Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Đạ Long

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH

 ( Truyền thuyết )

A/ Mức độ cần đạt

 - Hiểu và cảm nhận nội dung truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

B/ Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết.

- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Kể lại được truyện.

- Nắm bắt các sự kiện chính và xác định ý nghĩa của truyện.

3. Thái độ: Có ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ đời sống nhân dân. Có tinh thần tượng trợ lẫn nhau khi thiên tai xảy ra.

C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phân tích giải thích, liên hệ thực tế.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	 Ngày soạn: 9/09/2012
Tiết 9	 	 	 Ngày dạy: 10/09/2012
Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH 
 ( Truyền thuyết )
A/ Mức độ cần đạt 
 - Hiểu và cảm nhận nội dung truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B/ Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Kể lại được truyện.
- Nắm bắt các sự kiện chính và xác định ý nghĩa của truyện.
3. Thái độ: Có ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ đời sống nhân dân. Có tinh thần tượng trợ lẫn nhau khi thiên tai xảy ra.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phân tích giải thích, liên hệ thực tế.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 6a1. 6a2 :...................................................... 6a3:......................................................
2. Bài cũ : - Kể lại truyện Thánh Gióng ? Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới :
- Lời vào bài: Là một đất nước nằm trên bờ biển Đông, hằng năm nhân dân ta phải đương đầu với nhiều thiên tai lũ lụt. Để tồn tại con người phải tìm mọi cách để chống lại lũ. Cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ ấy được thần thoại hóa trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh mà hôm nay cô muốn giới thiệu với các em.
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Hs: Đọc chú thích.
- Gv: Truyện ra đời khi nào?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Hướng dẫn Hs đọc. 1 Hs đọc dẫn truyện, 1 Hs đóng vai Vua Hùng
- Gv: Nhận xét.
- GV: Nêu chủ đề của truyện?
- Gv: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm mấy đoạn? mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? 
- HS : 3 phần
Từ đầumỗi thứ 1 đôi ->Vua Hùng thứ 18 kén rể.
Tiếp đó . Thần nước đành rút quân ->Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa 2 người.
Còn lại: Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh, chiến thắng của Sơn Tinh.
 - Gv: Hướng dẫn Hs tóm tắt. Truyện STTT ra đời khi nào? Nhân vật chính trong truyện là ai ? Đặc điểm của họ? Vì sao họ lại đánh nhau? Kết quả?
- Hs: tóm tắt.
- Gv: Dựa vao đoạn 1 cho biết hoàn cảnh vua Hùng kén rể?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Qua cách kén rể em hãy cho biết Vua Hùng muốn kén người rể như thế nào? 
 - Hs: Trả lời.
- Gv: Để xem ST và TT ai là rể của vua Hùng chúng ta tìm hiểu đoạn tiếp theo.
- Gv phân công thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: Tìm chi tiết tưởng tượng kỳ ảo dùng để miêu tả Sơn Tinh
Nhóm 2: Tìm chi tiết tưởng tượng kỳ ảo dùng để miêu tả Thuỷ Tinh ?
Nhóm 3: Trình bày mâu thuẫn và cuộc giao chiến giữa ST và TT?
Nhóm 4 : Sức mạnh Của ST biểu tượng cho sức mạnh của ai? Sức mạnh Của TT biểu tượng cho sức mạnh của ai?
- Hs: Thảo luận trình bày
GV phân tích giải thích: Cả 2 vị Thần đều có tài cao, phép lạ. Thuỷ Tinh dù có nhiều phép thuật cao cường vẫn không thắng nổi sơn Tinh. Những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, bay bỗng về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị Thần thể hiện trí tưởng tượn đặc sắc xcủa người xưa. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là những nhân vật tưởng tượng, hoang đường không phải là nhân vật có thật. Cuộc chiến tranh giữa ST và TT hằng năm giải thích hiện tượng lũ lụt và sự nghiệp chống lũ hàng nghìn đời nay của nhân dân ta.
- Gv: Em nào có thể nêu những nét nghệ thuật nổi bật của truyện?
- Hs: Trả lời.
- Gv:Ý nghĩa tượng trưng của truyện này ?
- Hs: Trả lời, Gv chốt ý, Hs đọc ghi nhớ.
 - Gv:Qua truyền thuyết STTT, em có suy nghĩ gì về chủ trương bảo vệ rừng, củng cố đê điều, phòng chống bão lũ của Nhà Nước?
- Hs: Tự bộc lộ
 Hướng dẫn tự học.
- Chú ý về tài năng, việc làm của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh để tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Chuẩn bị bài: Sự tích Hồ Gươm
Kể tóm tắt truyện.
- Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm Thần ? 
 - Việc cho mượn như thế có ý nghĩa gì ?
I. Giới thiệu chung 
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa.
- Truyện thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Chủ đề: Giải thích hiện tượng thiên nhiên.
b. Bố cục: 3 phần
c. Phân tích
c1/ Hoàn cảnh và mục đích kén rể của Vua Hùng
- Mị Nương khôn lớn, xinh đẹp vua muốn kén chồng cho nàng.
- Yêu cầu mang lễ vật đến sớm: 100 ván cơm nếp,
-> Kén người thông minh, nhanh nhẹn, tài giỏi.
c2/ Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy 
Sơn Tinh ở vùng núi có nhiều phép lạ.
Thủy Tinh ở miền biển có nhiều phép lạ.
Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau nổi giận đánh Sơn Tinh.
- Thủy Tinh hô mưa, goi gió, nổi giông bão dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh mưu trí bốc đồi, dời núi dựng thành đất ngăn lũ.
- Sức mạnh của Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại của người Việt Cổ.
 - Sức mạnh của Thuỷ Tinh là sức mạnh ghê gớm của mưa gió lũ lụt.
-> Kết quả: Sơn Tinh Thắng Thủy Tinh, con người chiến thắng thiên tai lũ lụt.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
- Tình huống truyện hấp dẫn, cách kể chuyện lôi cuốn.
b. Nội dung
* Ý nghĩa: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở vua Hùng; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ. 
4. Luyện tập :
Bài 2: Nêu suy nghĩ của em về chủ trương bảo vệ rừng, củng cố đê điều, phòng chống bão lũ của Nhà Nước.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện.
- Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần.
- Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.
* Bài mới: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
E/ Rút kinh nghiệm:
	**************************
Tuần 3	 Ngày soạn: 09/09/2012
Tiết 10	 	 	 Ngày dạy: 10/09/2012
Tiếng Việt: NGHĨA CỦA TỪ
A/Mức độ cần đạt
 - Hiểu thế nào là nghĩa của từ ?
 - Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
 - Biết dùng từ đúng nghiã trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, không sử dụng từ khi không hiểu nghĩa. 
C/Phương pháp: Phân tích, giải thích, phát vấn, thảo luận.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1.................................................... 6a2............................................................. 
 6a3 ................................................... 
 2. Bài cũ : 
- Từ mượn là gì? Trình bày nguyên tắc từ mượn ?
- Làm bài tập 3
3. Bài mới :
- Lời vào bài: Tiết học trước các em đã học giúp các em hiểu được từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa -Vậy nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ thế nào? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ .
Cho HS đọc phần chú thích Sgk ? 
- Gv: Em hãy cho biết mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ ?
- Hs: Bộ phận 2. Đằng sau dấu hai chấm là nghĩa của từ.
- Gv: Nghĩa của từ tương ứng với phần nào trong mô hình dưới đây ? 
Nội dung
 Hình thức
 Nội dung
- Gv treo bảng phụ cho HS sắp xếp những từ đồng nghĩa sau đây vào chỗ trống 
 Đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt . + Đề xuất: Trình bày ý kiến & nguyện vọng lên cấp trên
+ Đề bạt: Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
+ Đề cử: Giới thiệu ra để lựa chọn & bầu cử.
+ Đề đạt: Đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết.
 HS đọc lại phần chú thích Sgk ?
- Gv:Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ?
- Hs: Tập quán, nao núng: Nêu khái niệm
 Lẫm liệt: Từ đồng nghĩa
=>H/s đọc ghi nhớ
Luyện tập :
Bài 1: Gv gọi Hs đọc một số chú thích
Bài 2: Hs đọc yêu cầu, làm việc nhóm .
Bài 4: Gv gợi ý cho Hs:Chọn cách sau đó giải thích
a, Nêu khái niệm
b, nêu khái niệm
c, dùng từ đồng nghĩa 
Hướng dẫn tự học
- Đặt câu với từ: Tinh vi-tinh tế, chiêm nghiệm-chiêm ngưỡng, cách ly-cách khoảng
- Bài 3: đọc kĩ phần giải nghĩa của từ và chọn từ đã cho điền vào cho thích hơp.Có thể sử dụng từ điển để tra.
- Bài mới: Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. Đọc và trả lời câu hỏi mục I,II.
I. Tìm hiểu chung:
1. Nghĩa của từ là gì ?
* Phân tích Vd:
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
Hình thức Nội dung
-> Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
* Ghi nhớ Sgk/35
2. Cách giải thích nghĩa của từ
* Phân tích Vd:
- Tập quán: thói quen của một cộng đồng người
-> Trình bày khái niệm.
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
-> Dùng từ đồng nghĩa.
* Ghi nhớ Sgk/35
II. Luyện tập :
Bài 1: Đọc chú thích
Bài 2: Điền các từ vào chỗ trống cho phù hợp - Học tập; - Học lỏm.
 - Học hỏi - Học hành.
Bài 4: Giải thích nghĩa các từ
a. Giếng : Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước.
b. Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
c. Hèn nhát: Thiếu can đảm.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp.
- Học thuộc lòng ghi nhớ. Làm bài tập 3.
* Bài mới: Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa.
E/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 3	 Ngày soạn: 11/09/2012
Tiết 11-12	 	 	 Ngày dạy: 13/09/2012
 Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 
3. Thái độ: Tập trung khi đọc hoặc tạo lập văn bản để xác định đúng sự kiên, nhân vật.
C/Phướng pháp: Phát vấn, thuyết giảng, phân tích
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 6a1............................................................ 6a2........................................................
 6a3.............................................................
2. Bài cũ : - Tự sự là gì ?
- Tự sự giúp ta hiểu điều gì về nội dung được kể ?
3. Bài mới :
- Lời vào bài: Những truyền thuyết mà các em được học chính là những văn bản tự sự. Các văn bản ấy đều có sự việc, nhân vật. Sự việc là gì? Nhân vật là gì? Mối quan hệ giữa chúng? Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung: 
* Tìm hiểu mối quan hệ của sự việc trong văn tự sự.
Xét xem các sự việc trong truyện STTT.
 1. Vua Hùng kén rể. ( Khởi đầu ).
 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. ( phát triển ).
 3. Vau Hùng ra diều kiện chọn rể. 
 4. Sơn Tinh đến trước được vợ.
 5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. (cao trào).
 6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về. 
 7. Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua. ( kết thúc ).
- Gv: Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào & kết thúc ?
- Học sinh: Trả lời.
- Gv: Trong các sự việc trên có thể bỏ bớt sự việc nào không? vì sao ?
- Hs: Không, vì Nếu bỏ 1 trong các sự việc trên thì thiếu tính liên tục, sự việc đó không được giải thích rõ ràng.
- Gv: Các sự việc trên kết hợp với nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của sự việc ấy không ? Vì sao ?
 - Hs: Không vì : Nó không theo trình tự diễn biến của sự việc người đọc ( nghe ) không hiểu được.
- Gv: Truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết. Hãy chỉ ra các yếu tố đó qua truyện STTT ?
- HS : Thảo luận & trình bày .
- GV + HS: Cùng nhận xét.
 Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,Vua Hùng, Mị Nương
Thời gian: Xảy ra vào đời vua Hùng Vương thứ 18
Địa điểm : đất Phong Châu.
Nguyên nhân: Vua Hùng kén rể
Diễn biến: Trận giao tranh diễn ra ròng rã mấy tháng trời, 
Kết quả : Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân.
- Gv: Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với ST?
- Hs:+ ST có tài xây luỹ đất chống giặc.
 + Món đồ sính lễ là sản vật của núi rừng.
 + ST thắng liên tục, lấy được vợ
 => Vua Hùng cũng có sự thiên vị đối với ST.
- Gv: Có thể để cho TT thắng ST được không? Vì sao ?
- Hs: Không vì nếu TT thắng thì Vua Hùng và thần dân của ông đều bị ngập chìm trong nược lũ.
*Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự. 
- Giáo viên yêu cầu HS chỉ được :
Ai là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất ? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ?
- Hs: STTT, được nhắc nhiều là ST
- Gv: Ai là nhân vật phụ ? nhân vật phụ có cần thiết không ? Có bỏ được không ?
- Hs: Mị Nương, Hùng Vương. Không cần thiết nhưng không bỏ được Vì nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính hoạt động.
Để hiểu được nhân vật giáo viên lập bảng & cho HS điền.
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Vua Hùng
Vua Hùng
Thứ 18
Không
Sơn Tinh
Sơn Tinh
Núi Tản Viên
Không
Tài lạ
Đem 
Sính lễ...
Thuỷ tinh
Thủy Tinh
Vùng biển
Không
Gọi gió, mưa
Mị Nương
Xinh đẹp
Lạc Hầu
- Gv lưu ý: Nhân vật chính kể ra nhiều phương diện nhất.
Nhân vật phụ chỉ được nói qua, nhắc tên.
Hs: đọc ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1: GV cho HS xem lại bảng đã lập.
- Hs: xác định nhân vật chính phụ, ý nghĩa có mặt của từng nhân vật.
-HS: tắt truyện STTT bằng sự việc chính.
Mục c, Hs phát biểu ý kiến.
Bài 2 : Giáo viên gợi ý & hướng dẫn HS chọn sự việc, chọn nhân vật. Từ thực tế ở nhà hoặc ở trường em hãy tưởng tượng ra 1 câu chuyện theo nhan đề ấy.
- Vd: Trèo cây, ham chơi, quay cóp, nói tục 
Hướng dẫn tự học
- Có thể lấy nhan đề của bài tập 2 để làm. Liệt kê cá sự viêc: hoàn cảnh, nguyên nhân không vâng lời, không vâng lời về việc gì, điều gì khiến nhân vật nhận ra lỗi, nhân vật là ai, tuổi tác, nghề nghiêp, tính cách, việc làm
- Đọc trước bài, tìm hiểu khái niệm chủ đề và bố cục của dàn bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự 
 a. Sự việc trong văn tự sự :
* Sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thời gian: Đời vua Hùng Vương thứ 18
- Nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Các sự việc 
+ Vua Hùng kén rể à Sự việc khởi đầu
+ Sơn Tinh,Thuỷ Tinh đến cầu hôn Sự việc 
+ Vua hùng ra điều kiện chọn rể phát 
+ Sơn Tinh đến trước cưới được vợ triển 
+ Thủy Tinh đến sau  Sự việc 
+ Hai bên giao chiến  cao trào 
+ Hằng năm, Thuỷ Tinhà Sự việc kết thúc
- Nguyên nhân: Sự ghen tuông giai giẳng của Sơn Tinh
- Diễn biến: Cuộc giao chiến của hai vị thần hàng năm 
- Kết quả: Thuỷ Tinh thua nhưng không cam chịu
* Ghi nhớ 1/ 38
- Sự việc trong văn tự sự trình bày một cách cụ thể. 
- Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa. 
b. Nhân vật trong văn tự sự 
- Người làm ra sự việc. 
- Người được nói tới.
- Nhân vật chính đóng vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng của văn bản.
- Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. 
- Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính tình, việc làm.
II. Luyện tập :
Bài 1: Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm.
a. Nhận xét vai trò ý nghĩa các nhân vật 
-Vua Hùng là nhân vật phụ nhưng quyết định cuộc hôn nhân
- Mị Nương là nhân vật phụ nhưng không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
- Thủy Tinh là nhân vật chính đối lập với Sơn Tinh là hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ, bão ở châu thổ Sông Hồng
Sơn Tinh: nhân vật chính đối lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ của nhân dân Việt cổ.
b. Tóm tắt 
c. Truyện đặt tên là Sơn Tinh -Thuỷ Tinh: Vì hai thần là nhân vật chính của truyện 
Bài 2 : Tưởng tượng kể lại truyện “Một lần không vâng lời” 
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.
- Học thuộc lòng ghi nhớ. Làm bài 2.
* Bài mới: Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 
E/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 Tuan 3 Tiet 9 10 11 12.doc