Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương

Tiết 38: Văn bản:

 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

 (Hồi hương ngẫu thư)

 Hạ Tri Chương

I.Mục tiêu : Giúp học sinh:

1.Kiến thức:-Thấy được tính đôc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nh004à thơ Hạ Tri Chương.

- Bước đầu nhận biết được phép đối trong câu thơ cùng với tác dụng của nó.

2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích thơ Đường luật.

3. Thái độ: Giáo dục hs tình cảm yêu quê hương, gắn bó với quê hương, nơi mình đã sinh ra.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị đddh: bảng phụ ghi văn bản

- Phương pháp tổ chức lớp học: gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình( có thảo luận nhóm)

2.Học sinh : Đọc, soạn trước bài , soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức(1): Giáo viên kiểm tra sĩ số , tác phong học sinh, vệ sinh lớp học.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16-10-2008
Tiết 38: Văn bản:
 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
 (Hồi hương ngẫu thư) 
 Hạ Tri Chương
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
1.Kiến thức:-Thấy được tính đôäc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nh004à thơ Hạ Tri Chương.
- Bước đầu nhận biết được phép đối trong câu thơ cùng với tác dụng của nó.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích thơ Đường luật.
3. Thái độ: Giáo dục hs tình cảm yêu quê hương, gắn bó với quê hương, nơi mình đã sinh ra.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị đddh: bảng phụ ghi văn bản 
- Phương pháp tổ chức lớp học: gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình( có thảo luận nhóm)
2.Học sinh : Đọc, soạn trước bài , soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức(1’): Giáo viên kiểm tra sĩ số , tác phong học sinh, vệ sinh lớp học.
2..Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu 1:Đọc,ø phân tích cảnh và tình trong bài thơ : “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch.
Câu 2: Em có thể đọc một số bài thơ khác có đề tài về ánh trăng? Nêu cảm nhận
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Có thể trả lời theo các ý cơ bản sau:
+Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng cảnh đẹp đêm trăng, 
+Cảnh trăng sáng đẹp đã gợi nhà thơ nỗi nhớ quê hương 
Câu 2: Học sinh có thể đọc các bài thơ của Hồ Chí Minh hoặc một bài thơ của những tác giả mà em biết. Nêu cảm nhận về nội dung ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật.
3. Giảng bài mới( 37’):
 *Giới thiệu bài(1’). Có thể nói chủ đề về quê hương là một trong những chủ đề chủ đạo trong thơ ca đời Đường. Bên cạnh Lí Bạch thì ta còn có thể tìm thấy điều đó ở nhà thơ Hạ Tri Chương. Có thể nói bài thơ : “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”là một bài thơ xuất sắc của ông khi viết về quê hương. Vậy nét độc đáo của bài thơ này là gì? Có gì khác với Lí Bạch? Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều ấy qua bài thơ.
*TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
7’
22’
3’
 5’
Hoạt động 1: H/dẫn hs đọc và tìm hiểu chung.
-Gv gọi hs đọc phần chú thích * ở sgk.
-Em hãy nêu một vài nét đáng chú ý về nhà thơ Hạ Tri Chương?
-Gv khắc sâu vài nét về tác giả Hạ Tri Chương.(có liên hệ tới Lí Bạch).
-Gv hướng dẫn hs cách đọc bài thơ, giọng đọc bài thơ.
-Gv đọc mẫu văn bản( phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ).
- Gv gọi hs đọc lại bài thơ.
-Gv nhận xét cách đọc của hs
-Dựa vào cấu trúc bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
-Dựa vào nhan đề bài thơ em hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-Tại sao ở đây lại là ngẫu nhiên viết mà không phải là có chủ định viết của tác giả khi về quê?
-Giáo viên nhận xét ,kết luận.
Hoạt động 2: H/dẫn hs phân tích văn bản.
-Gv gọi hs đọc lại hai câu đầu.
-Dựa vào chú thích , em thấy có gì đặc biệt trong lần về quê này của tác giả?
-Hai câu thơ đầu tác giả nói về điều gì?
-Em hiểu “giọng quê” ở đây là như thế nào?
-Như vậy “giọng quê không đổi” có thể hiểu như thế nào?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật của hai câu thơ này?
Theo em tác dụng của nghệ thuật ấy là gì?(cho hs thảo luận nhóm ,cử đại diện trình bày).
-Gv kết luận, giảng bình: câu thứ nhất khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người,về tuổi tác song cũng bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thứ hai dùng một yếu tố thay đổi(mái tóc) để làm nổi bật một yếu tố không thay đổi(tiếng nói quê hương). Tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng , làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương 
-Theo em trong hai lời thơ này có phản phất nỗi buồn nào không? Nếu có thì đó là gì?
-Gv kết luận
-Gv gọi hs đọc hai câu cuối.
-Hình ảnh đầu tiênø tác giả gặp khi trở về quê hương là ai?
-Có thể nói về tới quê hương, tác giả gặp lại bọn trẻ làng thì đã diễn ra một tình huống thật trớ trêu. Vậy tình huống ấy là gì? Và tại sao lại xảy ra tình huống đó?( cho hs thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày)
-Giáo viên nhận xét , giảng rõ 
-Em có nhận xét giø về giọng điệu ,hình ảnh của hai câu thơ này?
-Với giọng điệu như thế theo em có phải hai câu thơ thể hiện tâm trạng vui vẻ, hồ hởi của tác giả không? Hãy giải thích rõ 
-Theo em nét hấp dẫn của hai câu thơ này là ở chỗ nào?
Giáo viên giảng bình: có thể nói tính độc đáo về mặt nghệ thuật của hai câu thơ này là ở chỗ đó. Tác giả đã dùng những hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi. Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón chứng tỏ những người cùng thời với nhà thơ nay chẳng còn ai. Trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhưng lại bị xem là khách, các em nhi đồng vui vẻ ra đón, thật là trớ trêu. Tình huống này đã tạo ra màu sắc đặc biệt của hai câu thơ: một tâm sự buồn ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh.
Hoạt động 3: H/dẫn hs củng cố kiến thức.
-Em cảm thụ được điều gì sâu sắc về nội dung ý nghĩa qua văn bản?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu hiện những tình cảm ấy của tác giả?
-Em có nhận xét gì về cách biểu cảm của tác giả?
-Gv giảng về nghệ thuật biểu cảm của tác giả(tích hợp kiến thức tập làm văn).
-Gv khắc sâu kiến thức toàn bài cho hs.
Hoạt động 4: H/dẫn hs luyện tập.
-Gv gọi hs đọc bài tập ở sgk.
-Gv cho hs thảo luận yêu cầu của bài tập .
-Gv theo dõi, gọi các nhóm cử đại diện trả lời.
-Gv nhận xét, kết luận về bài tập.
-Hs đọc phần chú thích (*)
-Hs trình bày vài nét về tác giả theo các ý của ghi nhớ sgk.
-Hs nghe hướng dẫn cách đọc, giọng đọc.
-Hs theo dõi GV đọc bài thơ.
-Hs đọc lại bài thơ
-Hs rút kinh nghiệm 
-Bản phiên âm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ theo thể lục bát.
-Bài thơ được viết khi tác giả vừa mới đặt chân về quê hương.
-Hs:Vì tác giả không có ý định viết nhưng do có một tình huống ngẫu nhiên xảy đến nên tác giả mới viết( trẻ con coi nhà thơ là khách ngay trên quê hương mình)
-Hs đọc hai câu đầu.
-Hs:Lần về quê cuối cùng trong đời khi ông đã làm quan 50 năm(86 tuổi).
-Thông báo: lúc rời quê hương ra đi thì tuổi còn trẻ nhưng lúc trở về thì đã già, giọng nói không đổi nhưng tóc đã bạc.
-Hs:tiếng nói của quê hương, chất quê, hồn quê, tiếng nói đặc trưng của quê hương.
-Tiếng nói quê hương vẫn không thay đổi®t/cảm với q/hương vẫn không thay đổi
-Hs thảo luận nhóm, cử đại 
diện trình bày: Tác giả đã sử dụng phép đối" làm nổi bật được tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả.
-Học sinh nghe giáo viên giảng bình.
-Có phản phất nỗi buồn: nỗi buồn vì mình đã già, không còn được sống với quê hương nhiều nữa.
-Hs nghe
-Hs đọc hai câu thơ cuối.
-Đó là bọn trẻ làng.
-Hs thảo luận nhóm, cử đại
diện trả lời:tình huống tác giả bị xem là khách đến làng chơi.Tình huống này xảy ra vì: tác giả đã có sự thay đổi về hình dáng, những người cùng thời với tác giả đã không còn nữa(quê hương thay đổi nhiều).
-Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước, hình ảnh vui tươi.
-Hs trao đổi theo bàn, trả lời: mặc dù giọng thơ như vậy nhưng tiềm ẩn bên trong lại thể hiện một nỗi buồn của tác giả. Tác giả buồn vì quê hương đã có nhiều đổi thay, bạn bè xưa không còn nữa, nỗi ngậm ngùi kín đáo của tác giả.
-Trả lời: tác giả lấy cái vui tươi, hóm hỉnh để thể hiện tâm sự buồn của mình 
-Học sinh nghe giáo viên giảng bình và cảm thụ sâu hơn nội dung bài.
-Tình cảm yêu quê hương, gắng bó với quê hương của nhà thơ .
-Biểu hiện tình cảm ấy chân thực, sâu sắc, hóm hỉnh mà đầy ngậm ngùi.
-Biểu cảm một cách gián tiếp thông qua tự sự và miêu tả.
-Hs đọc ghi nhớ sgk.
-Hs đọc bài tập ở sgk, xác định yêu cầu bài tập.
-Hs thảo luận yêu cầu của bài tập .
-Các nhóm cử đại diện trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:sgk
2.Tác phẩm:Hồi hương ngẫu thư
-Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
-Hoàn cảnh sáng tác: 
 Lúc tác giả vừa đặt chân về quê hương mình.
II.Tìm hiểu chi tiết 
1.Hai câu đầu.
+Trẻ đi-già trở lại
+Giọng quê không đổi-sương pha mái đầu.
®phép đối.
ÞTình cảm chân thành, gắn bó với quê hương của nhà thơ.
2.Hai câu cuối.
Trẻ con nhìn lạ®hỏi khách từ đâu đến làng.
®Giọng thơ hóm hỉnh, hài hước, hình ảnh vui tươi
ÞTâm trạng buồn, đau xót ngậm ngùi kín đáo trước sự đổi thay của quê hương.
III.Tổng kết :Ghi nhớ sgk.
IV.Luyện tập.
 So sánh hai bản dịch thơ.
 4.Hướng dẫn về nhà(2’):
 -Về nhà xem lại nội dung bài học , học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm và dịch thơ), học thuộc lòng ghi nhớ sgk.
 -Chuẩn bị tiếp bài mới : tiếng Việt “Từ trái nghĩa”.
 Yêu cầu : đọc trước nội dung bài học, soạn bài theo các câu hỏi ở sgk. Qua đá thử rút ra nhận xét : Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng từ trái nghĩa?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..
TÔI CHỈ GỬI MẪU TIẾT 38( QUÝ ĐỒNG NGHIỆP XEM). NẾU AI CẦN, XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI: 01225565201, TÔI SẼ GỬI TIẾP NHỮNG TIẾT CÒN LẠI CỦA BỘ GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7 MAU MOI.doc