Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tập làm văn - Học kì: I

Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tập làm văn - Học kì: I

 Tiết: 04 * Bài dạy:

Liên kết trong văn bản

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì VB phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy còn được thể hiện trên cả 2 mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.

 - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính liên kết.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xây dựng VB có tính liên kết.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS.

II. CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên:

 + Đọc SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy

 + Soạn giáo án + Bảng phụ

 2/ Học sinh: Tìm hiểu bài trước ở nhà ( SGK và sách học tốt ngữ văn 7 tập I)

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ On định tình hình lớp: ( 1)

 - Nề nếp:

 - Chuyên cần:

 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 2) ( GV nhắc nhở HS một số vấn đề về học tập phân môn TLV 7)

 3/ Giảng bài mới:

 * Giới thiệu bài: ( 1) Ơ lớp 6 các em đã được học “Văn bản và phương thức biểu đạt”. Qua đó, các em hiểu VB phải có những tính chất có chủ đề thống nhất, có liên kất mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế 1 VB tốt phải có tính liên kết và mạch lạc Vậy “Liên kết trong VB” phải như thế nào? Thầy cùng các em tìm hiểu qua tiết học hôm nay

 

doc 73 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Tập làm văn - Học kì: I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Phù Cát
Trường THCS Cát Thành
 Ngữ văn: 7 - HKI
 Phân môn: Tiếng Việt
 Tổ: Ngữ văn – Lịch sử – Công dân
 Giáo viên: Nguyễn Quang Dũng
Năm học: 2010 - 2011
Ngày soạn: 10/08/2010
 Tiết: 04 * Bài dạy:
Liên kết trong văn bản
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
	- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì VB phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy còn được thể hiện trên cả 2 mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
	- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính liên kết.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xây dựng VB có tính liên kết.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 + Đọc SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy
 + Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh: Tìm hiểu bài trước ở nhà ( SGK và sách học tốt ngữ văn 7 tập I)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Oån định tình hình lớp: ( 1’)
 - Nề nếp:
 - Chuyên cần:
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 2’) ( GV nhắc nhở HS một số vấn đề về học tập phân môn TLV 7)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Ơû lớp 6 các em đã được học “Văn bản và phương thức biểu đạt”. Qua đó, các em hiểu VB phải có những tính chất có chủ đề thống nhất, có liên kất mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế 1 VB tốt phải có tính liên kết và mạch lạc Vậy “Liên kết trong VB” phải như thế nào? Thầy cùng các em tìm hiểu qua tiết học hôm nay
 * Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
- GV treo bảng phụ bài tập 1a và gọi HS đọc.
 “ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nổi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En – ri – cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố”.
- Hỏi: Trong đoạn văn có câu nào sai ngữ pháp không? Có câu nào mơ hồ về ý nghĩa không?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Các câu văn trên không sai ngữ pháp và không mơ hồ về ý nghĩa.
- Hỏi: Nếu là En – ri – cô, em có hiểu được đoạn văn ấy không? Vì sao?
* GV nhận xét và chốt lại:
Nếu là En – ri – cô, em không thể hiểu được đoạn văn trên nói điều gì. Vì: giữa các câu không có quan hệ gì với nhau.
- Hỏi: Như vậy, theo các em, đoạn văn trên thiếu tính gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đoạn văn trên thiếu tính liên kết.
- Hỏi: Em hiểu thế nào là tính liên kết?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
è GV chuyển ý: Như vậy, để liên kết được các câu, các đoạn trong văn bản có tính mạch lạc với nhau, chúng ta cần phải có những phương tiện liên kết. Phương tiện liên kết là gì? Mời các em tìm hiểu qua phần b
- GV nêu câu hỏi 2a SGK tr: 18.
- Hỏi: Đọc kĩ lại đoạn văn trên và cho biết thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. Hãy sửa lại đoạn văn để En – ri – cô hiểu được ý của bố?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Chữa lại: Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm như nữa. Con phải nhớ rằng mẹ là người rất yêu thương con. Bố nhớ con! Nhớ lại điều con làm, bố rất giận con. Thôi 
trong một thời gian dài con đừng hôn bố: bố sẽ không vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
è GV treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK ( Bài tập 2b) và yêu cầu HS đọc.
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? So với nguyên bản “ Cổng trường mở ra” thì câu 2 thiếu cụm từ gì? Câu 3 chép sai từ nào?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Đoạn văn có 3 câu.
- So với nguyên bản “ Cổng trường mở ra” thì:
+ Câu 2 thiếu cụm từ: Còn bây giờ
+ Câu 3 chép sai từ: con à đứa trẻ.
- Hỏi: Việc chép thiếu và chép sai ở trên , khiến cho đoạn văn như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Việc chép thiếu, chép sai khiến cho đoạn văn trử nên rời rạc, khó hiểu
- Hỏi: Em có nhận xét gì các câu trong hai đoạn văn? ( Nguyên bản với đoạn ở SGK trang 18)
* GV nhận xét và chốt lại:
- Các câu đều đúng ngữ pháp.
- Khi tách ra khỏi đoạn văn thì có thể hiểu được.
- Hỏi: Vậy từ “ còn bây giờ” và từ 
“ con” đóng vai trò gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đó là các từ ngữ làm phương tiện liên kết câu.
è GV chốt: Cụm từ con bây giờ nối với cụm từ một ngày kia ở câu 1. Từ con lặp lai từ con ở câu 2 để nhắc lại đối tượng; nhờ sự móc nối như vậy mà 3 câu gắn bó với nhau. Sự gắn bó ấy gọi là tính liên kết( hoặc mạch văn) về hình thức.
- Hỏi: Em hiểu thế nào là phương tiện liên kết?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Để văn bản có tính liên kết, người viết( người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau ; đồng thời, phải biết liên kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ ( từ, câu...) thích hợp.
è GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 18.
- HS đọc bài tập 1 SGK trang: 17.
* Dự kiến trả lời:
 Các câu văn trên không sai ngữ pháp và không mơ hồ về ý nghĩa.
* Dự kiến trả lời:
 Nếu là En – ri – cô, em không thể hiểu được đoạn văn trên nói điều gì. Vì: giữa các câu không có quan hệ gì với nhau.
* Dự kiến trả lời:
 Đoạn văn trên thiếu tính liên kết.
* Dự kiến trả lời:
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- HS đọc lại đoạn văn ở Mục I SGK trang 17
* Dự kiến trả lời:
 Đoạn 1: Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
- HS đọc bài tập 2b SGK trang 18.
* Dự kiến trả lời:
- Đoạn văn có 3 câu.
- So với nguyên bản “ Cổng trường mở ra” thì:
+ Câu 2 thiếu cụm từ: Còn bây giờ
+ Câu 3 chép sai từ: con à đứa trẻ.
* Dự kiến trả lời:
 Việc chép thiếu, chép sai khiến cho đoạn văn trử nên rời rạc, khó hiểu
* Dự kiến trả lời:
- Các câu đều đúng ngữ pháp.
- Khi tách ra khỏi đoạn văn thì có thể hiểu được.
* Dự kiến trả lời:
Đó là các từ ngữ làm phương tiện liên kết câu.
* Dự kiến trả lời:
Để văn bản có tính liên kết, người viết( người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau ; đồng thời, phải biết liên kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ ( từ, câu...) thích hợp.
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 18.
a. Tính liên kết của văn bản:
* Bài tập a SGK trang 17
* Tìm hiểu :
- Các câu văn trên không sai ngữ pháp và không mơ hồ về ý nghĩa
- Nếu là En – ri – cô, em không thể hiểu được đoạn văn trên nói điều gì. Vì: giữa các câu không có quan hệ gì với nhau.
- Đoạn văn trên thiếu tính liên kết.
* Bài học :Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
b. Phương tiện liên kết trong văn bản :
- Đoạn 1: Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
 ( Nội dung giữa các câu không liên kết)
- Đoạn 2:
- Đoạn văn có 3 câu.
- So với nguyên bản “ Cổng trường mở ra” thì:
+ Câu 2 thiếu cụm từ: Còn bây giờ
+ Câu 3 chép sai từ: con à đứa trẻ.
- Việc chép thiếu, chép sai khiến cho đoạn văn trử nên rời rạc, khó hiểu
- Nhận xét :
+ Các câu đều đúng ngữ pháp.
+ Khi tách ra khỏi đoạn văn thì có thể hiểu được.
- Đó là các từ ngữ làm phương tiện liên kết câu. Liên kết về hình thức.
* Bài học :
Để văn bản có tính liên kết, người viết( người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau ; đồng thời, phải biết liên kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ ( từ, câu...) thích hợp.
16’
* Hoạt động 2/ Luyện tập 
2/ Luyện tập
- GV gọi HS đọc BT1 SGK tr: 18 và nêu yêu cầu của bài tập đó.
* GV nhận xét và chốt lại:
Sắp xếp các câu văn như sau: 1-4-2-5-3.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 2 SGK tr: 19.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2.
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đoạn văn có 4 câu, các câu này không nói về một nội dung.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 3 SGK tr: 19.
 “ Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi tìm lại hình bóng của và nhớ lại ngày nào trồng cây,  chạy lon ton bên bà.  bảo khi nào cây có quả sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho , nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà.  bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
 ( Theo: Nguyễn Thu Thuỷ Tiên)
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3.
* GV nhận xét và chốt lại:
Điền từ: Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 4 SGK tr: 19.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 4.
* GV nhận xét và chốt lại
 Đoạn văn trên là tách khỏi các câu khác cho nên nó rời rạc.
 Đặt trong sự liên kết với các câu sau nó: chúng ta mới thấy sự liên kết.
 è GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn minh hoạ:
“ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông ta mà no ... n bản: 
“ Cảm nghĩ về một bài ca dao” SGK tr: 146 - 147.
b.Tìm hiểu: 
- Đối tượng biểu cảm: 1 bài ca dao
-Tình cảm biểu hiện:
+ Cảm xúc khi đọc bài ca dao
+ Tưởng tượng hình ảnh
+ Liên tưởng
+ Suy ngẫm
è Phát biểu cảm nghĩ về một tác văn học (Bài văn , bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
-Bài cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cũng có bố cục 3 phần:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
c. Bài học: 
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác văn học (Bài văn , bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. 
-Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng gồm có 3 phần: 
+Mở bài:Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
+Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
+Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.
18’
* Hoạt động 2/ Luyện tập:
2/ Luyện tập:
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK tr: 148. 
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” .
- GV:Yêu cầu HS đọc lại bài thơ: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Hỏi: Phần mở bài nêu ý gì?
è GV Nhận xét và chốt lại:
 Giới thiệu bài thơ: “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” và ấn tượng chung, khái quát về tac s giả, tác phẩm.
- Hỏi: Cần trình bày những cảm xúc nào trong thân bài?
è GV Nhận xét và chốt lại:
 Những cảm xúc, suy gẫm gợi lên qua bài thơ:
- Tình huống viết bài thơ: Đặc biệt là tác giả quá bất ngờ khi bị gọi là khách:
+ Tưởng tượng một người xa quê bao năm, nghĩ tới ngày về quê với bao bồi hồi, bao niềm vui mong chờ. Vậy mà khi trở về lại lạc lõng, bị coi là xa lạ ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
+ Niềm vui hóa thành nổi buồn; bao mong chờ biến thành nổi ngậm ngùi, xót xa.
+ Ta cản thông với tác giả, thương những người xa xứ như ông.
- Tác giả hiểu vì sao mình bị coi là “khách” ngay chính nơi quê nhà.
+ Vì tac giả rời xa quê quá lâu, thế hê già như ông nay chẳng còn mấy, quê hương nay đã quá nhiều thay đổi.
+ Thời gian khiến nhà thơ thay đổi vóc dáng.
+ Lời thơ ngậm ngùi xót xa( Nghệ thuật tiểu đối....)
+ Lòng ta cũng xót xa. Ta càng hiểu thêm tình cảm của ông bà mình... ( hoặc những người chung quanh mình) đối với quê hương.
+ Nghệ thuật đối lập, tương phản khẳng định tình quê mãi mãi không bao giờ thay đổi ( Trẻ – già, giọng quê – tình quê)
-Ta càng trân trọng, yêu kính nhà thơ.
- Liên tưởng đến tình yêu quê hương mình, cha mẹ mình hoặc những người mình biết.
- Hỏi: Cần lưu ý gì trong phần kết bài?
è GV Nhận xét và chốt lại:
- Tình cảm quê hương sâu nặng
- Đồng cảm với những dằn vặt trăn trở của tác giả, một con người xa xứ trở về quê hương cảm thấy bị lạc lõng.
 Tình cảm của chính mình đối với quê hương.
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK tr: 148. 
- HS đọc lại bài thơ: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
* Dự kiến trả lời:
 Giới thiệu tác phẩm (Tác giả Hạ Tri Chương – hoàn cảnh ra đời TP)
Trường hợp tiếp xúc với TP (Nghe thấy cô giảng bài)
* Dự kiến trả lời:
 Những cảm xúc về TP:
-Tưởng tượng: hình ảnh tác giả (1 ông già da mồi tóc sương trở về quê sau 50 năm làm quan)
-Liên tưởng, suy ngẫm (Sự đổi thay của tác giả là dấu vết của thời gian nhưng giọng quê không đổi là biểu hiện của tình quê bất biến, sâu sắc)
-Tưởng tượng hình ảnh cuộc gặp gỡ của Tác giả với lũ trẻ ở quê dễ thông cảm, xót xa cho tâm trạng bẽ bàng của TG(bị xem là khách lạ)
- Cảm nghĩ: Thương cho những người già xa xứ
* Dự kiến trả lời:
 Ấn tượng về bài thơ
- Tình cảm quê hương sâu nặng
- Đồng cảm với những dằn vặt trăn trở của tác giả, một con người xa xứ trở về quê hương cảm thấy bị lạc lõng.
Tình cảm của chính mình đối với quê hương.
* Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
1. Mở bài: 
+ Giới thiệu TP và trường hợp tiếp xúc với TP
2. Thân bài:
-Những cảm xúc về TP:
+Tưởng tượng hình ảnh tác giả
+Liên tưởng suy ngẫm về sự đối lập
Giọng quê >< mái tóc
+Tưởng tượng cuộc gặp gỡ với trẻ con ở quê
+Cảm xúc: Thương cho TG và liên hệ đến những người già xa xứ.
3. Kết bài:
Ấn tượng chung về bài viết
3’
* Hoạt động 3/ Củng cố bài:
3/ Củng cố bài:
- GV củng cố lại toàn bộ kiến thức đã cung cấp:
+ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học?
+ Bố cục của bài văn biểu cảm?
è Gọi HS đọc lại Ghi nhớ SGK.
- HS đọc lại Ghi nhớ SGK.
 4/ Dăn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Học bài SGK và vở ghi.
 - Đọc và giải theo yêu cầu bài tập 1 SGK Tr: 148.
 b/ Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Tiết 51 , 52 Viết bài Tập làm văn số 3.
 - Ôân lại toàn bộ lí thuyết TLV biểu cảm, đặc biệt Văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:
Ngày soạn: 10/111/2010
 Tiết: 51 & 52 * Bài dạy:
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức của 3 phân môn : Văn, tiếng việt, làm văn vào bài văn của mình.
2.Kỹ năng : Vận dụng triệt để các kĩ năng về cảm thụ văn học và lí thuyết TLV vào bài làm một cách sáng tạo và tư duy cao.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh tinh thần ý thức tự giác khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của GV : Ra đề kiểm tra, Đáp án, Biểu điểm:
 a. Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. 
 b. Đáp án:
 * Yêu cầu chung: 
 - Thể loại: văn biểu cảm.
 - Nội dung: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. 
 - Hình thức: Bố cục 3 phần, các phần mạch lạc cân đối, văn sáng sủa, chữ rõ ràng..
 * Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ. 
 2. Thân bài : Những cảm xúc suy nghĩ do bài thơ gợi lên:
 - Đây là bài thơ hay của bà Huyện Thanh Quan.
 - Bốn câu thơ đầu tả cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà bóng xế, cảnh đẹp nhưng buồn.
 + Thiên nhiên hoang vu hiểm trở.
 + Con người nhỏ bé, thưa thớt
 à Cảnh vật ấy đủ để nhà thơ cảm nhận một cách sâu lắng sự buồn vắng, quạnh hiu của buổi chiều tà miền sơn cước.
 - Bốn câu thơ sau mượn cảnh tả tình:
 + Nói lên tâm sự của tác giả: nổi niếm nhớ nước, nhớ quê hương trong niềm cô quạnh, buồn thương man mác của tâm hồn.
 + Khép lại bài thơ là hình nảh bé nhỏ của nữ thi sĩ trước khung cảnh rộng lớn vô tận “
 “ trời, non, nước”, khiến nhà thơ càng thấy cô đơn quạnh quẽ: “ ta với ta” nhưng chỉ có : “ Mảnh tình riêng”
 3. Kết bài : Thể hiện tình cảm, ấn tượng chung về bài thơ.
 c. Biểu điểm: 
 - Điểm 9 -10 : Bài làm có cảm xúc và súc tích về nội dung, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc. Không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp .
 - Điểm 7 – 8: Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, có hình ảnh, mạch lạc . Sai một số lỗi chính tả, ngữ pháp .
 - Điểm 5 -6: Nội dung đầy đủ, văn viết rõ ràng .Sai hơn 5 lỗi chính tả, ngữ pháp . 
 - Điểm 3- 4: Nội dung sơ sài, văn lủng củng, diễn đạt hạn chế . Sai nhiều lỗi các loại .
 - Điểm 1 -2: Bài kém về tất cả các mặt
	2. Chuẩn bị của HS: Ôn bài để kiểm tra cho tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp :(1’)
 - Nề nếp của từng lớp:
 - Chuyên cần: 7A1:, 7A4:., 7A5:
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( Giấy bút + Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS) ( 1’)
 3. Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: ( 1’) Để khắc sâu và vận dụng các kiến thức tổng hợp giữa các phân môn: Văn, Tiếng Viết và TLV vào bài viết. Hôm nay, các em sẽ thực hành các kiến thức đó vào bài viết TLV số 3....
 * Tiến trình bài dạy: ( 84’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
1’
 *Hoạt động 1/ Đọc đề, chép đề:
1/ Đề:
- GV đọc đề và chép đề lên bảng.
 - HS chép đề
 Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. 
81’
 * Hoạt động 2/ Hướng dẫn HS làm bài và quản lí lớp:
2/ HS làm bài:
- GV hướng dẫn nhanh để HS làm bài:
 + Các em cần xác định phương thức biểu đạt của bài viết.(Văn biểu cảm: Về một tác phẩm văn học....)
 + Lập dàn ý.
 + Viết bài theo dàn ý.
- Nghiêm túc làm bài.
 -HS tự giác và nghiêm túc làm bài
 1’
 * Hoạt động3/ Thu bài:
3/ Thu bài:
- GV nhắc giờ và thu bài:
 + Lớp 7A1/38: 
 + Lớp 7A4/40:
 + Lớp 7A5/38:
-HS nộp bài, trật tự , nghiêm túc.
1’
 * Hoạt động 4/ nhận xét và bảng thống kê điểm:
4/ Nhận xét và thống kê:
-GV nhận xét từng lớp:
 + Lớp 7A1: 
 à Ưu điểm:
 à Tồn tại: 
 + Lớp 7A4: 
 à Ưu điểm:
 à Tồn tại:
 + Lớp 7A5: 
 à Ưu điểm:
 à Tồn tại:
Lớp
SS
0à>2
2à >3,5
3,5à>5
5à>6,5
6,5à>8
8à10
Ghi chú
7A1
38
7A4
40
7A5
38
 4/ Dăn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà: Tự kiểm tra lại bài làm của mình bằng trí nhớ.
 b/ Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Tiết 56 Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
 - Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
 Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 
 è Chuẩn bị: ( Đọc kĩ các yêu cầu SGK tr: 154 – 155 và lần lượt trả lời các phần ở bên dưới:
 + Tìm hiểu đề và tìm ý?
 + Dàn bài?
 + Chuẩn bị một bài nói... (Trình bày miệng chứ không phỉ đọc bài làm ở nhà)
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan mon TLV 7.doc