Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu

TUẦN 33

NGỮ VĂN - BÀI 31

Kết quả cần đạt.

 - Hình dung được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí của nó trong cuộc sống Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó, có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước.

 - Củng cố và tiếp tục hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than đã học ở bậc tiểu học.

 - Thấy được những ưu điểm và nhược điểm của bài tập làm văn số 7.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
NGỮ VĂN - BÀI 31
Kết quả cần đạt.
 - Hình dung được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí của nó trong cuộc sống Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó, có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước.
 - Củng cố và tiếp tục hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than đã học ở bậc tiểu học.
 - Thấy được những ưu điểm và nhược điểm của bài tập làm văn số 7.
Ngày soạn: 26/4/2008 Ngày giảng: 28/4/2008
Ngày soạn: ..../.../2008 Ngày giảng: ..../..../2008
 Tiết 129. Văn bản:
ĐỘNG PHONG NHA
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng; thấy được vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí của nó trong cuộc sống Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó, có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước. 
	- Giáo dục học sinh có lòng yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của ngành kinh tế Việt nam thế kỷ XXI. 
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và miêu tả, kể chuyện.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV), soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
B. Phần thể hiện.
 * Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../18 
 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 (Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh)
 II. Dạy bài mới.
	* Giới thiệu: (1 phút)
	GV: Các em chú ý lên bảng, cô giáo có bài tập sau:
	? Trong các di sản văn hoá sau, di sản nào được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?
	1. Múa Rối nước 	 6. Phố cổ Hội An
	2. Vịnh Hạ Long 7. Cồng chiêng Tây Nguyên.	
 3. Chùa Hương Tích 8. Nhã nhạc Huế 
	4. Cố đô Huế 9. Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
	5. Thánh địa Mĩ Sơn 
	GV: Nhận xét HS lựa chọn đúng.
	=> Giới thiệu: Các di sản văn hoá Việt Nam hiện nay gồm có: (2,4,5,6,7,8 và cả quần thể rừng Quốc gia Pha Nha - Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao Động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản Động Phong Nha của tác giả Trần Hoàng - mời các em cùng mở SGK,T.144: 
 Ngữ văn. Bài 31 - Tiết 129 - Văn bản: Động Phong Nha 
 Trần Hoàng 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(8 phút)
 GV
- Hướng dẫn đọc: Đây là một bài văn thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh nên việc miêu tả thiên nhiên được sử dụng là chủ yếu. Khi đọc cần chú ý giọng to, rõ ràng như lời mời gọi hiếu khách. 
 GV
- Đọc mẫu đoạn từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”.
HS 1
- Đọc tiếp từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” Š “nơi cảnh chùa, đất Bụt”.
HS 2
- Nhận xét cách đọc của bạn và đọc tiếp từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc” Š hết văn bản 
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
? KH
* Giải nghĩa các từ: Đệ nhất kì quan, du lịch, thám hiểm, nguyên sinh, kì ảo.
 HS
- Giải thích theo ý hiểu.
 GV
- Cùng HS theo dõi, bổ sung.
? KH
* Theo em, văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
 HS
- Văn bản chia làm 3 phần:
1. Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí động Phong Nha và đường vào động.
2. Tiếp đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Giới thiệu cảnh tượng động Phong nha.
3. Còn lại: Giá trị của động Phong Nha.
 GV
Chuyển: Động Phong Nha được giới thiệu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. 
II. Phân tích văn bản.
(26 phút)
 HS
- Đọc lướt đoạn văn bản Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”.
? TB
 HS
* Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn bản vừa đọc?
- Giới thiệu vị trí của động Phong nha và đường vào động.
1. Vị trí động Phong nha và đường vào động.
? TB
* Tìm những chi tiết giới thiệu động Phong Nha trong đoạn đầu của văn bản?
 HS
- “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Miền Tây Quảng Bình.
- Có thể tới Phong Nha rất dễ bằng hai con đường: Đường thuỷ ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha[...].
? KH
* Em có nhận xét gì cách giới thiệu của tác giả qua những chi tiết trên?
 HS
- Trình bày.
 GV
- Nhận xét, bổ sung: Tác giả đã giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tên gọi, vị trí nguồn gốc cũng như đường vào động Phong Nha tạo sức hấp dẫn và gây được sự chú ý cho du khách ngay từ đầu. Cụ thể:
+ Về tên gọi: “Đệ nhất kì quan Phong Nha”. Đệ nhất kì quan là lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha. Đó là cảnh đẹp bậc nhất.
+ Về vị trí nguồn gốc tạo thành rất rõ ràng: nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Miền Tây Quảng Bình. quần thể hang động bao gồm nhiều hang, nhiều động xen kẽ thành một khu vực rộng lớn.
+ Đường vào động cũng được chỉ dẫn rất cụ thể, tường tận, ta có cảm giác như theo lời chỉ dẫn, du khách có thể dễ dàng tới được động Phong Nha : “Có thể tới Phong Nha rất dễ bằng hai con đường: Đường thuỷ... đường bộ”. Tiếp theo đó, tác giả còn tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách bằng cách giải thích màu nước sông trong thực tế không giống như tên của nó, tả cảnh đôi bờ sông: Núi non, xóm làng, bờ bãi... khá ngoạn mục. Với cách giải thích đó, ta có cảm giác như người viết muốn nghiêng khuyên du khách hãy chọn đường thuỷ mà tới để nghỉ ngơi và thưởng ngoạn.
? TB
* Với cách giới thiệu của tác giả, em có cảm nhận gì về thắng cảnh động Phong Nha?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung: Động Phong Nha thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng phía tây Tỉnh Quảng Bình được coi là đệ nhất kì quan, một địa chỉ du lịch lý tưởng.
 - Động Phong Nha thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng phía tây Tỉnh Quảng Bình được coi là đệ nhất kì quan.
 GV
Chuyển: Để thấy động Phong Nha thực sự là một “Đệ nhất kì quan”, cô mời một em hãy đọc lại đoạn văn bản từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” Š “nơi cảnh chùa, đất Bụt”.
 HS
- Đọc đoạn từ theo yêu cầu.
? TB
* Nội dung chính của phần văn bản vừa đọc là gì?
 HS
- Nội dung của phần văn bản vừa đọc là giới thiệu cụ thể về vẻ đẹp của động Phong Nha.
 GV
Chuyển: Vậy vẻ đẹp của động Phong Nha được giới thiệu cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
2. Toàn cảnh động Phong nha.
? TB
* Toàn cảnh Động Phong Nha được giới thiệu theo mấy phần? Đó là những phần nào? Đáng chú ý nhất là phần cảnh nào?
 HS
- Động Phong Nha được giới thiệu theo hai phần, đó là phần trong động và phần ngoài động. Phần trong động có hai bộ phận đó là: động khô và động nước.
- Động nước là đáng chú ý nhất, vì động nước được coi là phần chính của động Phong Nha.
 GV
- Chúng ta sẽ cùng tìm cụ thể từng phần của động.
? TB
* Động khô Phong Nha được giới thiệu bằng những chi tiết nào?
 HS
 GV
Š Phát hiện:
- Nhận xét, bổ sung và sử dụng đèn chiếu:
- Động khô nằm ở độ cao 200m[...] là một dòng sông ngầm nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh.
? KH
* Cách giới thiệu động khô có gì đáng chú ý?
 HS
- Giới thiệu rất ngắn gọn, kết hợp kể, tả cho ta thấy đặc điểm nguồn gốc cũng như vẻ đẹp của động: xưa vốn là một dòng sông, nay cạn nước thành động. Động nằm trên núi cao (cao 200m) có nhiều nhũ đá, cột đá đẹp (vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh ngọc bích óng ánh).
 GV
- Chuyển: Sau khi giới thiệu nhanh về động khô, tác giả nhanh chóng đưa du khách đến với động nước Phong Nha.
? TB
* Động nước Phong Nha được giới thiệu qua những chi tiết hình ảnh nào?
 HS
Š Phát hiện: 
- Trái với Động khô, Động nước [...] có một con sông dài chảy suốt ngày đêm[...] Vào động phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc.
- Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 - 40m [...].
- Thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc[...] Lại có khối mang hình, mâm xôi, cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ,... Trên vách động còng rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang có một số bãi đá, bãi cát để thuyền ghé lại[...] bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở nào.
- Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét [...] du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh [...] Một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất Bụt.
? KH
* Em có nhận xét gì về trình tự, cách thức miêu tả động chính Phong Nha cũng như cảnh bên ngoài động?
 HS
- Tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể (khái quát những nét chung và quy mô, cụ thể về cảnh sắc trong động).
- Về cách thức: kết hợp kể, tả với bày tỏ cảm xúc, sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh như phân loại, phân tích, so sánh, liệt kê, dùng số liệu,...
 GV
Š Nhận xét, bổ sung: Tác giả đã tả động Theo trình tự không gian, từ khái quát đến cụ thể, kết hợp kể - tả với bày tỏ cảm xúc, dùng nhiều phương pháp thuyết minh. Trước hết, giới thiệu vắn tắt nhưng thể hiện rõ đặc điểm của động đúng với tên gọi của nó:“Trái với Động khô, Động nước [...] có một con sông dài chảy suốt ngày đêm...” và tạo sự chú ý của du khách bằng một câu nhận xét: Được khách du lịch lui tới nhiều nhất chính là động nước, ngay sau đó còn mách dẫn cách chuẩn bị phương tiện vào động cho chuyến đi thăm được thuận lợi: Vào động phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc.
- Những số liệu được đưa ra chính xác có sức thuyết phục khi nói về quy mô của động: Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 - 40m [...].
- Khi dẫn khách vào thăm động tác giả đã kết hợp tả, kể với bày tỏ cảm xúc, khéo léo để du khách tiếp cận với vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo Thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo của nó. Đó là vẻ đẹp có sự trợ giúp của ánh sáng, của sự hoà hợp của nước và đá, sáng và tối, của sự xếp đặt thần kỳ của tự nhiên. Đó là vẻ đẹp có thực, có thể nhìn ngắm, thậm chí có thể sờ, nắm tận tay, nghe tận tai, nhìn tận mắt. Du khách hoàn toàn bị mê hoặc như đang lạc vào thế giới thần tiên trong cổ tích thần kì. Sự phong phú kì lạ của các khối thạch nhũ được so sánh với đủ các hình dáng con vật, thực vật, đồ vật, thần tiên,... “hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc[...] Lại có khối mang hình, mâm xôi, cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ,...”
- Người viết giải thích cảm giác thế giới tiên cảnh khi đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ngoài động Phong Nha “cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh”. 
 GV
Bình: Có thể nói, dưới ngòi bút của Trần Hoàng, toàn cảnh động Phong Nha hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo, vừa có nét hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Mái chèo đưa ta qua rèm đá thêu hoa
Ngắm những tiên nga ngực trần mơ mộng
Những vị phật điềm nhiên phơi bụng
Bên những thằng quỷ dữ nhe nanh
Động tỏ mờ nghe gió hú luồn quanh
Như sáo từ trời xanh thổi linh hồn cho đá
Thuyền cứ trôi, ta ngồi nghe con sông kỳ lạ
Chảy lặng thầm trong núi thẳm hang sâu.
? TB
* Vậy qua việc phân tích, em có nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét và chốt nội dung
 * Động Phong Nha có vẻ đẹp lộng lẫy kỳ ảo, vừa có nét hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ
 GV
Chuyển: Đoạn còn lại của văn bản tiếp tục nói về vấn đề gì? Cô mời một em đọc phần còn lại của văn bản: từ “Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng” đến hết.
? TB
 HS
* Nêu nội dụng của đoạn vừa đọc?
- Nội dung của phần cuối văn bản nói về giá trị của động Phong Nha.
3. Giá trị của động Phong Nha.
 GV
- Động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động” điều này còn được khẳng định qua những đánh giá khách quan từ những du khách, những nhà thám hiểm nước ngoài.
? TB
* Tìm những lời nhận xét về động Phong Nha trong đoạn cuối văn bản?
 HS
Š Phát hiện:
- Trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia Anh (Hao-ớt Lim-be) sau khi thăm động Phong Nha đã phát biểu: 
 - Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
- Theo báo khoa học của đoàn thám hiểm Hội Địa lý Hoàng gia Anh: 
 - Động Phong Nha có bảy cái nhất: Hang động dài nhất; cửa hang cao và dài nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
? TB
* Theo em những đánh giá trên có ý nghĩa gì?
 HS
- Những đánh giá trên đều là những đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín trên thế giới. Bởi vậy động Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ hùng vĩ nhất nước ta mà còn vào loại bậc nhất thế giới. 
? TB
* Em có cảm nghĩ như thế nào trước những lời đánh giá trên?
 HS
 GV
Š Suy nghĩ và bộc lộ: 
- Tự hào về vẻ đẹp của đất nước có những cảnh đẹp như động Phong Nha...
- Niềm tự hào của bạn cũng chính là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Trên đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có cảnh đẹp với: “Gió đưa cành trúc la đà....” . Càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta càng nhận thức rõ trách nhiệm quả mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần đó bấy nhiêu.
 GV
? TB
- Căn cứ vào văn bản cô giáo có bài tập trắc nghiệm sau, các em chú ý lên bảng, suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng: 
* Với vẻ đẹp của mình, động Phong nha đã mang lại những giá trị gì?
A. Giá trị văn hoá;
B. Giá trị kinh tế;
C. Giá trị kinh tế và văn hoá.
 GV
- Nhận xét: Phương án đúng (C).Giá trị kinh tế và văn hoá. 
- Giới thiệu Tháng 7/ 2003 Động Phong Nha đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, điều đó càng khẳng định giá trị của Phong Nha về nhiều mặt như khoa học, kinh tế, văn hoá. Hiện nay Phong nha đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm và khách du lịch. Đặc biệt động Phong Nha đang là một trong ba di sản văn hoá Việt Nam tham gia bình trọn di sản văn hoá đẹp nhất thế gới. Với lòng tự hào và lòng yêu nước, mỗi chúng ta hãy bỏ một lá phiếu bình trọn cho động Phong Nha thực sự trở thành một di sản văn hoá đẹp nhất thế giới.
* Động Phong Nha có giá trị về nhiều mặt như như khoa học, kinh tế, văn hoá.
 GV
- Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong văn bản Đông Phong Nha, sau đây chúng ta sẽ cùng khái quát lại những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong phần ttổng kết - ghi nhớ.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
? KH
* Nêu những nết đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
 HS
- Nghệ thuật: Bài văn sử dụng phương pháp thuyết minh, kết hợp tự sự, miêu tả, phép liệt kê, so sánh, liên tưởng tạo sức hấp dẫn cho người đọc.
- Nội dung: Động Phong Nha ở miền tây Tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất “Đệ nhất kì quan”. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác.
- Nghệ thuật: Bài văn sử dụng phương pháp thuyết minh, kết hợp tự sự, miêu tả, phép liệt kê, so sánh, liên tưởng tạo sức hấp dẫn cho người đọc.
- Nội dung: Động Phong Nha ở miền tây Tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất “Đệ nhất kì quan”. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác.
 HS
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.148).
* Ghi nhớ:
(SGK,T.148)
 GV
- Để khắc sâu thêm những kiến thức đã học, sau đây, chúng ta cùng chơi một trò chơi có tựa đề:
IV. Luyện tập.
(5 phút)
 Giải ô chữ di sản văn hoá: ô chữ gồm 5 từ hàng ngang và một từ hàng dọc. Trước hết các em sẽ giải các ô chữ hàng ngang sau đó tìm ô chữ hàng dọc. Nếu em nào tìm được ô chữ hàng dọc trước khi giải hết các ô chữ hàng ngang sẽ được điểm 10. Nội dung trò chơi như sau:
1. Tên rừng Quốc gia Quảng Bình. (6 chữ cái).
2. Tên phố cổ ở Đà Nẵng (5 chữ cái).
3. Di sản của dân tộc Chăm ở Phan Rang (5 chữ cái).
4. Di sản văn hoá thiên nhiên Thế giới ở miền Bắc nước ta (10 chữ cái).
5. Thành phố ở miền Trung nơi hình thành nhã nhạc Cung đình (3 chữ cái).
* Hàng ngang:
1. KE BÀNG.
2. HỘI AN.
3. MĨ SƠN.
4. VỊNH HẠ LONG.
5. HUẾ.
* Hàng dọc:
 BẢO VỆ
 GV
- Nhận xét - ô chữ hàng dọc là BẢO VỆ, vậy theo các em tại sao phải bảo vệ những di sản văn hoá trên?
? TB
* Chúng ta phải làm gì để Phong Nha mãi là đệ nhất kì quan của nước ta?
 HS
- Chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá trên bới các di sản văn hoá đó không chỉ đẹp lại giá trị văn hoá tinh thần mà nó còn có ý nghĩa về giá trị kinh, đặc biệt trong thời điểm hiện nay kinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ do đó chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ để những di sản văn hoá trên luôn xứng đáng là Di sản văn hoá thế giới, thu hút được nhiều du khách góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 GV
- Nhận xét, bổ sung, liên hệ: Trong thực tế hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang là đang là vấn đề bức xúc. Nhiều điểm du lịch cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ bởi ý thức của con người: viết, vẽ lên hang động, bẻ, đập phá những nhũ đá..., hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải vứt bừa bãi (trai, lọ, bao bì ni lông,...) 
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
	- Đọc lại toàn bộ văn bản, tập phân tích lại nội dung đã tìm hiểu; nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK,T.148).
	- Làm bài tập phần luyện tập.
	- Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu - (T.149 - 152) .
======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc