Giáo án Ngữ văn 7 - Kì II - Tiết 73 đến 102

Giáo án Ngữ văn 7 - Kì II - Tiết 73 đến 102

Tiết 73:

 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

 2.Kỹ năng:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.

 3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.

- Soạn giáo án.

2. Học sinh:

- Xem trước nội dung bài.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Không kiểm tra.

Giới thiệu bài:(1’)Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.

 

doc 78 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Kì II - Tiết 73 đến 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II.
Tuần 19: Bài 18
Kết quả cần đạt:
- Hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc những câu tục ngữ đó.
- Nắm được yêu cầu và cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Ngày soạn: 28/12/2009	 Ngày giảng: 4/1/2010
 Dạy lớp:7A,7B,7C
Tiết 73: 
 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
 2.Kỹ năng:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.
 3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Xem trước nội dung bài.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
Giới thiệu bài:(1’)Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. 
2.Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
H
Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
Có thể chia 8 câu trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồnm những câu nào?
Câu tục ngữ gồm mấy vế? Mỗi vế nêu lên những nhận xét gì về thời gian?
Nhận xét đó được nêu rõ thông qua những hình ảnh nào?
Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ở đây? Tác dụng?
Tại sao tác giả lại chọn để nhận xét về thời gian ở tháng 5 và tháng 10?
Như vậy ngoài phép nói quá thì câu tục ngữ còn sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng?
Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?
Trong thực tế bài học đó được áp dụng như thế nào?
Giải nghĩa từ “Mau” và “Vắng”?
Phép tu từ được sử dụng ở câu tục ngữ? Tác dụng?
Như vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Tác giả dân gian giúp chúng ta có kinh nghiệm nào về thiên nhiên?
Ráng mỡ gà?
Có nhà thì giữ?
Nếu diễn đạt đầy đủ, câu tục ngữ này có nội dung như thế nào?
Câu tục ngữ đã bị lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn. Điều đó có tác dụng gì?
Còn câu tục ngữ nào được đúc kết kinh nghiệm này?
Câu tục ngữ kể ra hiện tượng nào? Hiện tượng đó báo hiệu điều gì xảy ra?
Tại sao từ hiện tượng đó tác giả dân gian cho rằng sắp có lụt?
Câu tục ngữ còn có một dị bản nữa đó là dị bản nào?
Kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ này là gì?
Câu tục ngữ có mấy vế? Đó là những vế nào?
Hãy giải nghĩa về tấc đất?
Tấc vàng?
Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu này?
Em có nhận xét gì về hình thức câu tục ngữ?( Cấu trúc câu) Tác dụng?
Qua câu tục ngữ, tác giả dân gian muốn giáo dục chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ còn phê phán hiện tượng nào?
Dựa vào chú thích em hãy chuyển lời câu tục ngữ sang tiếng việt?
ở câu tục ngữ này các từ nhất, nhị, tam có tác dụng gì?
Câu tục ngữ có thể áp dụng mọi nơi được không?
Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề nào?
Các yếu tố đó có vai trò được sắp xếp theo thứ tự ra sao?
Kinh nghiệm được đúc rút từ câu tục ngữ này là gì?
Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này?
Bài học kinh nghiệm được rút ra ở đây?
Thì và thục?
ý nghĩa của câu tục ngữ?
Em có nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Tác dụng?
Qua đó câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm gì?
Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào?
Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung nào về nghệ thuật?
Thông qua hình thức đó, các câu tục ngữ đó mang ý nghĩa gì?
Đọc phần đọc thêm
I. Đọc và tìm hiểu chung:(6’)
1. Khái niệm về tục ngữ:
=> Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu và hình ảnh của người bình dân để đúc kết kinh nghiệm cuộc sống.
2. Phân nhóm:
- Câu 1,2,3,4 nói về thiên nhiên.
- Câu 5,6,7,8 nói về lao động sản xuất.
II. Phân tích:
1. Những câu tục ngữ nói về thien nhiên:(12')
* Câu 1: Đêm tháng 
Ngày đã tối
- Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn.
-> Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
- Nói quá. Nhấn mạnh đặc điểm ngắng của đêm tháng 5 và ngày tháng 10. Đồng thời gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
- Đây là những tháng cao điểm của nghề nông. Tháng 5 thuộc mùa hạ, tháng 10 thụôc mùa đông. Từ đó có thể thấy rõ ở nước ta vào mùa đông thì ngày ngắn đêm dài, vào mùa hạ thì ngày dài đêm ngắn.
- Phép đối. Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông. Dễ nói, dễ nhớ.
=> Có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian hợp lí vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
- Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông. Chủ động trong giao thông đi lại nhất là đi xa.
* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Mau: Dày, nhiều.
- Vắng: ít hoặc không có.
- Phép đối. Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa và nắng.
- Sao dày thì nắng, sao thưa thì mưa.( Tuy nhiêm không phải lúc nào cũng đúng như vậy)
=> Giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
* Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Ráng: sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
- Nhà: nhà ở của con người
- Giữ: trông coi, bảo vệ.
-> trông coi bảo vệ nhà ở của mình.
- Khi chân trời xuất hiện màu vàng như mỡ gà, ai có nhà thì phải lo giữ gìn, bảo vệ.
- Câu rút gọn. Nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ. Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này sẽ mang ý nghĩa chung cho mọi người.
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
( mùa lũ ở nước ta thường xảy ra vào tháng 7,8 âm lịch)
- Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với thời tiết nhờ cơ thể của kiến có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiế sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn di chuyển lên cao để tránh mưa, lũ lụt và lợi dụng đất mền sau mưa làm tổ mới.
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
=> Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 thì sẽ còn lụt.
2. Tục ngữ nói về lao động sản xuất:(14’)
* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng.
- 2 vế: tấc đất/ tấc vàng
- Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian bằng 1/10 thước mộc(0,0425m)
- Đất: đất đai trồng trọt, chăn nuôi-> tấc đất mảnh đất rất nhỏ.
- Vàng: kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li
Tấc vàng: một lượng vàng rất lớn.
- Đất quý hơn vàng.
- Câu rút gọn. Nêu bật giá trị của đất, thông tin nhanh tới người đọc, người nghe.
=> Đất đai có giá trị rất lớn trong đời sống lao động nên phải biết quý trọng và sử dụng có hiệu quả.
- Lãng phí đất.
* Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
- Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
- Xác định thứ tự lợi ích của các nghề: Cá, vườn, ruộng.
- Không, chỉ đúng với nơi nào làm tốt cả ba nghề.
=> Biết khai thác tốt hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
 * Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nước, phân, cần, giống.
- Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố nước, phân, cần, giống trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
=> Nghề làm ruộng cần đủ 4 yếu tố: nước, phân, cần, giống thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
* Câu 8: Nhất thì, nhì thục.
- Thì: thời vụ thích hợp cho việc trồng trọt từng loại cây.
- Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
- Thứ nhất là thời vụ, thứ nhì là đất canh tác.
- Câu rút gọn, các vế đối xứng. Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
=> Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó thơì vụ là quan trọng hàng đầu.
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ( cày, bừa, bón phân, giữ nước)
III. Tổng kết:(5’)
- Ngắn gọn, có vần. Các vế thường đối xứng. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
- Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:(3’)
- HS đọc
3.Củng cố:(3')
 Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung nào về nghệ thuật?
- Ngắn gọn, có vần. Các vế thường đối xứng. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(1’)
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
- Sưu tầm các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị: tục ngữ về con người và xã hội.
- Tiết sau: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn.
Ngày soạn: 28/12/2009	 Ngày giảng: 4/1/2010
 Dạy lớp:7A,7B,7C
Tiết 74: Chương trình địa phương
( Phần Văn và tập làm văn)
I. Mục tiêu:
- Biết sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp- tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đọc bài, nghiên cứu tài liệu.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’)Tiết học trước các em đã tìm hiểu chương trình điạ phương phần tiếng việt. Tiết học hôm nay ta đi tìm hiểu về phần văn và tập làm văn.
G
?
?
?
?
?
?
Nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ để học sinh sưu tầm?
Đối tượng sưu tầm là gì?
Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca và tục ngữ?
Tục ngữ?
Theo em hiểu thế nào là một câu ca dao?
Có thể sưu tầm bằng những cách nào?
Có được những câu ca dao tực ngữ ta làm gì?
I. Nội dung thực hiện:(7’)
- Sưu tầm: những câu ca dao, tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
- Những câu tục ngữ, dân ca nói về quê hương Mai Sơn- Sơn La( Mang tên riêng địa phương, nói về sự vật, di tích, thắng cảnh, sự tích, từ ngữ địa phương)
- Mỗi HS sưu tầm 2 câu.
II. Phương pháp thực hiện:
1. Xác định đối tượng sưu tầm:(21’)
- Là những câu ca dao, dân ca, tục ngữ
- Là những sáng tác dân gian, thuộc thể loại trữ tình. Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thường được viết theo những làn điệu nhất định. Ca dao(gọi là phong dao) là phần lời của dân ca. Ca dao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung. Theo cách hiểu này ca dao chính là thơ trữ tình dân gian.
- Về hình thức: Ngắn gọn, hàm xúc, kết câu bền vững mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt trọn vẹn một ý. Tục ngữ thường sử dụng lối nói giàu hình ảnh, có vần, có nhịp. Về nội dung thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.
Tục ngữ: 2 nghĩa nghĩa đen
- Các dị bản đều được tính là một câu ca dao.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
2. Cách sưu tầm:(15’)
- Có thể hỏi, người địa phương, người già cả, nghệ nhân
- Tìm trong sách báo, bộ sưu tầm lớn về tục ngữ, cao dao.
- Ghi lại ngững câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào sổ tay.
- ...  lên đầu câu. Chuyển đôí tượng của hoạt động đứng sau động từ chỉ hoạt động.
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:(22’)
* Ví dụ 1:
a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. 
- Giống nhau: 
+ Chủ đề: cánh màn điều
+ Nội dung miêu tả.
- 2 câu này là câu bị động
Vì cả hai câu này đều vắng từ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động trong câu.
- Khác nhau: 
+ Câu a: dùng từ được
+ Câu b: Không dùng từ được
Ví dụ c: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
- Câu c cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b.
- Câu c: là câu chủ động và tương ứng vơí câu bị động a, b
=> Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ( cụm từ) ấy.
- Chuyển từ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
* Ví dụ 2: 
a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau.
- Cả 2 câu a và b không phải là câu bị động.
GV: như chúng ta vừa tìm hiểu từ câu bị động chúng ta có thể tìm được câu chủ động tương ứng. Còn trong 2 câu a và b không có câu chủ động tương ứng.
Câu a từ “được” là phó từ chỉ kết quả, không có hoạt động tác động vào đối tượng. Câu b trạng thái đau xuất phát từ bản thân em không phải do hoạt động của người khác hướng vào.
=> Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động.
* Ví dụ 3:
a) Nó rời sân ga
b) Nó rời nhà
- Hai câu trên thuộc kiểu câu chủ động
Vdụ: 
a) Nó rời sân ga->Sân ga được( bị) nó rời
b) Nó vào nhà-> Nhà được(bị) nó vào
* Lưu ý: Không phải câu chủ động nào cũng chyển thành câu bị động được.
II. Luyện tập: (15’)
1. Bài 1: 
a. Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim
c. Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
d. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Bài 2:
a. Em bị thầy giáo phê bình
- Em được thầy giáo phê bình.
b. Ngôi chùa ấy bị người ta phá đi
- Ngôi chùa ấy được người ta phá đi
c. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp đi.
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp đi.
* Dùng từ bị-> Có hàm ý đánh giá tiêu cực.
Còn dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc nói đến trong câu.
3. Bài 3:
* Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
-> Nắng chiếu vào những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
-> Trên biển nắng chiếu vào những cánh buồm nâu hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
III. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: (2’)
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập 3 SGK
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Ngày soạn: 13/3/2007	 Ngày giảng: 17/3/2007 
Ngữ văn: Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận, chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết về văn chứng minh vào viết doạn văn chứng minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu SGK.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’)Để giúp các em vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn chứng minh ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
?
?
?
?
G
Hãy cho biết đoạn văn có tồn tại độc lập ngoài bài văn không?
Viết đoạn văn chứng minh có cần xem xét nó sẽ nằm ở phần nào của bài văn không?Tại sao?
Trong đoạn văn cần phải có câu chủ đề không? Các câu khác làm nhiệm vụ gì?
Khi viết đoạn văn chứng minh các lí lẽ, dẫn chứgn cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Chia nhóm( đề 5 + 7)
I. Những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn chứng minh:(5’)
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn.
- Khi viết đoạn văn cần hình dung xem đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn. Có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được rõ ràng, mạch lạc.
II. Luyện tập:(33’)
- HS lần lượt trình bày đoạn văn của mình trước nhóm để các bạn trong lớp góp ý.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày trước lớp.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
GV đưa đoạn văn tham khảo.
* Đề bài: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Đoạn văn tham khảo: Như chúng ta đã biết, cuộc đời Bác là cuộc đời đấu tranh hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vậy mà, dù gánh trên vai trọng trách lớn lao ấy, Người chẳng lúc nào quên quan tâm chăm sóc thiếu nhi. Bác đã dành cho “chồi non” đất nước tình cảm xuất phát từ trái tim giàu yêu thương nhân hậu của mình. Các em thiếu nhi ở khắp nơi, ở mọi miền đất nước, thuộc nhiều dân tộc đều được đón nhận tình yêu thương của Bác. Có lần Bác hứa tặng cho 1 em thiếu nhi ở Cao Bằng một chiếc vòng bạc. Thời gian trôi đi, nhiều người đã quên lời hứa ấy. Những một lần trở lại, Bác đã tìm và trao cho em bé ấy chiếc vòng như đã hứa. Thật cảm động vô cùng khi giữa bộn bề công việc, Bác vẫn không quên một lời hứa.
* Đề bài: Chứng minh rằng Cần phải chọn sách mà đọc
Đoạn văn tham khảo: Ta đã thấy lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Tuy nhiên không phải mọi cuốn sách đều là “người bạn lớn của con người”. Bên cạnh những cuốn sách tốt, còn có những cuốn sách xấu, gây tác hại không nhỏ cho con người. Ta cần phải biết chọn sách mà đọc.
Sách tốt là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiênvà của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về bản thân mình để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt giúp các dân tộc hiểu biết nhau, gần gũi nhau hơn. Nó ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó khiến con người tự hào về mình, khiến tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, phong phú hơn, độ lượng hơn.
Sách xấu là cuốn sách xuyên tạc đời sống, hạ thấp con người, đưa đến cho người đọc những nhận thức sai lệch về thế giới xung quanh, đề cao dân tộc này, bôi nhọ dân tộc kia, gây ngờ vực thù hằn giữa các dân tộc, đề cao bạo lực chiến tranh, kích động thị hiếu bản năng thấp hèn của con người.
Vì vậy biết chọn sách mà đọc thì việc đọc sách mới thực sự mở ra trước mắt những chân trời mới.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:( 2’)
- Luyện tập các đề văn còn lại.
- Chuẩn bị: tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
- Tiết sau ôn tập văn nghị luận.
Tuần 26: Bài 25
Kết quả cần đạt:
- Nắm được đề tài, luận điểm, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với thể loại khác. Chỉ ra được những đặc sắc riêng trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
- Nắm đựơc cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Đánh giá đúng ưu khuyết diểm của bìa tập làm văn số 5 theo yêu cầu của bài văn lập luận chứng minh cũng như ưu khuyết điểm của bài kiểm tra tiếng việt, kiểm tra văn.
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
Ngày soạn:	Ngày giảng: 
Ngữ văn: Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’)
Ngày soạn:	Ngày giảng: 
Ngữ văn: Tiết 102: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu( tức là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ)
- Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
- Rèn luyện kĩ năng dùng cụm C- V để mở rộng câu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Đáp án: Có 2 cách:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu,, đồng thời thêm các từ bị hay được vào sau từ ( cụm từ) ấy.
- Chuyển từ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài:(1’)Ngoài chut ngữ, vị ngữ ta còn cần chú ý đến kết cấu của thành phần chủ ngữ,thành phần vị ngữ trong câu
Đọc
Haỹ cho biết trong câu trên có những cụm danh từ nào?
Hãy phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trên?
Nêu nhận xét của em về cấu tạo của cac phụ ngữ trong cụm danh từ?
Như vậy để mở rộng câu người ta thường làm gì?
Đọc.
Hãy tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên?
Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta phải...?
Chúng ta có thể nói điều gì?
HS nhận xxét.
Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ vị làm thành phần gì?
Qua các ví dụ trên, em thấy thành phần nào trong câu, trong cụm từ có thể được cấu tạo bằng cụm chủ - vị?
Chia nhóm cho HS làm.
Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau?
Cho biết mỗi câu, cụm chủ vị làm thành phần gì?
I. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu:(11’)
* VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Cụm danh từ:
+ Những tình cảm ta không có
+ Những tình cảm ta sẵn có.
- Những tình cảm ta không có
 PT TT (c) (v) PS
- Những tình cảm ta sẵn có.
 PT TT (c) (v) PS
- Phần trước: là một từ.
- Phần sau: là một cụm chủ – vị
Phụ ngữ chỉ lượng đứng trước trung tâm là “ những” và phụ ngữ đứng sau trung tâm là các cụm chủ – vị: ta/ không có; ta/ sẵn có.
=> Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức khác câu đơn bình thường gọi là cụm chủ- vị( Cụm C –V) làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
II. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu:(11’)
* VD: 
a.Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm
 C V
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(2’)
- Học thuộc bài.
- Làm các bia tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu( tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 ki II.doc