Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Trường THCS Chiềng Sinh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Trường THCS Chiềng Sinh

 Tiết 13. Văn bản:

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

 (Truyền thuyết)

( Hướng dẫn đọc thêm)

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp một số hình ảnh chính trong truyện.

- Rèn luyện kĩ năng: Tóm tắt, kể chuyện diễn cảm.

- Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào dân tộc.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.

 - Học sinh: Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A:./20

 + Lớp 6 B:. /19

 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi:

 Em hãy kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? Cho biết cảm nhận của em về một trong hai nhân vật chính của truyện?

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4 - Trường THCS Chiềng Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
NGỮ VĂN - BÀI 4
Kết quả cần đạt.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp một số hình ảnh chính trong truyện và kể được truyện.
 - Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự.
Ngày soạn:01/10/2007 Ngày giảng: - 02/10/2007 (6B)
 - 03/10/2007 (6A) 
 Tiết 13. Văn bản:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 (Truyền thuyết)
( Hướng dẫn đọc thêm)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp một số hình ảnh chính trong truyện. 
- Rèn luyện kĩ năng: Tóm tắt, kể chuyện diễn cảm.
- Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào dân tộc. 
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:....../20
 + Lớp 6 B:..... /19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi: 
 	 Em hãy kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? Cho biết cảm nhận của em về một trong hai nhân vật chính của truyện?
* Đáp án - biểu điểm:
	1. Học sinh kể theo yêu cầu, đảm bảo các sự việc chính: (5 điểm).
	a) Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương đẹp, hiền, vua muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
 	b) Có hai vị thần tên là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tài sức ngang nhau đến cầu hôn.
 	c) Vua băn khoăn không biết chọn ai liền yêu cầu sính lễ, ai đem đến trước sẽ gả con cho.
 	d) Sơn Tinh mang sính lễ đến trước được rước Mị nương về núi.
 	đ) Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
 	e)Hai thần đánh nhau dữ dội, cuối cùng Sơn Tinh thắng.
 	g) Thuỷ Tinh oán giận, hằng năm lại dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt nhưng lần nào cũng thua phải rút quân về. 
	2. Học sinh nêu được cảm nhận của mình về một trong hai nhân vật chính của truyện (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) (5 điểm)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 	Giữa Thủ đô Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội, Hồ gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Nhưng tên gọi đầu tiên của hồ này là hồ Thuỷ Lục, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân.	Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm của người anh hùng đất Lam Sơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
 GV
 HS
? KH
? TB
? TB
 HS1
 HS2
 HS3
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 GV
? TB
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
?Giỏi
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? TB
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 HS
 HS
? TB
 HS
Hướng dẫn đọc và kể:
 - Giọng đọc chung toàn truyện: Châm rãi, khơi gợi không khí cổ tích, chú ý những chi tiết kì lạ hoang đường. 
→ Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Câu chuyện có những sự việc chính nào?
 Truyện gồm những sự việc chính sau:
Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm đánh giặc Minh.
Lê Thận thả lưới ba lần thu được lưỡi gươm.
Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở ngọn cây.
 Cả hai hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc Minh.
 Sau khi thắng giặc, Lê Lợi du ngoạn trên hồ Tả Vọng, nhân dịp đó Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm. 
* Căn cứ vào các sự việc chính trên, hãy kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm? 
- Kể từ đầu đến “vẫn không biết đó là báu vật”.
- Kể tiếp → (không còn một bóng tên giặc nào trên đất nước”.
- Kể tiếp phần còn lại. 
- Theo dõi, nhận xét cách kể của bạn.
- Theo dõi cách kể, nhận xét, uốn nắn. 
* Căn cứ vào nội dung các sự việc trong truyện, văn bản có thể chia thành mấy đoạn? cho biết nội dung chính của từng đoạn?
- Văn bản chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến → “không còn một bóng tên giặc nào trên đất nước”→ Kể về sự tích Lê Lợi được gươm thần.
 Đoạn 2: Còn lại → Sự tích Lê Lợi trả gươm.
- Lưu ý học sinh chú thích Thuận thiên, phó thác, nhuệ khí, tung hoành, hoàn kiếm theo sách giáo khoa (T.42)
Chuyển: Để thấy rõ nội dung ý nghĩa của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích văn bản →
* Đọc đoạn đầu của văn bản và nhắc lại nội dung chính của đoạn?
* Theo em, vì sao đức Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?
- Vì đất nước đang rên xiết dưới ách đô hộ giặc Minh, lực lượng quân khởi nghĩa Lam Sơn còn yếu, có gươm thần sẽ giúp nghĩa Quân thắng lợi. 
* Như vậy truyền thuyết này có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Truyền thuyết này liên quan đến sự thật lịch sử, đó là: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đầu thế kỉ 15.
* Gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn theo cách nào?
- Lưỡi gươm Lê Thận vớt từ sông lên, chuôi gươm Lê Lợi lấy từ ngọn cây xuống, về sau chắp lại “vừa như in” thành thanh gươm báu. 
* Hai nửa chắp lại thành thanh gươm báu điều đó có ý nghĩa gì?
- Thanh gươm thể hiện ý nguyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
* Khi lưỡi gươm được vớt, Lê Thận còn là dân đánh cá. Khi gươm được chắp lại, Lê Thận đã là nghĩa quân tài giỏi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sự việc đó nói lên điều gì về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Ca ngợi tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Thanh gươm báu mang tên “Thuận Thiên” nghĩa là thuận theo ý trời lại được nghĩa quân Lê Thận dâng lên chủ tướng Lê Lợi. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược của cha ông ta.
- Đề cao người anh Hùng Lê Lợi.
* Ở phần truyện này xuất hiện các chi tiết kì ảo nào? tác dụng của các chi tiết đó là gì?
- Ba lần thả lưới ở ba chỗ khác nhau, đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có chữ thuận Thiên”: Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà; chuôi gươm nằm ở ngọn đa, phát sáng.
- Tác dụng của các chi tiết kì ảo đó là: Tăng sức hấp dẫn cho truyện; thiêng liêng hoá gươm thần, thanh gươm của ý trời cho chính nghĩa.
* Trong tay Lê Lợi, Thanh gươm báu có sức mạnh như thế nào? Theo em, đó là sức mạnh của gươm hay là sức mạnh của người?
- Trong tay Lê Lợi, thanh gươm báu có sức mạnh đó là:
 + Tung hoành khắp trận địa khiến cho quân Minh khiếp sợ, kinh hồn bạt vía.
 + Mở đường để cho nghĩa quân đánh cho không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.
- Sức mạnh đó chính là sức mạnh của cả hai yếu tố: Có vũ khí sắc bén trong tay, tướng tài sẽ có sức mạnh vô địch; chỉ có ở trong tay Lê Lợi - một vị tướng tài giỏi, thao lược, thanh gươm mới có sức mạnh như thế.
* Qua việc tìm hiểu, em cảm nhận được điều gì về sự tích Lê Lợi được gươm thần?
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung.
- Đọc đoạn cuối truyện từ “Một năm sau khi đuổi giặc Minh” cho đến hết.
* Đoạn vừa đọc kể về truyện gì?
- Lê Lợi trả gươm thần.
- Vậy việc trả gươm của Lê Lợi được kể như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần thứ hai này .
* Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào?
- Giặc tan, đất nước thái bình; Vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
- Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm và vua đã trả lại thanh gươm đó.
* Việc đòi gươm và trả gươm trong cảnh đất nước yên bình, hạnh phúc. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Gươm chỉ dùng để đánh giặc.
- Không giữ gươm là thể hiện quan điểm yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta.
* Trong truyện này Rùa Vàng xuất hiện đòi gươm. Em còn biết truyền thuyết nào xuất hiện rùa vàng nữa không?
- Truyền thuyết An Dương Vương: Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ thần.
* Em hiểu gì về yếu tố kì ảo này trong truyện dân gian?
- Rùa vàng là con vật linh thiêng, luôn làm điều thiện trong các truyện dân gian nước ta.
* Bức tranh trong SGK đã minh hoạ đầy đủ sự tích Lê Lợi hoàn gươm. Từ đây, em hiểu thêm ý nghĩa nào của truyền thuyết?
- Giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm (trả lại kiếm).
- Khí quát nội dung → 
* Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung câu truyện vừa tìm hiểu?
- Nghệ thuật: Yếu tố kì ảo xen lẫn các yếu tố hiện thực.
- Nội dung:
 + Đề cao tính chất toàn dân, tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.
 + Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
- Khái quát và chốt nội dung ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T43). 
- Đọc thêm “Ấn kiếm Tây Sơn” (SGK, T.43)
* Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm rất đậm yếu tố lịch sử. Đó là yếu tố nào?
- Những yếu tố lịch sử truyền thuyết:
 + Tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận.
 + Tên địa danh thật: Lam Sơn, Hồ Tả Vọng, Hồ Gươm.
 + Thời kì lịch sử có thật: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 7 phút)
II. Phân tích văn bản.
(20 phút)
 1. Sự tích Lê Lợi được gươm thần. 
 - Thể hiện ý nguyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
 2. sự tích Lê Lợi trả gươm.
- Thể hiện quan điểm yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta và giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
III. Tổng kết - Ghi nhớ. (3 phút).
- Nghệ thuật: Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa đan xen với các yếu tố hiện thực.
- Nội dung: Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
 * Ghi nhớ:
 (SGK, T43).
IV. Luyện tập. 
(5 phút)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3 phút).
 - Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T34).
 - Về nhà tập kể diễn cảm câu chuyện và phân tích nội dung (chú ý những chi tiết tưởng tượng, kì ảo và ý nghĩa của những chi tiết đó).
 - Làm bài tập 2,3 (SGK,T.34)
+ Việc Lê Lợi được gươm và trả gươm cùng một nơi thì ý nghĩa của truyền thuyết có bị thu hẹp không?
+ Việc trả gươm ở hồ Tả Vọng còn liên quan đến sự việc gì nữa?
============================================
Ngày soạn:02/10/2007 Ngày giảng:03/10/2007
 Tiết 14. Tập làm văn:
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: 
- Giúp học sinh nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ bài và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:...../20
 + Lớp 6 B:....../19
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	(Kiểm tra việc chẩn bị ở nhà của học sinh).
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
	Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được ch ... c và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết thành bài văn.
	- Luyện tập tìm hiểu đề và làm dàn ý trên một đề văn cụ thể.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./20
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 *Câu hỏi: 
- Chủ đề của bài văn tự sự là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần, cho biết nhiệm vụ của mỗi phần ?
* Đáp án - biểu điểm:
 - Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản 
(4 điểm).
 - Dàn bài văn tự sự thường gồm có ba phần:(5 điểm)
+ Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
 + Phần thân bài kể diễn biến của sự việc.
 + Phần kết bài kể kết cục của sự việc.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Để làm một bài văn tự sự chúng ta cần phải tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết của mình. Vậy, tìm hiểu đề và tìm ý như thế nào? Sau khi tìm ý và lập dàn ý, bước tiếp theo cần phải làm gì? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong tiết học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
?KH
 HS
 GV
Đọc 6 đề trong sách giáo khoa:
1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
4) Ngày sinh nhật của em.
5) Quê em đổi mới.
6) Em đã lớn rồi.
* Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì?
- Kể chuyện.
- Câu chuyện em thích.
- Bằng lời văn của em.
* Đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải là đề tự sự không? Vì sao?
- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn nhơ thế nào?
* Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- Các từ trọng tâm của từng đề: Câu chuyện em thích, chuyện người bạn tốt, kỉ niệm ấu thơ, sinh nhật em, quê đổi mới, em đã lớn.
- Các đề yêu cầu làm nổi bật:
1) Câu chuyện từng làm em thích thú.
2) Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy là tốt.
3) Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể nào quên.
4) Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
5) Sự đổi mới cụ thể ở quê em.
6) Những biểu hiện về sự lớn lên của em: Thể chất, tinh thần...
* Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các yêu cầu trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật sự việc?
- Các đề 5, 4, 3 nghiêng về kể việc.
- Các đề 2, 6 nghiêng về kể người.
- Các đề 5, 4, 3 nghiêng về tường thuật sự việc.
Em có nhận xét gì về yêu cầu, nội dụng của đề văn tự sự?
- Trình bày (có nhận xét bổ sung).
- Nhận xét và chốt nội dung bài học
- Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
Ví dụ: Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
* Truyện Thánh Gióng, em thích nhân vật nào? Sự việc nào? 
* Truyện thể hiện chủ đề gì?
- Thể hiện chủ đề: Sức mạnh đoàn kết chống giặc cứu nước của cha ông ta.
* Với truyện Thánh Gióng, phần mở bài nên bắt đầu từ sự việc nào?
- Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng.
* Diễn biến câu chuyện, em sẽ kể những gì?
- Gióng lớn lên và đi đánh giặc.
- Gióng bay về trời.
* Với câu chuyện này nên kết thúc ở những sự việc nào?
- Sắc phong Phù Đổng Thiên Vương.
- Những dấu tích để lại của Gióng.
→ Khi kể chuyện quan trọng nhất là xác định chỗ bắt đầu và chố kết thúc. từ đó sẽ dễ dàng xác định đươck diễn biến.Ví dụ:
 - Thánh Góng yêu cầu làm ngựa sắt.
 - Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
 - Khi có ngựa ssắt, roi sắt, Thánh Góng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận.
 - Thánh Góng xông trận giết giặc.
 - Roi sắt gẫy, lấy tre làm vũ khí.
 - Thắng giặc, Thnáh Gióng bỏ lại giáp sắt...cưỡi ngưa bay về trời.
* Sau khi lập dàn ý xong, bước tiếp theo là làm gì?
- Bước tiếp theo là viết lời kể theo dàn bài →
* Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em? 
- suy nghĩ thật kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác, bất kể là ai. Nếu cần viện dẫn phải để trong ngoặc kép.
* qua việc tìm hiểu trên, em hãy rút ra bài học về cách làm bài văn tự sự? ( Khi tìm hiểu đề, cần chú ý điều gì? Thế nào là lập ý, lập dàn ý? Viết thành văn cần đảm bảo yêu cầu gì?)
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.48).
 - Như vậy các em đã nắm được cách làn bài văn tự sự. Tiết sau chúng ta sẽ cúng thực hành trong phần luyện tập. Tiết này chúng ta dừng ở đây.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. (17 phút).
 1. Đề văn tự sự:
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
- Đề văn tự sự, có đề nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật sự việc.
2. Cách làm bài văn tự tự. (20 phút).
 2.1. Ví dụ:
a) Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kể chuyện. - Nội dung: Truyện Thánh Gióng.
- Giới hạn: Kể bằng lời của em.
b) Tìm ý.
- Nhân vật Thánh Gióng.
- Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Tuổi thơ kì lạ của Gióng.
- Gióng đánh giặc.
- Gióng bay về trời.
c) Lập dàn ý:
- Mở bài: 
 (Giới thiệu nhân vật và sự việc)
- Thân bài: (Diễn biến câu chuyện).
- Kết bài: (kết thúc câu chuyện).
d) Viết lời kể.
2.2. Bài học:
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
* Ghi nhớ (SGK,T.48)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
- Về nhà xem lại bài, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.48).
	- Đọc kĩ và giải nội dung các bài tập trong sách giáo khoa theo ý hiểu của em, chuẩn bị tiết sau luyện tập.
==========================
Ngày soạn:03/10/2007 Ngày giảng:06/10/2007
Tiết 15, 16. Tập làm văn:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (tiếp).
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
	- Nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự; Các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết thành bài văn.
	- Luyện tập tìm hiểu đề và làm dàn ý trên một đề văn cụ thể.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà, giải các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./20
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 *Câu hỏi: 
 Khi làm bài văn tự sự cần chú ý những yêu cầu gì ?
* Đáp án - biểu điểm:
Khi làm bài văn tự sự, cần lưu ý những yêu cầu sau:
 - Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Trong tiết học trước các em đã nắm được các bước làm bài văn tự sự. Để củng cố những kiến thức cơ bản đó, chúng ta cùng luyện tập trong tiết học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
? HS
 HS
 HS
 GV
? HS
 HS
 GV
 GV
? HS
- Ghi lại những tiêu mục đã thực hiện ở tiết trước →
(1 Phút)
* Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên?
- Học sinh làm việc cá nhân (7 phút) sau đó trình bày kết quả bài tập.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, Chữa khái quát kết quả bài tập của học sinh và ghi lên bảng dàn bài cụ thể.
* Căn cứ vào dàn ý, viết hoàn chỉnh phần mở bài?
- Làm việc cá nhân (5 phút) → trình bày kết quả bài tập của mình. (có nhận xét, bổ sung)
- Nhận xét, chữa lỗi và biểu dương những bài viết tốt.
- Chia lớp làm bốn nhóm viết các phần thân bài theo dàn ý (5 phút) sau đó trình bày kết quả bài tập. (có nhận xét, chữa bổ sung, đánh giá cho điểm).
 + N1: Ý 1, 2.
 + N2: Ý 3, 4, 5. 
Ví dụ:
 Ý 1, 2: 
 Một hôm, nghe thấy tiếng xứ giả rao tìm người tài giỏi để đánh giặc giúp nước, cậu bé thật là lạ, bỗng dưng cất tiếng nói, đòi mẹ mời xứ giả vào. Người mẹ ngạc nhiên lắm nhưng cũng chiều theo ý con. Khi xứ giả vào, cậu bé yêu cầu về tâu với vua, rèn cho cậu một con ngựa sắt, một áo giáp sắt và một cái roi sắt cậu sẽ đánh tan lũ giặc đó.
 Càng kì lạ hơn, cũng từ hôm gặp xứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may song đã căng đứt chỉ....
* Hãy viết phần kết bài?
- Viết (3 phút) → trình bày kết quả.(có nhận xét đánh giá).
 Ví dụ:
 Để ghi nhớ công ơn to lớn của Thánh Gióng nhà vua đã ban sắc phong cho tráng sĩ là phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà....
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. 
II. Luyện tập.
 (35 phút)
 1. Bài tập
 (SGK, T.48)
* Dàn ý:(15 phút)
 a) Mở bài: (Giới thiệu nhân vật và sự việc).
- Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng:
+ Người mẹ ra đồng thấy một vết chân lạ, ướm thử, về thụ thai mười hai tháng, sinh ra một cậu bé.
+ Cậu bé lên ba, không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi.
 b) Thân bài:(kể diễn biến sự việc)
 - Gióng lớn lên và đi đánh giặc:
+ Nghe thấy xứ giả tìm người hiền tài giết giặc giúp nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin đi đánh giặc.
+ Từ khi gặp xứ giả, bỗng lớn nhanh như thổi.
+ Thế nước đã rất nguy, cũng là lúc xứ giả mang roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt đến. Cậu bé bỗng vươn vai thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra nơi có giặc.
+ Tráng sĩ đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
 + Roi sắt gẫy tráng sĩ nhổ tre bên đường làm vũ khí.
- Gióng bay về trời:
+ Thắng giặc Gióng bỏ lại vũ khí, cưỡi ngựa bay về trời.
 c) Kết bài:
- Sắc phong Phù Đổng Thiên Vương.
- Những dấu tích để lại của Gióng.
 * Tập viết thành văn:
(19 phút)
- Viết phần mở bài.
- Viết phần thân bài.
- Viết phần kết bài.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút).
 - Về nhà ôn lai toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự; Nắm chắc cách tìm hiểu đề và các cách làm bài văn tự sự.
	 - Tham khảo đề bài trong sách giá khoa, chuẩn bị viết bài 2 tiết.
=============

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 4.doc