Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến 123

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến 123

Tuần 28

Tiết 109

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP

LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I. Mục tiêu cần đạt:

 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức:

 Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích .

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này .

 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 *GV: Kiến thức về văn giải thích , giải thích trong đời sống trong văn nghị luận.

 * HS : Chuẩn bị theo câu hỏi sgk về nhu cầu giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs

2. Giới thiệu bài:

 Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh ? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109 đến 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 109
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
I. Mục tiêu cần đạt:
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: 
 Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích .
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này .
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS	
 *GV: Kiến thức về văn giải thích , giải thích trong đời sống trong văn nghị luận.
 * HS : Chuẩn bị theo câu hỏi sgk về nhu cầu giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
2. Giới thiệu bài:
 Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh ? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và phương pháp giả thích
- Trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần giải thích ? (Khi gặp một hiện tượng mới lạ, khó hiểu, con người cần có 1 lời giải đáp. Nói đơn giản hơn: khi nào không hiểu thì người ta cần giải thích rõ).
-Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày ?
-Vì sao có lụt ? (Lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên).
-Vì sao lại có nguyệt thực ? (Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong qúa trình vận hành, trái đất-mặt trăng-mặt trời có lúc cùng đứng trên một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời và làm cho mặt trăng bị tối.)
-Vì sao nước biển mặn ? (Nước sông, nước suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giải thích trong căn nghị luận
-Muốn giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào 
-Em hiểu thế nào là giải thích trong đời sống ?
+Gv: trong văn nghi luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. Ví dụ như: Thế nào là hạnh phúc ? Trung thực là gì ? ...
+Hs đọc bài văn.
-Bài văn giải thích vấn đề gì ? (Giải thích về lòng khiêm tốn).
-Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào ? (Giải thích bằng lí lẽ).
-Để hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... ?
-Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?
-Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
-Em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?
-Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?
-Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào ?
-Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
-Hs đọc bài văn.
-Bài văn giải thích vấn đề gì ?
-Bài văn được giải thích theo phương pháp nào ?
* Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm tiếp phần luyện tập.
-Soạn bài “Sống chết mặc bay”
I. Bài học
1.Mục đích và phương pháp giải thích:
a.Giải thích trong đời sống:
-Vì sao có lụt ? 
-Vì sao lại có nguyệt thực ? 
-Vì sao nước biển mặn ? 
=>Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức về nhiều mặt.
*Ghi nhớ 1: sgk 
2-Giải thích trong văn nghị luận:
*Bài văn: Lòng khiêm tốn
-Những câu văn giải thích có tính chất định nghĩa: Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản,Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao gía trị cá nhân của con người, Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, Khiêm tốn là tính nhã nhặn,...
-Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hình tượng.
-Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn.
II-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk 
*Luyện tập:
*Bài văn: Lòng nhân đạo
-Bài văn giải thích vấn đề về lòng nhân đạo.
-Phương pháp giải thích: Định nghĩa, dùng thực tế, mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
****************************
Ngày soạn: 
Tuần 28- Tiết: 110 - 111
SỐNG CHẾT MẶC BAY
- Phạm Duy Tốn -
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
I. Mục tiêu cần đạt:
 Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Thấy được tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.
- HS nắm được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vơ trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Thấy được thành cơng về nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đấu thế kỷ XX .
	 Đọc và kể tĩm tắt truyện.
Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: Soạn bài + SGK + tài liệu hướng dẫn
Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Em đã học những văn bản nghị luận nào? Của tác giả nào? 
-Nêu luận điểm chính của mỗi văn bản nghị luận?
2. Giới thiệu bài
 Tục ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu tục ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm 1 cách trắng trợn của 1 viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã đợc ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả - tác phẩm
- Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả, tác phẩm?
+Gv: Truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Việt hiện đại, là sản phẩm của 1 kiểu tư duy NT mới, xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học (đầu TK XX). So với truyện trung đại, cốt truyện phức tạp hơn, đã thiên về tính chất hư cấu đã hướng vào việc khắc họa hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện trung đại được viết bằng tiếng Hán, cốt truyện đơn giản còn thiên về mục đích giáo huấn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
+Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng kể, tả của tác giả với giọng quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; giọng thầy đề và dân phu khúm núm, sợ sệt.
+Giải thích từ khó.
- Em hãy kể tóm tắt truyện theo trình tự của truyện, bỏ hết những lời đối thoại của nhân vật, chuyển thành ngôi thứ 3.
- Chuyện kể về sự kiện gì ? (vỡ đê). Nhân vật chính là ai ? (quan phụ mẫu).
- Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần ? Phần ND nào là chính ? Vì sao em xác định như thế ? (Phần kể chuyện cảnh hộ đê là chính. Vì dung lượng dài nhất và tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phụ mẫu).
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS phân tích
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
- Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm ?
- Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng thế nào? (Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm vỡ đê).
- Tên sông đợc nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ?( Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi ).
- Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ?
 - HS đọc Đ2,3. Hai đoạn em vừa đọc tả cảnh gì, ở đâu?
- Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ?
- Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ?
-Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào? 
- Tác giả đặt đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì ? (Dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê để cứu đê. Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược khác sẽ diễn ra ở trong đình).
- Theo dõi đoạn kể chuyện trong đình, hãy cho biết chuyện gì đang xảy ra ở đây ? (Chuyện quan phủ được hầu hạ, chuyện quan phủ chơi tổ tôm, chuyện quan phủ nghe tin đê vỡ).
- Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ được hầu hạ, tác giả đã dùng những chi tiết nào để tả về đồ vật và chân dung quan phủ ?
- Qua các chi tiết miêu tả trên, ta thấy hiện lên hình ảnh một viên quan như thế nào ?
- Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình trái ngược với hình ảnh nào ngoài đê?
- Trong NT viết văn đặt 2 cảnh trái ngược nhau như thế gọi là sử dụng biện pháp tương phản. Theo em phép tương phản trên có tác dụng gì ?
- Theo dõi tiếp cảnh quan phủ đánh tổ tôm.
- Hình ảnh quan phủ nổi lên qua những chi tiết điển hình nào về cử chỉ và lời nói ?
- Ở đoạn truyện này có những hình ảnh tương phản nào xuất hiện ? (Tương phản giữa lời nói khẽ của người hầu: Bẩm có khi đê vỡ với lời gắt của quan: Mặc kệ !; tương phản giữa tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê, với thái độ điềm nhiên hưởng lạc ăn chơi của quan).
- Trong khi miêu tả và kể chuyện, tác giả đã xen những lời bình luận và biểu cảm, đó là những lời nào ? (Ngài mà còn dở ván bài, hoặc ... iết.	D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 4. Dẫn chứng trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được chọn và sắp xếp theo trình tự?
	A. Từ hiện tại trở về quá khứ	 B. Từ quá khứ đến hiện tại
	C. Cả a,b,c sai	 D. Từ quá khứ đến hiện tại, quá khứ	
 Câu 5. Điểm giống nhau giữa ca Huế và chèo là:
 A. Đều là những sinh hoạt văn hố dân gian.	 B. Đều là loại hình sân khấu dân gian.
 C. Đều cĩ nguồn gốc từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. D. Đều biểu diễn về ban đêm trên thuyền.
Câu 6. Thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nói về điều gì trong cuộc sống?
 A. Dùng để nói về Phật bà Quan Âm 	 B. Dùng để nói về Quan Âm Thị Kính
 C. Dùng để nói về nỗi oan quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được. D. Tất cả đều sai
Câu 7. Theo em, cái mỉm cười của Phan Bội Châu (“Nếu quả thật thế thì có thể là lúc ấy (Phan) Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua vậy”) có ý nghĩa như thế nào?
A. Thích thú trước những lời ngon ngọt của Va-ren	B. Khinh miệt tên toàn quyền Va-ren
C. Coi thường những lời dụ dỗ của Va-ren	D. Câu B và C đều đúng
 Câu 8. Trong bài văn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” tác giả đã ca ngợi Phan Bội Châu làø con người như thế nào ?
A. Một bậc anh hùng	 B. Một vị thiên sứ 	C. Một đấng xả thân vì độc lập D. Tất cả đều đúng 
 Câu 9. Câu nào sau đây khơng phải là tục ngữ ?
	A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.	B. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
	C. Một nắng hai sương	D. Chớp đơng nhay nháy gà gáy thì mưa.
 Câu 10. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
	A. Do lực lượng thần thánh tạo ra
	B. Tình yêu lao động của con người
	C. Lịng thương người và rộng ra thương cả muơn vật, muơn lồi
	D. Cuộc sống lao động của con người
 Câu 11. . Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
	A. Văn học dân gian.	B. Văn học viết	C. Văn học thời chống Pháp D. Văn học thời chống Mỹ. 
 Câu 12. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" dùng cách diễn đạt nào?
	A. So sánh.	B. Chơi chữ.	C. Nhân hố	 D. Hốn dụ
II. TỰ LUẬN : ( 7đ)
Câu 1: Chép 3 câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thiên nhiên và lao động sản xuất? Giải thích ý nghĩa của từng câu? (3đ) 
Câu 2: Em hãy trình bày cảm nhận về cách đưa lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng? (4đ)
Học sinh không được viết vào ô này
Bài làm
 I. TRẮC NGHIỆM : (3 đ) Chọn đáp án đúng nhất Mỗi câu 0,25đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn 
 II. TỰ LUẬN : ( 7đ)
ĐÁP ÁN VĂN 7
 I. TRẮC NGHIỆM : (3 đ) Chọn đáp án đúng nhất Mỗi câu 0,25đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn 
d
a
d
b
a
c
d
d
c
c
a
a
 II. TỰ LUẬN : ( 7đ)
 1. Câu 1 : Chép đúng 3câu tục ngữ khơng sai lỗi chính tả mỗi câu 0,5đ. Giải thích ý nghĩa mỗi câu đúng 0,5 đ
(3 đ)
 Câu 2 : (4 đ)
 à HS phải nhận xét được khái quát tác giả đưa ra lí lẽ bình luận sâu sắc cĩ sức thuyết phục(1 đ)
à Chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ : Dẫn chứng tồn diện, tiêu biểu, chân thực và sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( 0,5 đ)
- Đức tính giản dị trong đời sống hàng ngày : bữa ăn, căn nhà( 0,5 đ)
- Giản dị trong cơng việc : Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì tự làm được thì khơng cần đến người phục vụ( 0,5 đ)
- Giản dị cả trong lời nĩi, bài viết ( 0,5 đ)
à Ta thấy giản dị ở Bác Hồ khơng chỉ là một thĩi quen, một cách sống mà cịn là biểu hiện một quan niệm, tư tưởng, tình cảm sâu sắc và cao đẹp của Bác Hồ(1 đ)
Tiết122:Tiếng Việt: DẤU GẠCH NGANG
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Nắm đợc công dụng của dấu gạch ngang.
- Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
B-Chuẩn bị: 
- Gv: bảng phụ. Những điều cần lưu ý sgv 
C-Tiến trình lên lớp: 
 I- HĐ1:Khởi động(5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
 - Khi nào thì dùng dấu chấm lửng ? Cho ví dụ ?
 - Dấu chấm phẩy có công dụng gì ? Cho ví dụ ?
 3.Bài mới: 
II-HĐ2:Hình thành kiến thức mới(20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
+Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì ?
a- Đánh dấu bộ phận giải thích.
b- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c- Được dùng để liệt kê.
d- Dùng để nối các bộ phận trong liên danh.
- Qua các ví dụ trên, em thấy dấu gạch ngang có những công dụng gì ?
+HS đọc ghi nhớ ( sgk 130)
- Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng đề làm gì ?
d- Va-ren: Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
- Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ở chỗ nào?
III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)
-Nêu các công dụng của dấu gạch ngang
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố(10phút)
- Hs đọc 3 đoạn văn.
- Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu trên ?
+Hs đọc đoạn văn.
-Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong đv trên?
- Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan âm Thị Kính ?
b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện hs cả nước
A-Tìm hiểu bài:
I- Công dụng của dấu gạch ngang:
*Ghi nhớ 1: sgk (130 ).
II- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Cách viết: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ghi nhớ 2: sgk (130 ).
III-Tổng kết:
B-Luyện tập:
-bài 1 (130 ):
a,b- Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
c- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
d,e- Dùng để nối các bộ phận trong một câu liên danh.
- Bài 2 (131 ):
- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài
- Bài 3 (131 ):
a.Thị Kính- con Mãng ông- lấy chồng là Thiện Sĩ- con Sùng ông, Sùng bà.
b. Cuộc gặp gỡ đại diện HS cả nớc hôm nay có đầy đủ đại diện các nơi, đặc biệt là đại diện của Bà Rịa- Vũng Tàu.
V- HĐ5:Đánh giá(3 phút)
-Gv đánh giá tiết học
VI-HĐ6:Dặn dò(2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những phần bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tiếng Việt.
Tiết 123: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A-Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu đơn và đấu câu.
B- Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý sgk
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 I- HĐ1:Khởi động(5 phút)
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
-Nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho VD
-Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạcg nối?Cho VD
 3.Bài mới: 
II-HĐ2:Hình thành kiến thức mới(35 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào mô hình trong sgk, câu đơn được phân loại như thế nào ?
- Câu phân loại theo mđ nói gồm có những kiểu câu nào ? Cho ví dụ ?
- Câu trần thuật được dùng để làm gì ?
-Vì sao em biết câu : "Bạn đi học à ?" là câu nghi vấn ? (vì câu này được dùng để hỏi việc).
- Câu cầu khiến được dùng để làm gì ?
- Dựa vào đâu để khẳng định câu bên là câu cảm thán ? (dựa vào 2 từ ôi, quá là 2 từ bộc lộ cảm xúc).
- Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào ? 
- Đặt 1 câu bình thường, vì sao em biết đó là câu đơn bình thường ? (vì nó có 1 kết cấu C-V).
- Thế nào là câu đặc biệt ?
- Đặt một câu đặc biệt ?
- Em đã được học những dấu câu nào ?
- Có những dấu chấm nào ? Những dấu chấm đó được dùng để làm gì ?
- Gv: Nhưng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến, đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ, cụm từ hoặc câu đó.
- Dấu phẩy được dùng để làm gì ?
- Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?
- Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào ?
- Dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
III-HĐ3:Đánh giá(3 phút)
-Gv đánh giá tiết học
IV-HĐ4:Dặn dò(2 phút)
-VN ôn tập các kiến thức đã học
-Soạn bài “Văn bản báo cáo”
I- Các kiểu câu đơn: có 2 cách phân loại câu.
1- Phân loại câu theo mục đích nói: có 4 kiểu câu.
a- Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến. VD: Tôi đi học.
B Câu nghi vấn: là câu dùng để hỏi về người, về việc, về vật. 
VD: Bạn đi học à ?
c- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,...
VD: Bạn đừng nói chuyện nữa !
d- Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc. 
VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá !
2- Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại.
a- Câu bình thờng: là câu có cấu tạo theo mô hình C-V. 
VD: Hôm qua lớp tôi đi lao động.
B- Câu đặc biệt: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V.
VD: Trên tường có treo một bức tranh. 
II-Các dấu câu :
1- Dấu chấm:
- Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán.
2- Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu 
- Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của một câu ghép.
3- Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp và phép liệt kê phức tạp
4- Dấu chấm lửng: dùng để:
-Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự cha liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hớc, châm biếm.
5- Dấu gạch ngang: dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 2833chnuan.doc