Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 5. Văn bản:

THÁNH GIÓNG

(Truyền thuyết)

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.

- Rèn luyện kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu , phân tích nhân vật trong truyền thuyết.

- Giáo dục tình cảm yêu nước, ý thức tự hào dân tộc.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.

 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A: /20

 + Lớp 6 B: /18

 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi:

 Kể tóm tắt các sự việc chính truyện Con Rồng cháu Tiên và cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện?

 *Đáp án - biểu điểm:

 1. Học sinh kể theo yêu cầu, đảm bảo các sự việc chính: (5 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm).

 a) Lạc Long Quân nòi rồng, sống ở dưới nước, tài giỏi, hay giúp dân.

 b) Lạc Long Quân gặp Âu Cơ vốn là Tiên ở chốn non cao, trở thành vợ chồng sống ở cung điện Long Trang.

 c) Âu Cơ có mang, sinh một trăm trứng nở ra một trăm con, con nào cũng đẹp, khoẻ mạnh như thần.

 d) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2.
NGỮ VĂN - BÀI 2
Kết quả cần đạt.
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. Kể lại được chuyện này.
 - Hiểu được thế nào là từ mượn (đặc biệt là từ Hán Việt) và bước đầu biết cách sử dụng từ mượn.
 - Nắm được những hiểu biết chung về văn tự sự.
Ngày soạn:15/9/2007 Ngày giảng:17/9/2007
 Tiết 5. Văn bản:
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
- Rèn luyện kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu , phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
- Giáo dục tình cảm yêu nước, ý thức tự hào dân tộc.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A: /20
 + Lớp 6 B: /18 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi: 
 	Kể tóm tắt các sự việc chính truyện Con Rồng cháu Tiên và cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện?
	*Đáp án - biểu điểm:
	1. Học sinh kể theo yêu cầu, đảm bảo các sự việc chính: (5 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm).
 a) Lạc Long Quân nòi rồng, sống ở dưới nước, tài giỏi, hay giúp dân.
 b) Lạc Long Quân gặp Âu Cơ vốn là Tiên ở chốn non cao, trở thành vợ chồng sống ở cung điện Long Trang.
 c) Âu Cơ có mang, sinh một trăm trứng nở ra một trăm con, con nào cũng đẹp, khoẻ mạnh như thần.
 d) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.
 e) Người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang .Con cháu vua Hùng sau này vẫn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên.
	2. Đặc sắc về nghệ thuật và nội dung:
 - Truyện Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết, tưởng tượng kì ảo như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng.(2.5 điểm)
	 - Truyện nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.(2.5 điểm)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Đầu những năm bảy mươi của thế kỉ hai mươi, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang sôi sục khắp hai miền Nam - Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ:
Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng,
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân,
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa,
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.
	Thánh Gióng có nhiều chi nghệ thuật hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện dân gian này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngày nay.Vậy nội dung câu chuyện như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
 GV
 HS
? KH
? TB
 HS1
 HS2
 HS3
 GV
? KH
 HS
 GV
? TB
 GV
? TB
 HS
? TB
? TB
 HS
 GV
?Giỏi
 HS
 GV
 GV
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
? TB
? TB
? KH
 HS
?Giỏi
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 GV
 HS
? HS
 HS
 GV
? HS
Hướng dẫn đọc:
 - Đây là một câu chuyện có nhân vật, có sự việc do đó cần đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết tưởng tượng kì ảo, chú ý đổi giọng cho phù hợp với từng nội dung câu chuyện: Đoạn Gióng ra đời, giọng ngạc nhiên, hồi hộp. Đoạn cả làng nuôi Gióng, đọc giọng háo hức, phấn khởi. Đoạn Gióng cưỡi ngựa sắt, cần đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh gấp. Đoạn Gióng bay khuất giữa mây hồng về trời, đọc giọng chậm, nhẹ, thanh thản, xa vời, huyền thoại
→ Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Câu chuyện có những sự việc chính nào?
 Truyện gồm những sự việc chính sau:
1) Sự ra đời kì lạ của Gióng: Bà lão phúc đức, một hôm ra đồng thấy vết chân to, ướm thử, về nhà thụ thai 12 tháng sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô, lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. 
2) Tuổi thơ và sự lớn lên của Gióng: Một nghe thấy tiếng sứ giả tìm người đánh giặc cứu nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Cũng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng.
3) Gióng ra trận đánh giặc, chiến thắng giặc Ân và bay về trời: Giặc đến chân núi Châu, thế nước rất nguy, chú bé vươn vai thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, cưỡi ngựa phi thẳng ra nơi có giặc đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Thắng giặc, cháng sĩ cởi bỏ giáp bay về trời.
4) Những dấu tích liên quan đến Thánh Gióng: Tre ngà, làng Cháy, làng Gióng, ao hồ,...
* Căn cứ vào các sự việc chính trên, hãy kể lại chuyện Thánh Gióng?
- Kể đoạn: sự ra đời và tuổi thơ của Gióng.
- Kể đoạn: Gióng ra trận đánh giặc và bay về trời.
- Kể đoạn cuối: Vua nhớ công ơn, sắc là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà; nhưng dấu tích của Gióng để lại: tre đằng ngà, ao hồ, làng cháy,...
- Theo dõi cách kể, nhận xét, uốn nắn. 
* Theo em, văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn?
- Văn bản chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “đặt đâu ngồi đấy” → Giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng.
 Đoạn 2: Tiếp đến “mong chú giết giặc cứu nước” → Tuổi thơ của Gióng.
Đoạn 3: Tiếp đến “từ từ bay lên trời” → Gióng đánh giặc và chiến thắng ngoại xâm.
Đoạn 4: Còn lại: Những dấu tích lí giải sự tồn tại của Gióng.
- Lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19.
* Từ tráng sĩ có nghĩa là gì?
- Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn. Tráng: Khoẻ mạnh, to lớn; Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.
- Các từ tráng sĩ, lẫm liệt là từ mượn. Từ mượn là gì? tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu.
Chuyển: Để hiểu rõ nội dung ý nghĩa của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích văn bản →
* Qua việc đọc và chuẩn bị ở nhà, em thấy truyện có những nhân vật nào? Nhân vật trung tâm của truyền thuyết là ai? 
- Truyền thuyết có một số nhân vật: Ông bà lão, Gióng, dân làng, sứ giả, giặc ân,...
- Nhân vật chủ chốt, trung tâm là Gióng
 - Gióng, nhân vật trung tâm của truyền thuyết, từ một cậu bé làng gióng kì lạ trở thành Thánh Gióng. Vậy nhân vật được xây dựng như thế nào? Mới chúng ta cúng tìm hiểu phần 1 →
* Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự ra đời của Gióng? 
- [...] Có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.[...] Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. không ngờ vè nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.[...] Đứa bé đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
* Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng? (có bình thường không?).
- Gióng ra đời thật kì lạ, khác thường: Bà mẹ thụ thai từ một vết chân lạ, sau đó mang thai tới 12 tháng mới sinh. Thông thường, một chu kì sinh nở của một bà mẹ chỉ có chín tháng mười ngày, vậy mà người mẹ trong câu chuyện lại mang thai những mười hai tháng.
- Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hùng thì phải phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới sinh ra. Nhân dân đã tưởng tượng ra sự ra đời của Gióng thật khác thường để về sau Gióng thành người anh hùng. Sự ra đời kì lạ khác thường đó chính là sự thần thánh hoá người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên. 
* Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?
- Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Điều đó chứng tỏ rằng: Gióng còn là con của người nông dân lương thiện, gần gũi với mọi người – Gióng là người anh hùng của nhân dân.
- Khái quát →
Chuyển: Vậy tuổi thơ và sự lớn lên của Gióng như thế nào? chúng ta tìm hiểu phần b →
* Em hãy tìm những chi tiết nói về tuổi thơ của Gióng?
- Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
- [...] Đứa bé nghe thấy tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Me ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
- [...] chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ [...] bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé [...]
- Gióng lên ba tuổi vẫn không biết nói, nhưng khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi giết giặc cứu nước thì cậu bé bỗng cất tiếng nói.
* Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc: “ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Theo em, tiếng nói đó có ý nghĩa gì?
- Câu nói đó thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và niềm tin chiến thắng của Gióng.
- Có thể nói, lòng yêu nước chính là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng là của nhân dân ta, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, dường như không ai biết đến. Nhưng khi đất nước lâm nguy thì tình cảm ấy được thức dậy ngùn ngụt như một ngọn lửa bốc cháy, sẵn sàng đạp lên trên kẻ thù. Cách xuất hiện của Gióng cùng với câu nói gợi lên nhiều suy nghĩ. Đất không thiếu người tài giỏi, họ sống âm thầm lặng lẽ trong nhân dân. Nếu như đất nước thanh bình, có lẽ sẽ không ai biết đến họ. Nhưng khi tổ quốc lâm nguy, họ sẽ vụt đứng dậy, bộc lộ tất cả tài năng, sức mạnh của mình.
* Gióng yêu cầu: ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc, muốn nói tới điều gì?
- Để đánh thắng giặc cần có lòng yêu nước, đồng thời cần cả vũ khí sắc bén để đưa vào cuộc chiến “ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt”
- Lời thỉnh cầu được đi đánh giặc của Gióng với những thứ vũ khí: “ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt” trước hết cho thấy, ở vào thời các vua Hùng, nhân dân ta không chỉ biết đánh giặc bằng lòng căm thì với các thứ vũ khí thô sơ. Về phương diện lịch sử, vũ khí đánh giặc của Gióng còn giúp ta nhận ra: ở vào thời đó các vật dụng bằng sắt đã khá phổ biến.
* Truyện kể rằng, từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Có gì lạ trong cách lớn lên của Gióng?
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
→ Cách lớn lên của Gióng thật kì lạ, phi thường.
* Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sức ăn uống phi thường của Gióng:
“Bảy nong cơm, ba nong cà,
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông”
Điều đó nói lên suy nghĩ và ước mong gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc? 
- Trong suy nghĩ của nhân dân, người anh hùng phải là người khổng lồ trong mọi việc, kể cả sự ăn uống. Cho nên, dân gian đã xây dựng hình ảnh Gióng gắn với sự phi thường như vậy. Đồng thời còn thể hiện ước mong Gióng lớn nhanh, đủ sức mạnh để đánh giặc giữ nước.
* Những người nuôi Gióng lớn ... ự vật, sự việc, để giải thích, để khen, để chê,...Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích. Đối với người nghe là tìm hiểu, biết.
* Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những gì về Lan? Vì sao?
- Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt thì người được hỏi phải kể về Lan trong mối quan hệ với gia đình: Ông bà, cha mẹ,...(ngoan, hiếu thảo, chăm làm,...)
- Kể về Lan trong mối quan hệ với bà con hàng xóm,...(gần gũi, cởi mở đoàn kết,...)
- Kể về Lan trong mối quan hệ với bạn bè trong lớp (đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè,...).
→ Kể những việc tốt về Lan thì người nghe mới thấy được Lan thực sự là người bạn tốt.
* Muốn biết bạn An vì sao lại thôi học, người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
- Người nghe muốn biết về hoàn cảnh và sao An lại thôi học, mà người kể câu chuyện về An lại không liên quan đến việc An thôi học thì câu chuyện không có ý nghĩa vì nội dung không đáp ứng được yêu cầu của người nghe (muốn biết lí do An thôi học).
* Truyện Thánh Gióng mà các em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? (Chuyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến cua sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?)
- Truyện kể về chú bé làng Gióng, về việc Gióng ra đời, lớn lên một cách kì lạ, đi đánh giặc rồi bay về trời.
* Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của người anh hùng làng gióng?
- Vì truyện kể về lòng yêu nước, ý thức và sức mạnh của lòng yêu nước của người anh hùng làng Gióng.
* Em hãy liệt kê các chuỗi sự việc theo thứ tự trước sau của truyện Thánh Gióng., từ sự việc mở đầu đến sự việc kết thúc? Qua đó cho biết truyện thể hiện nội dung gì?
- Suy nghĩ – làm việc cá nhân (3 phút) → viết kết quả ra phiếu học tập.
- Nhận xét kết quả bài tập của học sinh → ghi các chuỗi sự việc theo thứ tự lên bảng:
 1.Sự ra đời của Gióng:
 2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đi đánh giặc.
 3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
 4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
 5. Thánh Gióng đánh tan giặc.
 6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
 7. Vua nhớ công ơn sắc phong Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ tại quê nhà.
 8. Những dấu tích còn lại của Gióng.
→ Qua các sự việc trên, truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt Cổ: Quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
* Em có nhận xét gì về thứ tự các sự việc trong truyện Thánh Gióng?
- Các sự việc được sắp xếp theo thứ tự trước – sau, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng là kết thúc.
* Truyện Thánh Gióng gồm 8 sự việc lớn, theo em, kể 8 sự việc như vậy đã đủ là một câu chuyện chưa? Vì sao?
- Kể 8 sự việc như vậy chưa đủ coi là một câu chuyện, vì như vậy mới chỉ là liệt kê các sự việc chính của truyện mà thôi.
- Khi kể một sự việc lại phải kể các chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó.Ví dụ sự ra đời của Thánh Gióng gồm các chi tiết:
+ Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.
+ Bà vợ ra đồng dẫm vết chân lạ.
+ Bà mẹ có thai 12 tháng mới sinh con.
+ Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đấy.
→ Các chi tiết nói lên đó là một chú bé khác thường (mẹ thụ thai khác thường, đứa bé khác thường). Nhưng đó vẫn là chuỗi sự việc có trước, có sau, cuối cùng tạo thành một kết thúc.
* Nếu một bạn kể chuyện Thánh Gióng kết thúc ở sự việc thứ năm (Thánh Gióng đánh tan giặc) có được không? Vì sao?
- Kết thúc là hết việc, là sự việc đã thực hiện xong mục đích giao tiếp. Do đó 8 sự việc trong truyện Thánh Gióng không thể kết thúc ở sự việc 4 hay sự việc 5. Phải có sự việc 6 mới nói lên tinh thần Thánh Gióng ra sức đánh giặc nhưng không ham công danh. Phải có sự việc 7 mới nói lên lòng biết ơn, ngưỡng mộ của vua và nhân dân. Các dấu vết để lại nói lên truyện Thánh Gióng dường như có thật. Đó là truyện Thánh Gióng toàn vẹn.
- Nếu mục đích tự sự chỉ là kể chuyện Thánh Gióng đánh giặc như thế nào thì có thể kể từ sự việc 2 và kết thúc ở sự việc 5.
* Từ việc tìm hiểu thứ tự các sự việc trong truyện Thánh Gióng, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự? (tự sự là gì?).
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát nội dung bài học →
* Tự sự có ý nghĩa gì đối với người kể?
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.28).
- Củng cố khái quát toàn bộ nội dung tiết học, lưu ý những kiến thức cơ bản về phương thức tự sự.
* Kể tóm tắt truyện Con Rồng, cháu Tiên.
- Kể theo yêu cầu (đảm bảo dủ các chi tiết chính của truyện).
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung.
I. Ý nghĩa và đặc trưng chung của phương thức tự sự. 
( 32 phút)
 1. Ví dụ:
2. Bài học:
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc này đến các sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.28).
* Luyện tập tiết 1:
(5 phút)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
 - Về nhà xem lại bài, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.28).
	 - Đọc và làm bài tập trong sách giáo khoa (T.28) tiết sau luyện tập.
Ngày soạn:19/9/2007 Ngày giảng:22/9/2007
 Tiết 8. Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (tiếp)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Củng cố khái niệm về phương thức tự sự thông qua các bài tập thực hành.
 - Rèn luyên kĩ năng nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang và sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài cũ; Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa – trang 28).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:..../20
 + Lớp 6 B:..../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
*Câu hỏi: 
- Tự sự là gì? Cho biết tác dụng của tự sự?
* Đáp án - biểu điểm:
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc này đến các sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. (5 điểm)
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. (5 điểm)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Trong tiết học trước các em đã nắm được những đặc điểm của phương thức tự sự. Trong tiết học này, chúng ta sẽ củng cố lại nội dung bài học trong phần luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
 GV
 HS
 HS
 GV
?BT1
?BT2
? HS
 GV
 HS
?BT3
?BT4
 GV
 HS
 GV
 HS
?BT5
- Ghi lại những tiêu mục đã thực hiện ở tiết trước →
(1 phút)
- Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 bài tập: 1, 2, 3 (SGK, T.28, 29, 30): (2 phút)
- Thảo luận (5 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung kết quả thảo luận của nhóm bạn.
- Khái quát và ghi kết quả đúng lên bảng.
* Đọc mẩu truyện Ông già và thần chết (SGK, T.28) và cho biết, trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
* Bài thơ Sa bẫy có phải tự sự không, vì sao? 
* Em hãy kể lại câu chuyện trên?
- Yêu cầu: khi kể cần tôn trọng mạch kể trong bài thơ:
 + Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lửng lơ trong cái cạm sắt.
 + Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột tham ăn sẽ bị mắc bẫy ngay.
 + Đêm Mây nằm mơ thấy cảnh lũ chuột bị sập bẫy đầy lồng. chúng chí cha chí choé khóc cầu xin tha mạng.
 + Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò... chắc mèo ta đang mơ!...
- Kể lại câu chuuyện trên theo yêu cầu (Có nhận xét, đánh giá).
* Hai văn bản: Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba; Người Âu Lạc đánh tan quân tần xâm lược có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
* Hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên?
→ Yêu cầu các em biết lựa chọn chi tiết và sắp xếp lại để giải thích một tập quán. Vì kể nhằm giải thích là chính cho nên không cần sử dụng nhiếu chi tiết cụ thể, mà chỉ cần tóm tắt. 
- Có thể kể như sau:
 Tổ tiên ta là Hùng Vương lập nên nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. Vua Hùng là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân nòi Rồng, Con trai thần long Nữ, thường rong chơi ở thuỷ phú. Âu Cơ là con gái Thần Nông, Giống tiên sống ở vùng núi cao phương bắc. Âu cơ vàLạc Long Quân gặp nhau và kết duyên thành vợ chồng, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trtăm trứng nở ra một trăm người con, người con trưởng sau này được chọn làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu. Các vua Hùng đời đời nối tiếp nhau cai trị đất nước. Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên mình, người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
- Hướng dẫn học sinh kể ngắn gọn hơn:
 Tổ tiên người Việt xưa là các vua Hùng, đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ giống tiên. Do vây người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
- Đọc yêu cầu bài tập 5 (SGK, T.30).
* Theo em, Giang có nên kể vắt tắt một vài thành tích của Minh đê thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?
I. Ý nghĩa và đặc trưng chung của phương thức tự sự. 
II. Luyện tập.
 (35 phút)
1. Bài tập 1: 
(SGK, T.28) 
- Phương thức tự sự trong truyện: Kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ 3.
- Ý nghĩa câu chuyện: 
 + Ca ngợi trí thông minh, biến báo linh hoạt của ông già.
 + Cầu được ước thấy.
 2. Bài tập 2:
(SGK, T.29) 
 - Bài thơ Sa bẫy chính là bài thơ tự sự. Vì tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ dã kể lại một câu chuyện có đầu,có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính ăn tham của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.
2. Bài tập 3:
(SGK, T.29, 30).
 - Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
 -Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
 4. Bài tập 4:
 (SGK, T.30).
 5. Bài tập 5: 
(SGK, T.30).
- Trong cuộc họp đầu năm, Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi lại thường giúp đỡ bạn bè. Nếu Giang kể vắn tắt cho các bạn trong lớp nghe về một số thành tích học tập của Minh thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp hơn.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút).
 - Về nhà, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.28).
	 - Làm bài tập 6,7 (Sách bài tập,T.14). 
	 - Soạn văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh . Đọc kĩ và tóm tắt nội dung văn bản, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (T.33,34) - tiết sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc