Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 33 đến 52 - Trường THCS ĐaKai

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 33 đến 52 - Trường THCS ĐaKai

 TUẦN 9:

Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư

Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Tiết 36:Cách lập ý cho bài văn biểu cảm

CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV

B/ CHUẨN BỊ:

 - Gv : Soạn giáo án.

 - Hs: Soạn bài.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Khởi động: ( 7’)

 1.Ổn định.

 2.Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là quan hệ từ? Trình bày cách sử dụng quan hệ từ?

3.Giới thiệu bài mới.

II. Hình thành kiến thức mới:( 15’)

 

doc 29 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 33 đến 52 - Trường THCS ĐaKai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9:
Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ
Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư
Tiết 35: Từ đồng nghĩa
Tiết 36:Cách lập ý cho bài văn biểu cảm
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động: ( 7’)
 1.Ổn định.
 2.Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là quan hệ từ? Trình bày cách sử dụng quan hệ từ?
3.Giới thiệu bài mới.
II. Hình thành kiến thức mới:( 15’)
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
HS đọc phần I/SGK/Tr106.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ mục I SGK tr 106.
GV Hỏi Hai câu trên thiếu quan hệ từ chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng. 
HS Đáp
- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác 
- Câu tục ngữ này không chỉ đúng với xã hội xưa còn ngày nay thì không đúng
GV Hỏi Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu hay không? Nên thay và, để ở đây bằng quan hệ từ gì? 
HS Đáp
- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 
* Đọc 2 câu tr 106 (phần 3)
GV Hỏi Vì sao các câu này thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh? 
HS Đáp
- Qua câu ca dao  với con cái: bỏ từ “qua” 
- Về hình thức  nội dung: bỏ từ “về “
* Đọc 2 câu trích tr 107
GV Hỏi - Các câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng? 
HS Đáp
-  không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn.
 * Sửa thành:  không những giỏi về môn toán mà còn giỏi cả môn văn và các môn học khác nữa.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. 
 * Sửa thành: Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị.
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập (1 5’)
HS đọc, thảo luận các bài tập và lên bảng trình bày GV hướng dẫn cho các nhóm khác nhận xét và sửa sai.
	A.Tìm hiểu bài:
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Ví dụ: sgk 
2.Ghi nhớ : SGK 
B. Luyện tập:
1/ Thêm quan hệ từ:
 từ đầu cho đến cuối.
cho cha.
3/ Thừa quan hệ từ:
Bỏ quan hệ từ: đối với, với, qua.
4/ chọn các câu đúng sai:
 a.đúng
 b. đúng
 c. sai ( nên bỏ từ cho)
 d. đúng
 e. sai ( nên nói: quyền lợi của bản thân mình)
 g. sai ( thừa của)
 h. đúng
 i. sai ( từ giá chỉ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết)
5/ Hs tự làm.
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
- Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
Học bài, làm lại bài tập.
Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác núi Lư.
Tiết 34	
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
( Vọng Lư sơn bộc bố )
˜ Lý Bạch ™
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động: ( 7’)
 1.Ổn định.
 2.Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
3.Giới thiệu bài mới.
II. Đọc – Hiểu văn bản:( 25)
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
HS đọc chú thích(ê)
GV giảng cho HS hiểu về tác giả và tác phẩm. Em hiểu gì về Lý Bạch và thơ của ông?
-- Cho HS khác đọc lại 4 câu cuối để nhấn mạnh về tác giả và phong cách trong thơ ông: “Lý Bạch” được mệnh danh là “tiên thơ  tình yêu và tình bạn”
- Giải thích từ khó: Lư Sơn, Hương Lô
GV Hỏi Em hiểu “thác” là gì?
HS Đáp
+ Thác như bộ phận của một dòng sông (do đó có thể cho thuyền bè qua lại lên xuống được) ® Thác này trong “Vượt thác” (SGK lớp 6).
+ Thác chỉ là nơi nước từ trên núi cao dội thẳng xuống với lưu lượng lớn với tốc độ cao thường tạo nên những cảnh quan kỳ thú ® loại thác đó có trong bài thơ này.
GV Hỏi Từ đó em hãy xác định điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh?
HS Đáp
- Đây là cảnh vật được nhìn từ xa.
- Điểm nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
 - Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ, lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh.
- Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.
GV Hỏi Câu 1 tả cái gì? Và tả như thế nào?
HS Đáp
- Câu mở đầu miêu tả làn khói tía (tử yên) đang toả lên từ ngọn núi Hương Lô.
- Làn khói tía được “sinh” ra tư sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi “nhật chiếu Hương Lô” ® nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và hữu tình (tía: màu tím đỏ như màu mận chín).
 GV Hỏi Bài thơ có tựa đề “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư Sơn bộc bố) những câu mở đầu không hề nói đến ngọn thác ấy, vậy câu thơ mở đầu của bài thơ có lạc chủ đề không? (xác định câu 2, vị trí bố cục của bài thơ)
-- GV so sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ
HS Đáp
- Vị trí câu này là đã phác ra được cái phông nền của bức tranh toàn cảnh đó trước khi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước. Đây là phông nền đặc biệt: dưới mặt trời đang toả nắng là một ngọn núi tựa như chiếc bình hương khổng lồ đang nghi ngút toả những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô lại là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống.
 ® Ở câu thơ này Lý Bạch không phải chỉ tả mà muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.
- Sau khi miêu tả cái nền của bức tranh thì câu thơ 2, 3, 4 Lý Bạch đã miêu tả cảnh chính nêu lên vẻ đẹp khác nhau của ngọn thác. 
** HS đọc câu 2.
 GV Hỏi Ở câu 2, vẻ đẹp của thác nước được miêu tả như thế nào?
HS Đáp Câu 2 đã điểm rõ ý của đề, lại vẽ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ đối với thác nước. Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ xuống ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
GV Hỏi Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “quải” (câu 2) từ đó chỉ ra chỗ hạn chế của bản dịch thơ?
HS Đáp Chữ “quải” (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh, biểu hiện một cách hết sức sát hợp cảm nhận từ xa về dòng thác: đỉnh núi - khói tía mịt mù, chân núi - dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa. Quả là bức danh hoạ tráng lệ.
® Ở bản dịch thơ vì lược bớt chữ “treo” nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải Ngân Hà ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở (vì dải lụa gợi lên dải Ngân Hà hợp lý hơn là dòng thác).
** HS đọc tiếp câu 3
GV Hỏi Hai từ “phi lưu” và “trực há” giúp em hình dung được thế núi và sườn núi ở đây ra sao?
HS Đáp Hai từ trên trực tiếp tả thác đồng thời cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng. Núi thấp và sườn thoải thì không thể “phi lưu” và “trực há” được.
GV Hỏi Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ thì thác nước này còn có vẻ đẹp nào khác?
HS Đáp Hùng vĩ
** HS đọc câu 4.
GV Hỏi Em hiểu như thế nào về dải Ngân Hà?
HS Đáp Đó là một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ ® Đấy là một dòng sông trong tưởng tượng.
GV Hỏi Ở câu 4, cảnh thác nước được miêu tả bằng cách nói như thế nào?
HS Đáp So sánh một cách phóng đại: dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi mây
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập ( 5’)
	A. Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- Tác phẩm: sgk
II. Kết cấu tác phẩm:
 2 phần
III. Phân tích:
* Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.
* Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
* Phi lưu trực há tam thiên xích
* Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên 
IV. Ghi nhớ: SGK	
B. Luyện tập:
HS đọc diễn cảm bài thơ 
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
- Hình ảnh thác nước được miêu tả như thế nào? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Học bài, đọc thuộc bài thơ.
Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa.
Tiết 35	
TỪ ĐỒNG NGHĨA
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động: ( 7’)
 1.Ổn định.
 2.Kiểm tra bài cũ
Nêu các lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ?
3.Giới thiệu bài mới.
II. Hình thành kiến thức mới:( 15’)
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
HS đọc phần I/SGK/T113.
GV Hỏi Hãy cho biết nghĩa của từ rọi, trông ?
 HS Đáp Chú thích
GV Hỏi Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi, trông ?
HS Đáp
-Rọi « soi, chiếu, toả
- Trông « nhìn, ngắm
GV Hỏi chốt:Thế nào là từ đồng nghĩa?
HS Đáp ghi nhớ sgk
GV Hỏi Đặt ra ngoài văn cảnh của bài thơ thì từ nào cùng nghĩa với từ trông ?
HS Đáp
Trông( mong): hi vọng, trông mong.
Trông( coi sóc, giữ gìn cho yên ổn): trông coi, coi sóc...
GV Hỏi Vậy từ trông có mấy nhóm từ đồng nghĩa?
HS Đáp Ba nhóm từ đòng nghĩa; Những từ nhiều nghĩa thì thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
 *** Hs đọc phần II
GV Hỏi Tìm sắc thái ý nghĩa của các từ sau đây?
	Trái- Quả.
 Bỏ mạng- hi sinh
GV Hỏi Các từ nào có thể thay thế cho nhau được và từ nào không thể thay thế cho nhau được? Vì sao? 
HS Đáp
Đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau.
Đồng nghĩa không hoàn toàn:
Có sắc thái ý nghĩa khác nhau, do đó không thay thế cho nhau được.
GV Hỏi chốt:Vậy ta có những loại từ đồng nghĩa nào?
HS Đáp Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
GV Hỏi Từ “bỏ mạng” và từ “ hi sinh” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
HS Đáp Không thay thế cho nhau được vì chúng có sắc thái biểu cảm khác nhau
Thảo luận:
GV Hỏi chốt:Qua tìm hiểu về các loại từ đồng nghĩa em có nhận xét gì về cách sử dụng từ đồng ghĩa?
HS Đáp
- Đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế cho nhau.
(Lựa chọn sử dụng cho phù hợp).
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập ( 15’)
HS đọc, thảo luận các bài tập và lên bảng trình bày GV hướng dẫn cho các nhóm khác nhận xét và sửa sai.
A. Tìm hiểu bài:
I. Thế nào là từ đồng nghĩa :
1/ Ví dụ: SGK
2/ . Ghi nhớ : sgk 
II. Các loại từ đồng nghĩa :
1/ Ví dụ: SGK
a Đồng nghĩa hoàn toàn
	Quả = trái
b Đồng nghĩa không hoàn toàn
	Bỏ mạng
	Hi sinh
	Qua đời
2/ . Ghi nhớ : sgk 
III. Sử dụng từ đồng nghĩa :
*Chú ý: Khi nói và viết cần sử dụng từ đồng nghĩa đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
B. Luyện tập:	
Bài tập 1: Từ Hán Việt đồng nghĩa
Gan dạ- dũng cảm;Nhà thơ- thi sỹ; Mổ xẻ-phẫu thuật
Của cải- tài sản; nước ngoài- ngoại quốc; chó biển- hải cẩu; Đòi hỏi- nhu cầu; năm học- niên khoá; loài người- nhân loại
Bài tập 4: Thay thế:
Đưa- trao	Kêu- than	Đưa- tiễn	Nói- phê bình.
Bài tập 5: Phân biệt:
Ăn- Xơi- ché: 
Ăn: Sắc thái bình thường
Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao
Chén: Sắc thái thông tục, thân mật
Cho- Biếu- Tặng.
Cho: Ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng
Biếu: Ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng, thái độ kính trọng
Tặng: Không phân biệt ngôi, vật trao thường có ý nghĩa tinh thần
- Yếu đuối, yếu ớt
Yếu đuối: Thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần
Yếu ớt: Không nói về trạng thái tinh thần
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
-Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
Học bài, làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài: Cách lập ý của một văn bản biểu cảm
Tiết 36	
 CÁCH LẬP Ý CỦA MỘT VĂN BẢN BIỂU CẢM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TI ... ó tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
*-Thảo luận nhóm
HS Đáp: Hai chữ “chưa ngủ” được lặp lại cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra, đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc. Cảnh đẹp làm lòng người say đắm, không nỡ ngủ. Tâm hồn người nghệ sĩ thao thức vì vẻ đẹp đầy quyến rũ của đêm trăng núi rừng. Trong cảnh có tình, câu bốn mở ra một khía cạnh khác, một chiều sâu mới của tâm trạng, nhà thơ thao thúc chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh đất nước. Câu kết nâng giá trị bài thơ lên một tầm cao mới.
GV Hỏi Qua bài thơ, em hiểu gì về Bác? 
HS Đáp: Yêu thiên nhiên, yêu nước (nhà nghệ sĩ , nhà cách mạng hiện đại. 
*** Phân tích bài “Rằm tháng giêng”
GV Hỏi Nhận xét hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Nguyên Tiêu” - Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp rộng lớn bát ngát của không gian như thế nào ?
HS Đáp: Bài thơ “Rằm tháng giêng” vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống mùa xuân. 
- Từ “xuân” được lặp lại ba lần vẽ ra một không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn đã diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời. 
Thảo luận:
GV Hỏi Tìm hiểu phong thái ung dung lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ? 
HS Đáp: Giữa nơi khói sóng, nơi hẻo lánh, sâu thẳm lại là nơi bàn bạc việc quân, nơi lo việc lớn cho dân cho nước. Nhà chính trị, nhà chiến lược quân sự nửa đêm quay về thành một nghệ sĩ phong lưu với con thuyền chở đầy ánh trăng và lướt trên sông trăng. Câu thơ toát lên phong thái ung dung lạc quan của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về. 
GV Hỏi Hai bài thơ đều miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào? 
HS Đáp: Cảnh trăng trong bài “Cảnh khuya” mang vẻ đẹp của sự hoà hợp gắn bó giữa ánh trăng, cây cổ thụ và hoa. Cảnh trăng trong bài 
“Rằm tháng giêng” mang ẻ đẹp phóng khoáng ánh trăng mênh mông bao phủ sông nước.
- Thể thơ - ánh trăng - khói sóng - phong thái - rung động tinh tế.
GV Hỏi giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
HS Đáp: Ghi nhớ SGK
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập ( 5’)
HS đọc, thảo luận các bài tập và lên bảng trình bày GV hướng dẫn cho các nhóm khác nhận xét và sửa sai.
	A. Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- Tác phẩm: sgk
II. Kết cấu tác phẩm:
 2 phần
III. Phân tích:
*. Bài thơ “Cảnh khuya”
 a. Hai câu đầu: 
 So sánh, điệp từ ® cảnh đẹp huyền ảo ấm áp, hài hoà giữa thiên nhiên và con người. 
b. Hai câu cuối:
 So sánh, điệp ngữ ® thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của Bác.
* Bài thơ “Rằm tháng giêng”:
 a. Hai câu đầu: 
 Điệp từ ® Vẻ đẹp của trăng mùa xuân tràn đầy sức sống.
b. Hai câu cuối:
® Diễn tả phong thái ung dung lạc quan của Bác.
IV. Ghi nhớ: SGK	
B. Luyện tập:
Tìm các bài thơ của Bác có hình ảnh của trăng và ánh trăng
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
- Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ?
Học bài, đọc thuộc lòng hai bài thơ.
Chuẩn bị bài: Kiểm tra Tiếng việt.
Tiết 47	
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN
SỐ2
Tiết 48	
THÀNH NGỮ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ: - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động: ( 7’)
 1.Ổn định.
 2.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. bài mới.
II. Hình thành kiến thức mới:( 15’)
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
HS đọc phần I SGK/T143.
GV Hỏi Có thể thêm hoặc bớt từ đối với cụm từ lên thác xuống ghềnh được không?
HS Đáp: Không
GV Hỏi lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?
HS Đáp: Sự vất vả, lận đận
GV Hỏi Đứng một mình không cần kết hợp với những từ khác lên thác xuống ghềnh có trọn vẹn nghĩa không ?
HS Đáp: có
GV Hỏi Cụm từ cố định có nghĩa hoàn chỉnh gọi là gì?
HS Đáp: Thành ngữ
HS cho Vd phân tích.
GV phân tích thành ngữ Tay bồng tay bế.
Tính cố định của thành ngữ.
Cho VD cụ thể.
Gv lập bảng có 2 cột:
 Nhóm 1 Nhóm 2
Tham sống sợ chết Ruột để ngoài da
Mưa to gió lớn Lòng lang dạ thú
Trắng như bông Khẩu Phật tâm xà
GV Hỏi So sánh 2 cột và cho biết nghĩa của thành ngữ được bắt nguồn từ đâu ?
HS Đáp: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen
GV Hỏi Nghĩa của nó được hiểu thông qua những biện pháp nào?
HS Đáp: các phép chuyển ngữ như: ẩn dụ, so sánh.
Tìm VD.
GV chốt: Thành ngữ là cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua các phép chuyển ngữ như: ẩn dụ, so sánh
HS đọc phần II/SGK Tr144.
GV Hỏi Các thành ngữ trong các Vd giữ chức vụ gì?
HS Đáp: Thành ngữ có thể làm CN, VN hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ
- Làm VN: Bảy nổi ba chìm
- Làm phụ ngữ cho DT khi: tắt lửa tối đèn.
GV Hỏi Chức vụ của thành ngữ?
HS Đáp: -Thành ngữ có thể làm CN, VN hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ
GV Hỏi Thử thay thế các thành ngữ trên bằng các cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh hai cách diễn đạt đó?
- bảy nổi ba chìm = long đong, phiêu bạt.
- tắt lửa tối đèn = khó khăn , hoạn nạn.
GV Hỏi Dùng thành ngữ có tác dụng như thế nào?
HS Đáp: Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm.
GV chốt: Thành ngữ có thể làm CN, VN hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm.
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập ( 5’)
HS đọc, thảo luận các bài tập và lên bảng trình bày GV hướng dẫn cho các nhóm khác nhận xét và sửa sai.
A. Tìm hiểu bài:
I. Thế nào là thành ngữ?
1. Ví dụ : SGK tr 143
- Lên thác xuống ghềnh: gian truân vất va. 
- Nhanh như chớp: rất nhanh 
® Cụm từ cố định diễn đạt một ý trọn vẹn. 
®Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua các phép chuyển ngữ như: ẩn dụ, so sánh
Ghi nhớ :SGK
II. Sử dụng thành ngữ
 1. Ví dụ : SGK
- Bảy nổi ba chìm: làm vị ngữ 
- Tắt lửa tối đèn: làm phụ ngữ
® Tính hình tượng và tính biểu cảm
2.Ghi nhớ :SGK
B. Luyện tập
Bài tập 1:Tìm và giải nghĩa các thành ngữ:
a/ - Sơn hào hải vị: Các món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển.
Nem công chả phượng:Những món ăn rất ngon, quý và hiếm.
b/ Tứ cố vô thân: Hoàn cảnh cô đơn, không ngưòi thân thuộc.
c. Da mồi tóc sương: Tuổi già
Bài tập 2: Kể vắn tắt các thành ngữ:
Ếch ngồi đáy giếng: Những người có tầm nhìn hẹp hòi.
Con rồng cháu tiên: Tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc.
Thầy bói xem voi: Đánh giá nhận xét một cách phiến diện.
Bài tập 3: Điền từ: 
An, sương, tốt, áo, chiến, cơ
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
-Thành ngữ là gì? Cho VD.
-Sử dụng từ Hán Việt chúng ta cần chú ý ngữ điều gì?
-Học bài và lại các bài tập; Chuẩn bị bài: Trả bài viết Văn- Tiếng Việt.
Tuần 13	Ngày soạn 
Tiết 49	Ngày dạy 
TRẢ BÀI KIỂM TRA
VĂN – TIẾNG VIỆT
Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
6. Rút kinh nghiệm
 TUẦN 13:
Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn- kiểm tra Tiếng Việt
Tiết 50: Cách làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học
Tiết 51-52: Bài viết số 3
Tiết 49	
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT
Tiết 50	
CÁCH LÀM BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : SGV
B/ CHUẨN BỊ:
 - Gv : Soạn giáo án.
 - Hs: Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Khởi động:( 7’)
1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. bài mới.
II. Hình thành kiến thức mới:(15’)
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Gv cho HS đọc bài văn của Nguyên Hồng , mỗi em đọc 1 đoạn . Chú ý yêu cầu đọc đúng , diễn cảm . 
* GV Cho HS Tìm hiểu Phương Pháp phát biểu cảm xúc
Chú ý đây là bài văn hồi tưởng . Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên . 
GV Hỏi Bài cảm nghĩ này có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói về mấy câu trong bài?
HS Đáp 4 đoạn . Mỗi đoạn nói về 2 câu lục bác trong bài GV Hỏi. Tác giả đã cảm nhận thế nào về hai câu đầu ? 
HS Đáp Một người đàn ông , thậm chí là người quen nhớ quê đây là cách giả định , cụ thể hoá đặt mình vào trong cảnh để thề nghiệm , bày tỏ cảm xúc . Nếu tác giả tưởng là cô gái thì lại khác. 
GV Hỏi Đoạn thứ 2 cảm nghĩ về điều gì ? 
HS Đáp Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu , tiếng nấc của người trông ngóng . 
GV Hỏi Đoạn thứ 3 cảm nghĩ về điều gì ? 
HS Đáp Cảm nghĩ về sông Ngân hà , con sông chia cắt con sông nhớ thương đối với ngưu Long và Chức Nữ 
GV Hỏi Đoạn cuối cảm nghĩ về cái gì ? 
HS Đáp Cảm nghĩ về 2 câu ca dao cuối , về sông Tào khê 
GV Hỏi Vậy thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
HS Đáp Phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó.
GV Hỏi Tìm bố cục 3 phần của văn bản? Phần mở bài có nhiệm vụ gì? Thân bài làm gì?Nêu nhiệm vụ của phần kết bài?
HS Đáp
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
GV Hỏi Vậy muốn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học người ta phải làm gì? Bố cục của bài biểu cảm về tác phẩm văn học như thế nào?
HS ĐápHS đọc ghi nhớ.
GV chốt : cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó; Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
III. Tổng kết: (3’) HS đọc toàn bộ phần ghi nhớ.sgk
IV. Luyện tập ( 15’)
HS đọc phần luyện tập và làm bài tập theo nhóm.
VG sửa sai và cho Hs ghi vào tập.
A Tìm hiểu bài : 
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Bài văn “ Cảm nghĩ về 1 bài cao dao “ 
Đoạn 1 : Tưởng tượng hoàn cảnh để bày tỏ cảm xúc 
Đoạn 2 : Tưởng tượng cảnh ngóng trông , tiếng kêu , tiếng nấc của người trông ngóng 
Đoạn 3 : Cảm nghĩ về con sông Ngân Hà con sông chia cắt 
Đoạn 4 : Cảm nghĩ về 2 câu ca dao cuối và con sông Tào Khê .
*** Bố cục: 
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
II. Ghi nhớ: SGK
B. Luyện tập:
*Cảm nghĩ về một trong các bài thơ đã học.
**Lập dàn ý Bài “ Cảnh khuya”
Cảm xúc người viết bắt nguồn từ một so sánh mới mẻ, hấp dẫn( câu 1).
 - Cảm xúc người viết bắt nguồn từ những hình ảnh quấn quýt, sinh động( câu 2)
 - Cảm xúc người viết bắt nguồn từ sự hài hoà giữa cảnh và người( câu 3).
 - Cảm xúc người viết bắt nguồn từ tâm hồn cao cả của Bác( câu 4).
V. Củng cố- Dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
-Văn bản biểu cảm về sự vật và văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học khác nhau chỗ nào?
-Học bài, tiếp tục làm phần luyện tập; Chuẩn bị bài: Bài viết số 3.
Tiết 51,52	
 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 7.doc