Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 21 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 21 - Trường THCS Tô Hiệu

 Tiết 81,82 Văn bản:

 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

 Tạ Duy Anh

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

 - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

 - Giáo dục ý thức tự giác vươn lên để hoàn thiện chính mình.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu SGK – SGV soạn giáo án.

 - HS: Học bài cũ, đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 21 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
NGỮ VĂN - BÀI 20
Kết quả cần đạt.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
- Biết trình bày miệng tương đối trôi chảy những nội dung về quan sát, nhận xét, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh khi miêu tả.
Ngày soạn:24/01/2008 Ngày giảng:28/01/2008
 Tiết 81,82 Văn bản:
 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 Tạ Duy Anh
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
	- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
	- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
	- Giáo dục ý thức tự giác vươn lên để hoàn thiện chính mình.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Nghiên cứu SGK – SGV soạn giáo án.
	- HS: Học bài cũ, đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
B. Phần lên lớp: 
 * Ổn định tổ chức: (1 phút) 
	6A: ....../19
	6B:...../18	
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
	* Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em qua việc học văn bản “Sông nước Cà Mau”
	* Đáp án - biểu điểm: 
	(5 điểm)- Cảnh “Sông nước Cà Mau” có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ năm căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam của Tổ quốc.
	(5 điểm)- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
 II. Bài mới. 
	* Giới thiệu: (1 phút) 
 	Tác giả Tạ Duy Anh được chúng ta biết đến qua tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”, kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên, trong đời sống hàng ngày. Đồng thời tác phẩm đã nêu một cách thuyết phục vấn đề về thái độ, cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác, cách ứng xử của người có tài năng với những người xung quanh mình. Để giúp các em hiểu rõ về vấn đề này như thế nào, chúng ta vào bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 - Gọi HS đọc chú thích SGK (T33) 
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(10 phút)
? TB
* Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
1. Vài nét về tác giả tác phẩm:
a. Tác giả.
 HS
- Tạ Duy Anh sinh 1959 quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây, là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đời mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc.
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ – Hà Tây, là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới. 
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫn gọi” của báo thiếu niên (nhi đồng) tiền phong. Tác giả kể lại một câu chuyện khá gần gũi trong đời sống bình thường của lứa tuổi thiếu niên nhưng đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác. 
b. Tác phẩm.
- “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải nhì trong (viết) cuộc thi viết “tương lai vẫy gọi của báo thiếu niên tiền phong.
? TB
 HS
 GV
* Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu cách đọc đối với văn bản này?
- Nêu cách đọc.
- Bổ sung: Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý giọng điệu của nhân vật kể chuyện ở đây là người anh kể về mình và cô em gái, giọng kể có biến đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến của truyện. 
2. Đọc và kể:
 GV
- Đọc từ đầu đến “Vui lắm” 
 HS 1
 HS 2
 HS 3
- Đọc tiếp đến “phát huy tài năng”
-Nhận xét, đọc tiếp đến “Thân thuộc nhất với cháu”. 
- Nhận xét, đọc phần còn lại. 
? KH
* Em hãy kể lại tóm tắt lại câu chuyện?
Tôi có một cô em gái nhỏ tên là Kiều Phương, tôi đặt cho nó biệt danh là Mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó rất thích thú với cái tên tôi đặt cho nó. Một hôm tôi bắt gặp nó đang tự thế các màu thuốc vẽ với vẻ bí mật. Thế rồi tình cờ chú Tiến Lê hoạ sĩ là bạn thân của bố mẹ tôi đến chơi nhà tôi và chú đã phát hiện thấy ở em gái tôi tài năng hội hoạ hiếm có. Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp em tôi để nó phát huy tài năng. Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi những thứ cần cho công việc vẽ. Riêng tôi thì buồn vô hạn vì cảm thấy mình kém cỏi bất tài, tôi đâm ra bực Mèo. Qua lời giới thiệu của chú Tiến Lê em tôi đã đi dự thi trại vẽ quốc tế và bức tranh của nó đã đoạt giải nhất. Bức vẽ đoạt giải đó em gái tôi đã vẽ chính tôi. Nhìn bức tranh em gái vẽ tôi, tôi thấy ngỡ ngàng rồi hãnh diện sau đó là xấu hổ. Tôi hiểu rằng em tôi đã vẽ tôi bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của chính em. 
? TB
* Qua đọc và chuẩn bị bài em hãy cho biết bố mẹ của truyện ngắn này? 
 HS
Š văn bản chia 3 phần:
1. Từ đầu đến “Khó chịu” –> Giới thiệu nhân vật người em gái. 
2. Tiếp đến “Mẹ vẫn hồi hộp” diễn biến tâm trạng của người anh trước tài năng và tấm lòng của em gái. 
3. Phần còn lại -> sự xúc động và thức tỉnh của người anh.
 GV
-C huyển: Để giúp các em thấy được vẻ đẹp nội dung của truyện ngắn này, cũng như nghệ thuật kể và miêu tả độc đáo của tác giả, chúng ta đi phân tích văn bản.
? TB
* Theo em nhân vật chính trong truyện là ai? (Kiều Phương người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
 HS
- Cô em gái là nhân vật chính vì đó là đối tượng quan sát và nói đến trong suốt cả truyện qua lời kể của nhân vật kể chuyện - người anh.
- Nhân vật người anh là nhân vật chính; vì trọng tâm chú ý của tác giả không phải ở chỗ khẳng định năng khiếu hay ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái có tài năng hội hoạ, mà chủ yếu diễn tả, phân tích tâm trạng của nhân vật của người anh trước tài năng và sự thành công của em gái mình. 
 GV
 - Ta thấy cả 2 ý kiến trên đều không sai song chưa thật đầy đủ, thực ra hai nhân vật ấy đều hiện diện trong cả truyện nên đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ thì người anh là nhân vật trung tâm vì gửi vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, hướng người đọc tới sự thức tỉnh ở nhân vật người anh. 
? KH
* Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 
 HS
- Truyện được kể từ ngôi thế nhất bằng lời của nhân vật người anh. Cách kể này cho phép tác giả có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy.
- Nhân vật cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong thái độ của người anh để đến cuối truyện mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng. Cách kết từ ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình để tự vượt lên, do đó chủ yếu tác phẩm càng có ý nghĩa về sự tự đánh giá, tự nhận thức, một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của một con người. 
 GV
- Ta sẽ đi phân tích văn bản theo hai nhân vật chính của truyện.
II. Phân tích văn bản.
(28 phút)
1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh.
? TB
* Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự cho màu vẽ.
a) Trong cuộc sống thường ngày với em gái. 
 HS
- Em gái tôi tên nó là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo. 
- Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với sự thích thú đến khó chịu.
- Tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì () thì ra nó chế thuốc vẽ () tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. 
? Giỏi
* Hãy phân tích tâm trạng người anh qua các chi tiết trên?
- Qua các chi tiết trên ta có thể thấy rằng bé Kiều Phương luôn tỏ thái độ bề trên, coi thường kể cả với em gái. Đặt tên cho em gái là mèo vì thấy mặt em luôn bị chính em bôi bẩn, cảm thấy khó chịu khi thấy em gái thích thú lục lọi các đồ vật trong nhà, thấy em gái chế thuốc vẽ thì cũng tò mò theo dõi. Nhưng điều đáng chú ý là khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kể cả không cần để ý đến việc “mèo con” đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của người anh đã thể hiện rõ cách nhìn của anh với em gái Kiều Phương. 
-> Người anh luôn tỏ vẻ bề trên coi thường, kẻ cả đối với em gái. 
? TB
 HS 
* Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện người anh lại có những biểu hiện như thế nào?
- Tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài () tôi chỉ muốn gục xuống khóc. 
- () tôi không thể thân với mèo như trước kia được nữa. 
b) Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được Chú Tiến Lê phát hiện. 
- Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. 
- Tôi quyết định () xem trộm những bức tranh của mèo. 
- Gấp lại những bức tranh của mèo, tôi lại trút ra một tiếng thở dài.
? KH
* Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của người anh, trong lúc này? 
(Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?)
 HS
- Sự biến đổi trong tâm trạng nhân vật người anh diễn ra khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện cả bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng nhưng riêng anh lại cảm thấy buồn cậu ta thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó này sinh ở cậu thái độ khó chịu hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước được nữa. Đây là một biểu hiện tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở lứa tuổi thiếu niên, đó là lòng tự di và mặc cảm tự ti khi thấy ở người khác có tài năng nổi bật. Chính mặc cảm đó khiến người anh thấy không thân được với em gái mình như trước và hay gắt gỏng với em. 
GV: Tâm trạng của người anh còn dược tác giả đẩy cao lên mặt mức độ nữa, đó là khi người anh quyết định lên xem tranh của em, một việc làm mà tự nó cũng đã coi thường nhưng lại vẫn làm vì tò mò, đố kị, vì người anh vẫn còn bị ảnh hưởng của tâm lí tính cách trẻ em. 
? TB
* Vì sao sau khi xem trộm tranh của em gái xong, người anh lại trút ra một tiếng thở dài?
 HS
- Tiếng thở dài trút ra của người anh sau khi xem lén tranh của em gái thể hiện sự buồn nản, bất lực cay đắng nhận ra rằng, quả thật Mèo con em gái mặt hay bẩn ấy thực sự có tài năng hơn mình.
 GV
- Nhận ra sự thật đáng buồn với mình như vậy, người anh càng khó chịu và xét nét với em hơn. Cậu không hề vui mừng khi em gái được đi dự thi trại vẽ thiếu nhi quốc thế, miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triển lãm tranh được giải của Mèo.
? TB
* Nêu nhận xét của em về tâm trạng của người anh trong lúc này? 
- Vậy tâm trạng của người anh khi bất ngờ đứng trước bức chân dung của mình do em gái Kiều Phương vẽ có gì thay đổi? Tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp.
Tiết 82
Giảng ngày:30/01/2008
* ỔN định tổ chức: (1 phút)
 - Kiểm tr sĩ số:
Lớp 6A:...../ 19
Lớp 6B:..../ 18
I. Kiểm tr bài cũ: (5 phút) (Miệng)
* Câu hỏi:
 Cho biết tâm trạng của nhân vật người anh trước khi bất ngờ đứng trước bức chân dung của mình do em gái vẽ ... ông.
- Tài năng là hiếm hoi, nhưng tài năng luôn phải cùng với sự khiêm tốn, giản dị hồn nhiên thì tài năng mới vững bền và phát triển.
? KH
* Nêu những nét khái quát nhất về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm?
IV: Tổng kết ghi nhớ
 (3 phút)
 HS
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí có quá trình lô gic, một cách tinh tế qua lời kể theo ngôi thứ nhất mang tính chủ quan của người kể (được chứng kiến, được trải qua).
- Nghê thuật: Truyện kể theo ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, lời kể giản dị hấp dẫn. 
- Nội dung: Câu chuyện cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. 
 HS
 - Đọc ghi nhớ (SGK,T.35). 
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.35)
 GV
- Chuyển: Để giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học chúng ta sang mục luyện tập. 
V. Luyện tập.
 (5 phút) 
 HS
- Đọc phần đọc thêm trong sách giáo khoa.
GV: Giải thích ý nghĩa hai câu châm ngôn ở phần đọc thêm để HS hiểu nội dung của hai câu nói trên. 
- Học kĩ bài - thuộc mục ghi nhớ. 
- Làm bài tập 1+2 T35
- Tiết tới học tập làm văn luyện nói: Chuẩn bị 5 bài tập thật chu đáo: lưu ý phần lập dàn ý, chuẩn bị theo câu hỏi gợi ý sgk. 
Lưu ý bài tập 1: (1’) viết đoạn văn đảm bảo về cả hình thức và cả nội dung, đúng chính tả, câu đảm bảo đúng ngữ pháp lôgíc mạch lạc (lưu ý tập trung làm nổi bật tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh được giải).
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
	- Về nhà đọc và tóm tắt nội dung văn bản, học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK,T.35); tập phân tích lại toàn bộ văn bản; làm bài tập 1, 2, 3 (SGK,T35).
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài Luyện nói. Tiết sau thực hiện.
Ngày soạn: 99/01/2008 Ngày giảng:02/02/2008 
Tiết 83, 84. Tập làm văn:
LUYỆN NÓI VÀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A.Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập (rèn luyện kĩ năng nói).
	- Từ những nội dung luyện, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cách nói cách trình bày của bạn.
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, SGV, nghiên cứu soạn giáo án
	- HS: Học bài cũ – làm dàn ý bài tập 1,3,4,4.
B. Phần thể hiện khi lên lớp.
* Ổn định tổ chức: (1phút) 
	6A:..../19
	6B:..../18
I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 * Câu hỏi: 
	? Muốn viết văn miêu tả hay, sinh động, người viết cần có những kĩ năng gì? ở văn bản “Sông nước Cà Mau” tác giả đã sử dụng những giác quan và những biện pháp nào để tả cảnh vật?
 * Đáp án - biểu điểm:
	(5 điểm)- Muốn miêu tả được trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánhđể làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
	(5 điểm)- Ở văn bản “sông nước Cà Mau” tác giả đã sử dụng giác quan: thị giáo thính giác để quan sát và miêu tả. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nét độc đáo, điêu luyện các hình ảnh so sánh các động từ mạnh và tính từ miêu tả cảnh quan thiên nhiên Cà Mau đẹp, một vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ và sinh động. 
 II. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: (1 phút) 
	Các em đã biết muốn viết tốt bài văn miêu tả người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Bên cạnh khả năng tạo văn bản viết, nói trình bày trước tập thể một bài miêu tả trên cơ sở các kĩ năng trên cũng là mặt trong những yêu cầu quan trọng. Trong hai tiết chúng ta sẽ tiến hành luyện nói theo một số đề bài cho trước (1->5sgk).
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV 
- Vấn đề nói trước tập thể đông người là một trong những điều không phải ai cũng nói một cách khúc thiết lô gíc. Cho nên đây là một vấn đề rất cần thiết vì: Trong công việc trong giao tiếp ta phải nói phải trình bày, phát biểu ý kiến để người nghe hiểu rõ, hiểu đúng nội dung vấn đề mà mình đưa ra. 
I. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(8 phút)
? KH
* Em hãy trình bày miệng miêu tả quang cảnh buổi chào cờ đầu tuần ở trường ta?
 HS
- Nói trước lớp
 GV 
- Nhận xét nội dung, kĩ năng, cách dùng từ ngữ diễn đạt (ngữ điều tác phong trước tập thể)
 GV
- Các em cần lưu ý giờ luyện nói yêu cầu các em sử dụng dàn ý đã làm sẵn ở nhà, nhìn vào phần chuẩn bị để trình bày mở rộng chứ không viết thành văn để đọc. Khi nói cần nói to rõ ràng mạch lạc lưu loát. 
 GV
- Yêu cầu HS mở vở bài tập đã chuẩn bị ở nhà, cô chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự thảo luận về dàn ý đã làm, sau đó cử đại diện trình bày- các nhóm khác nhận xét bổ xung – giáo viên sửa chữa uốn nắn.
II. Thực hành - luyện nói 
(30 phút)
 GV
Gọi đại diện nhóm 1: Ghi phần chuẩn bị lên bảng 
1. Bài tập 1:
 (SGK,T.35-36)
* Dàn ý:
Mở bài: 
a, Phần a:
- Kiều Phương là một trng những nhân vật chính của truyện ngnắn “Bức tranh của em gái tôi” 
Thân bài: 
- Hình dáng Kiều Phương 
+ Gầy, thanh mảnh, mặt lọ bởi các màu vẽ, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
- Tính cách Kiều Phương
+ Luôn vui vẻ hồn nhiên
+ Thích lục lọi các đồ vật trong nhà 
+ Say mê chế thuốc vẽ, say mê tập vẽ
+ Đầy tài năng, nhân hậu, độ lượng, yêu quý anh trai.
Kết bài:
 Nhân vật Kiều Phương đáng mến đáng để chúng em học tập 
b, Phần d:
 HS
Dàn ý phần d (nhóm 2)
Mở bài:
- Nhân vật người anh trai của Kiều Phương là nhân vật chính quan trọng trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” 
Thân bài:
Hình dáng người anh
+ Gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa
- Tính cách người anh
+ Khi chưa biết em gái có tài vẽ, luôn tỏ vẻ khó chịu với em, cho em là đồ trẻ con.
+ KHi tài năng của em được phát hiện: mặc cảm, ghen tị đối xử nhỏ nhen với em.
+ Khi nhận ra tình cảm yêu quý và sự nhân hậy, em gái dành cho mình: ân hận, ăn năn hối lỗi. 
Kết bài:
Người anh có lúc thật đáng trách song điều đáng quý ở người anh là đã nhìn ra được tài năng và tấm lòng nhân hậu của em gái, biết ăn năn hối hận để tự sửa mình vươn lên sống tốt hơn. 
- ý trả lời thêm: Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng nhân hậu của người em gái. 
 GV
 HS
- có thể thấy rằng người anh cũng có phẩm chất tốt đẹp thể hiện ở việc biết hối hận và nhận ra được tấm lòng cao đẹp của em gái mình.
 - Thực hành nói theo dàn ý: 1 tổ nói phần a – 1 tổ nói phần b
 GV
 GV
- Cho các tổ khác nhận xét – gv uốn nắn bổ sung.
Tiết 84
Giảng ngày:02/02/2008
* Phần đầu thực hiện như tiết 83.
- Phần ổn định t/c: (1 phút)
- Phần kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các yêu cầu cơ bản khi nói trước tập thể sau đó ghi các đề mục đã tiến hành ở tiết 83.
(2 phút)
- Phần nội dung thực hành. (39 phút)
Hết tiết 83
2. Bài tập 2:
(SGK,T.36)
 HS
- Dàn ý bài tập 2 (GV gọi nhóm 3) 
Mở bài: 
Em có một cô em gái ba tuổi thật dễ thương 
Thân bài: 
- Em gái tôi bụ bẫm xinh xắn như một con búp bê.
- Làn da trắng mịn như trứng gà bóc. 
- Đôi mắt đen láy, trong veo, giọng nói líu lo như chim hót.
-Bé rất ngoan, hiểm khi khóc nhè
- Bé thích chương trình quảng cáo trên ti vi 
Kết bài:
Cả nhà em ai cũng cưng chiều và yêu quý bé vì bé vừa xinh lại vừa ngoan.
 HS
- Nhóm 3 trình bày miệng trước lớp. (gv gọi các em nhóm khác nhận xét – gv nhận xét bổ sung).
3. Bài tập 3
(SGK,T.T35)
?BT3
 HS
Dàn ý bài tập 3 (miêu tả một đêm trăng sáng nơi em ở)
Mở bài: 
- Em đã từng chứng kiến quang cảnh của đêm trăng đẹp ngay tại vườn nhà mình. 
- Đó là một đêm trăng mùa thu tuyệt đẹp.
Thân bài:
- Khi trăng mới lên:
 + Bầu trờ mỗi lúc một sáng khi trăng từ từ nhô lên sau dãy núi. 
 + Bầu trời trở nên trong vắt, xuất hiện các vì sao lớp lánh. 
 + Không gian im lặng, không khí mát mẻ dìu dịu.. 
- Khi trăng lên chính giữa trời, trăng đẹp nhất. 
 + Trăng tròn đầy như một cái mâm bạc, toả ánh sáng vằng vặc.
 + Ánh trăng êm dịu như tơ tràn ngập trên cành lá, mái nhà mặt ao. 
 + Vạn vật trong khung cảnh “trăng thanh gió mát”
 + Côn trùng cất tiếng kêu vang như một dàn hoà tấu 
 + Gió nhẹ lướt làm xào xạc cả khu vườn.
 + Hạt sương sáng dưới ánh trăng.
 + Cây cối như đang vươn mình lên để đón ánh trăng.
- Trăng lên cao ở thời điểm đẹp nhất.
 + Vạn vật dưới ánh trăng như được dát bạc
 + Ánh sáng rực cả bầu trời nhìn rõ những ngôi nhà, con đường. 
- Cảm súc suy nghĩ của bản thân lúc này. Trang đã tuổi hồn vào cảnh vật làm cho cảnh vật trở nên tươi vui sức sống. 
- Khi trăng bắt đầu lặn:
 + Không gian lúc này như đã chìm vào giấc ngủ ngọt ngào êm dịu. 
 + Trăng lúc này nhu nhỉ lại, chếch về phía Tây, ánh trăng nhạt dần, trời hơi lành lạnh.
- Cảm súc suy nghĩ của bản thân: Bây giờ tất cả đã chìm trong giấc ngủ giữa một đêm trăng đẹp, chỉ còn vầng trăng heo gầy, lặng lẽ ở trên trời. Trăng đã ban tặng cho cuộc đời cảnh vật cái đẹp của mình, trăng thật vô tư khiêm nhường. 
 GV
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên nói trước lớp. (Có nhận xét, uốn nắn)
 GV
Š Gọi 1 nhóm khác trình bày phần kết bài. 
- Kết bài: 
+ Nêu tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu trăng 
+ Ý nghĩa của đem trăng đối với tâm hồn, tình cảm cá nhân 
- GV nhận xét uốn nắn toàn bài. 
?BT4
* Dàn ý: Quang cảnh buổi bình minh trên biển
4. Bài tập 4:
(SGK,T.T36)
 HS
Mở bài: 
- Em đã từng được chứng kiến cảnh bình minh trên biển cả đó là một cảnh tượng thật kì vĩ.
Thân bài: 
- Hừng đông mặt trời từ từ đội biển nhô lên khỏi mặt nước, lúc này mặt trời trông như một quả cầu lửa.
- Bầu trời trở nên trong veo, rực sáng. 
- Mặt biển: Phẳng lì, như tấm lụa trải rộng mênh mông. 
- Rải cát lõ chễ dầu vết càng gió, đã tràng hì hục đào đắp suốt đêm 
- Những con thuyền sau một đêm vật lộn đánh bắt cá giờ đây mệt mỏi, nghỉ ngơi ghếch đầu trên bãi cát.
Kết bài:
- Bình minh trên biển thật mĩ lệ, huy hoàng. 
 GV
Gọi đại diện nhóm lên trước lớp trình bày – gv nhận xét uốn nắn 
?BT5
* Dàn ý bài tập 5.
5. Bài tập: 
(SGK,T.37)
Mở bài:
Tôi yêu thích nhân vạt Thạch Sanh trong truyện cổ tích . 
Một lần tôi ngủ mơ thấy mình được gặp chàng dũng sĩ đó. 
Thân bài:
- Hình dáng chàng dũng sĩ Thạch Sanh 
+ Cao to, vạm vỡ, bắp thịt cuồn cuộn 
+ Mình trần, đóng khố, nét mặt hiền hậu, dễ mến.
+ Vai đeo cung tên, tay cầm búa
- Tính nết:
+ Vui vẻ tốt bụng thật thà.
+ Giàu lòng vị tha.
- Việc làm.
+ Thẳng tay trừng trị kẻ ác, dũng cảm vo song 
Kết bài: 
- Dũng sĩ Thạch Sanh thật đáng cảm phục bởi lòng dũng cảm, sự nhân hậu, độ lượng. 
 HS
Đại diện nhóm 4 trình bày – gv nhận xét uốn nắn 
- Cho điểm HS nào nói tốt đảm bảo nội dung, hình thức 
 HS
 GV
* Củng cố: Để làm được bài văn miêu tả theo em cần phải có những năng lực gì? (2 phút)
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát lại toàn bộ những yêu cầu để làm một bài văn tả cảnh.
 III. Hướng dẫn học làm bài ở nhà: (1phút)
- Chọn 1 trong các dàn bài đã xây dựng phát triển thành bài viết miêu tả.
- Đọc một số bài văn mẫu 
- Tiết tới học văn: Soạn “Vượt thác”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc