng.
 HS đọc bài hai.
GV Hỏi: Tâm trạng của người phụ nữ là gì?
HS Đáp: (Buồn, nhớ mẹ)
Câu hỏi thảo luận ( HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút. Cử đại diện lên trình bày) : Phân tích các hình ảnh về không gian, thời gian và nỗi niềm nhân vật?
HS Đáp Thời gian: Chiều, hết việc, là thời điểm của sự trở về- Gợi buồn, nhớ.
 -Không gian:Ngõ sau- nơi vắng lặng, heo hút- cô đơn.
 Nỗi niềm:Xót xa( không lo được cho mẹ già) đau đớn( cảnh ngộ)
 HS đọc bài ca dao thứ ba.
GV Hỏi:Bài ca dao có âm điệu như thế nào ?Biện pháp tu từ nào đã được dụng trong bài ca dao?Cái hay của biện pháp so sánh ở đây là gì?
HS Đáp : - Ngó lên: Trân trọng, tôn kính.
- So sánh: Sự kết nối bền chặt, không tách rời.
- Aâm điệu là thể thơ lục bát phù hợp cho việc diễn tả tình cảm.
GV Hỏi Bài ca dao diễn tả tình cảm gì?
HS Đáp : Diễn tả tình yêu thương, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
HS đọc bài ca dao thứ tư.
GV Hỏi: Là anh em trong nhà chúng ta phải đối đãiû với nhau như thế nào? Điều này cũng có nghĩa như thế nào đối với cha mẹ ?Hình ảnh so sánh có gì đặc sắc?
HS Đáp Yêu thương hoà thuận đùm bọc lẫn nhau. Tác giả dân gian dùng hình ảnh so sánh rất độc đáo anh em như chân tay. Anh em hoà thuận thì đó là điều làm cho cha mẹ rất vui , hạnh phúc.
III. Tổng kết: ( 3’) 
HS đọc ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập- Củng cố : ( 5’)
Hs tập đọc diễn cảm 4 bài ca dao.
A. Tìm hiểu bài
I. Khái niệm:	
1/ Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
2/ Cao dao: là lời thơ của dân ca và thơ của dân gian.
II. Kết cấu tác phẩm:
III. Phân tích:
Bài 1: Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận , trách nhiệm của người làm con trước công lao to lớn ấy.
Bài 2: là tâm trạng nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa với nỗi niềm cô đơn buồn tủi, nhớ cha mẹ quê nhà.
Bài 3: Với biện pháp so sanh bài ca dao diễn tả tình yêu thương, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
Bài 4 biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt
IV. Ghi nhớ: SGK
B. Luyện tập:
. Đọc diễn cảm 4 bài ca dao
V. Đánh giá: ( 5’)
-Các bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Nhằm nói lên ý nghĩa chung như thế nào ?
- Lớp tích cực hoạt động, tiếp thu bài
VI. Dặn dò: ( 3’)
-Học bài, đọc thuộc các bài ca dao;Sưu tầm thêm các bài ca dao cùng chủ đề;Chuẩn bị bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Tiết 10	
	 NHỮNG CÂU HÁT VỀ 
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh :
	- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người.
	- Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca trong hệ thống của chúng.
B. CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án + Phương pháp đọc sáng tạo ; Phương pháp vấn đáp gợi tìm
 - Hs: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động:
 1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc bài ca dao số 1. Phân tích những nét nghệ thuật và nội dung bài ca?
- Đọc thuộc bài 2, 3, 4. Em thích bài nào nhất? Vì sao? Đọc một bài ca dao khác về tình cảm gia đình mà em biết?
3.Giới thiệu bài mới. 
? Câu nói mở đầu bài “ Lòng yêu nước của nhà văn Nga I. Ê-ren-bua?
 Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao, dân ca. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn tả riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Tiết học giới thiệu 4 bài ca. Ở đây, đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi là những bức tranh phong cảnh các vùng, miền, luôn là tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương, đất nước, con người.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV cho học chú thích sgk, Hướng dẫn đọc, cần đọc diễn cảm.
HS đọc bài 1 .
GV : Bài 1: Giọng hỏi đáp, hồ hởi và tình cảm phấn khởi, tự hào. (1 nam, 1 nữ đọc) ; Đọc chú thích 1 ® 7
GV Hỏi: Hình thức thể loại của bài ca dao có gì đặc biệt? Vì sao em biết?
HS Đáp : - Thể loại đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình, nam hỏi, nữ đáp, 
GV Hỏi: Giữa lời hỏi và lời đáp có điểm gì chung?
HS Đáp : - Hỏi - đáp về những địa danh ® xoay quanh một chủ đề
GV Hỏi: Bài ca dao (1) tác giả đã gợi ra những địa danh phong cảnh nào? Em hiểu gì về những địa danh phong cảnh đó ?
HS Đáp : Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên, mà có cả những dấu vết lịch sử, văn hoá nổi bật. Chỉ cần có vốn hiểu biết không nhiều nhưng thật lòng gắn bó với quê hương đất nước là trả lời được. Bởi vây, hỏi không chỉ thử thách trí thông minh mà còn thể hiện một tình cảm. Yêu quê hương tha thiết.
 HS đọc bài hai.
GV Hỏi: Cụm từ “rủ nhau” có ý nghĩa gì?
HS Đáp: - Rủ nhau: có quan hệ gần gũi, thân thiếtt. Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.
GV Hỏi: Đọc một bài ca dao khác mà em biết có cụm từ này?
HS Đáp :- Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
GV Hỏi: Địa danh cảnh đẹp trong bài ca dao gợi cho em điều gì?
HS Đáp :- 1 Hồ Gươm, 1 Thăng Long đẹp, giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Vì vậy, Hồ Gươm chỉ được gợi nhiều hơn tả mà người ta vẫn hình dung ra nó, vì đây dù không phải là những địa danh quen thuộc, thì ta vẫn thấy cảnh có cầu, hồ, có đền, đài, tháp ® Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm.
Câu hỏi thảo luận ( HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút. Cử đại diện lên trình bày) :Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”?
HS Đáp :- Khẳng định công lao dựng nước, giữ nước...
 - Nhắc nhơ ûcon cháu phải giữ gìn và xây dựng đất nước đẹp hơn. 
GV Hỏi: ND của bài ca dao này là gì?
HS đọc bài ca dao thứ ba.
GV Hỏi: Em biết gì về xứ Huế gắn với lịch sử đất nước?
HS Đáp : - Là kinh đô của các triều đại phong kiến ngày xưa.
GV Hỏi: Xứ Huế đước thể hiện trong bài ca dao như thế nào ?Non xanh nước biếc là gì?
HS Đáp : Hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho vẻ đẹp sơn thuỷ hài hoà, hữu tình
GV Hỏi: Đại từ “ai” có ý nghĩa gì?
HS Đáp : Số ít hoặc nhiều, quen hoặc không quen
GV Hỏi: Câu cuối có ý gì?
HS Đáp : Mời. Thể hiện ý tình kết bạn tinh tế và sâu sắc
GV Hỏi: Nội dung của bài ca dao này là gì?
 HS đọc bài ca dao thứ tư.
GV Hỏi: Từ ngữ hai dòng đầu có gì đặc biệt? 
HS Đáp (từ địa phương)
GV Hỏi: Hình ảnh cô gái hiện lên trong bài có ý nghĩa giø?
HS Đáp : - So với cánh đồng, cô gái quả là nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng chính con người nhỏ bé đã làm nên cánh đồng kia. Sự xuất hiện của cô làm cho cảnh có hồn, đầy sức sống.
GV Hỏi: Bài ca dao bộc lộ tình cảm gì?Biện pháp nghệ thuật nào đã được dùng trong bài ca dao?Nội dung nổi bật của bài ca dao là gì?
HS Đáp: Bày tỏ cảm xúc dâng trào trước vẻ đẹp mênh mông của cánh đồng và dáng vẻ mảnh mai đầy sức sống của cô thôn nữ.Bằng nghệ thuật so sánh. 
GV chốt Với thể thơ lục bát biến thể, vận dụng nghệ thuật so sánh, điệp ngư, liệt kê,õ đối xứng, từ ngữ giàu sức biểu cảm có ý nghĩa tượng trưng, các bài ca dao thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước.
III. Tổng kết: ( 3’) 
HS đọc ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập- Củng cố : ( 5’)
GV Hỏi: Em nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao đó?.
HS Đáp: Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
GV Hỏi: Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca dao đó là gì?
HS Đáp: các bài ca dao thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước,con người.
A. Tìm hiểu bài:
I. Chú thích: sgk
II. Phân tích:
 Bài 1: Là lời hát đối giữa chàng trai và cô gái thử tài hiểu biết về lịch sử, địa lý nhằm thể hiện lòng yêu quý và tự hào đối với quê hương, đất nước.
 Bài 2: Mở đầu bằng cụm từ “rủ nhau”, kết thúc bằng câu hỏi. Bài ca dao gợi lên địa danh, cảnh hồ Gươm với lòng tự hào qua đó còn nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn non nước cho xứng đáng với truyền thống VHDT
Bài 3: Là lời mời gọi đến với xứ Huế nên thơ và tươi đẹp, qua đó thể hiện lòng tự hào về cảnh đẹp của đất nước.
 Bài 4:Vẻ đẹp đồng quê và vẻ đẹp con người.
III. Ghi nhớ: SGK
B. Luyện tập
1 Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
2. lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước,con người.
V. Đánh giá: ( 5’)
-Thể thơ được tác giả sử dụng trong bài?Các bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Tình cảm chung được thể hiện trong bốn bài ca dao như thế nào ?
- Lớp sôi nổi
VI. Dặn dò: ( 3’)
Học bài, đọc thuộc các bài ca dao.
Sưu tầm thêm các bài ca dao cùng chủ đề.
Chuẩn bị bài: Từ láy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 7(1).doc