HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt
- Lôi cuốn Hs tham gia các hoạt động về ngữ văn.
- Rèn cho Hs thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm thơ, kể chuyện.
II. Chuẩn bị
Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
Hs: Chuẩn bị một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.
3. Bài mới: Để hệ thống lại tất cả những văn bản đã học, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thi kể chuyện. Ngoài ra việc kể chuyện còn giúp chúng ta ăn nói lưu loát hơn, tự tin hơn trước đám đông.
Tuần: 17 Ngày soạn: 15/12/2012 Tiết: 65 - 66 Ngày dạy: 17/12/2012 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu cần đạt - Lôi cuốn Hs tham gia các hoạt động về ngữ văn. - Rèn cho Hs thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm thơ, kể chuyện... II. Chuẩn bị Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án. Hs: Chuẩn bị một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs. 3. Bài mới: Để hệ thống lại tất cả những văn bản đã học, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thi kể chuyện. Ngoài ra việc kể chuyện còn giúp chúng ta ăn nói lưu loát hơn, tự tin hơn trước đám đông. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn các em thi kể chuyện theo nhóm (khoảng 20 phút) Dựa vào những điều Sgk đã hướng dẫn, các em sẽ thi kể chuyện với nhau theo nhóm. Một bạn kể, các bạn khác lắng nghe, bổ sung. Tương tự, lần lượt các bạn sẽ kể với nhau theo hình thức như vậy. Hoạt động 2: Hs thi kể chuyện trước lớp Thi kể chuyện trước lớp, các em phải có lời mở đầu và biết cảm ơn khi kết thúc. Chẳng hạn, trước khi mở đầu các em có thể nói Thưa cô và các bạn, em xin kể câu chuyện... ; và khi kết thúc có thể nói: Câu chuyện của em đã kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Hs lần lượt kể câu chuyện mình yêu thích nhất trước lớp. Gv cho Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, uốn nắn về tác phong, giọng kể và cho điểm với mỗi bài nói của Hs. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe. I. Thi kể chuyện theo nhóm II. Thi kể chuyện trước lớp III. Hướng dẫn tự học - Tiếp tục tập kể chuyện. - Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 17 Ngày soạn: 20/12/2012 Tiết: 67 Ngày dạy : 22/12/2012 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục đích kiểm tra - Tiết kiểm tra nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tiếng Việt từ đầu năm đến nay cho hs. Qua đó, gv đánh giá khả năng tiết thu, vận dụng kiến thức của hs . - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nói và viết . - Học sinh có ý thức tích hợp với văn bản, tập làm văn . II. Hình thức kiểm tra - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Tổ chức: Cho HS làm bài tại lớp, thời gian 45 phút. III. Thiết lập ma trận - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng chủ yếu của phân môn Tiếng Việt trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì I về các chủ đề từ vựng, ngữ pháp. - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá thuộc các đơn vị kiến thức: Từ vựng (từ mượn, nghĩa của từ); ngữ pháp: từ loại (danh từ, động từ, tính từ); cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ). - Xác định khung ma trận. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Từ vựng - Nhận biết nguồn gốc của từ mượn. - Hiểu nghĩa của từ để nhận ra lỗi dùng từ. Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10% Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Chủ đề 2: Từ loại - Biết viết đúng danh từ riêng. - Hiểu nghĩa của từ để nhận diện động từ. - Biết đặc điểm của các loại tính từ. - Từ việc phân tích cấu tạo của câu để xác định chức vụ ngữ pháp của danh từ. - Nêu được ví dụ về các loại tính từ. Số câu: 4 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ 35% Số câu: 4 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ 35% Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 0.5 Số điểm: 1.0 Chủ đề 3: Cụm từ - Hiểu đặc điểm của cụm động từ để nhận diện cụm động từ có cấu tạo đầy đủ. - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cụm danh từ, phân tích cấu tạo của cụm danh từ đã sử dụng Số câu: 2 Số điểm: 5.5 Tỉ lệ 55% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10. Tỉ lệ 100% Số câu: 3.5 Số điểm: 2.5 25% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 15% Số câu: 1.5 Số điểm: 6.0 60% Số câu: 8 Số điểm: 10 IV. Câu hỏi đề kiểm tra theo ma trận I. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng 0,5 điểm). Câu 1: Trong các cụm động từ sau, cụm từ nào có cấu tạo đầy đủ? A. Đi học; B. Sẽ đi; C. Đang đi; D. Đang đi học Câu 2: Từ “bó” trong câu: “Tôi bó lúa.” chỉ điều gì? A. Tính chất B. Trạng thái C. Hành động D. Màu sắc Câu 3: Trong các ví dụ sau, đâu là từ mượn gốc Hán? A. Ti vi B. In-tơ-nét C. Bơm D. Hi sinh Câu 4: Danh từ “lao động” trong câu: “Lao động là vinh quang. ” giữ chức vụ ngữ pháp nào trong câu? A. Chủ ngữ; B. Vị ngữ C. Trạng ngữ; D. Phụ ngữ Câu 5: Từ “thăm” trong câu: “Chủ nhật tuần này, mẹ cho em đi thăm quan Nha Trang.” mắc lỗi nào? A. Dùng lặp từ B. Dùng lẫn lộn từ gần âm. C. Dùng từ không đúng nghĩa D. Dùng từ không đúng phong cách Câu 6: Cách viết hoa nào sau đây được coi là đúng? A. Bạn Phạm thanh Hà quê ở hà nội. B. Bạn Phạm Thanh Hà quê ở Hà Nội. C. Bạn Phạm thanh Hà quê ở Hà Nội. D. Bạn Phạm thanh Hà quê ở hà Nội. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Có mấy loại tính từ? Đó là những loại nào? Mỗi loại nêu ít nhất 3 ví dụ? Câu 2: (5.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu về góc học tập của em. Trong đoạn văn có dùng cụm danh từ. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ ấy. V. Hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu 0.5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D C D A B B B. Phần tự luận: Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1: Câu 2: * Học sinh nêu được ba ý sau: - Có hai loại tính từ: + Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ: trắng, xinh, vàng,... + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ: đỏ ối, xanh lét, bé tẹo, ... 1. Về hình thức: Bài làm của học sinh cần đảm bảo dấu hiệu hình thức của đoạn văn; sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng... 2. Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng cơ bản phải đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu được đối tượng sẽ kể. - Giới thiệu chi tiết về góc học tập: + Vị trí, đặc điểm, vai trò của góc học tập. + Hành động thể hiện việc sử dụng góc học tập cẩn thận, hiệu quả, ** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. 1.0 điểm 1.0 điểm điểm 4.0 điểm VI. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần: 17 Ngày soạn: 22/12/2012 Tiết: 68 Ngày dạy : 24/12/2012 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I A. Mức độ cần đạt - Củng cố những kiến thức đã học ở học kỳ I về các phần tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn. - Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài thi học kì I. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về : Văn bản; Làm văn; Tiếng Việt 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhớ lại, so sánh, kể chuyện, phân tích, tổng hợp; Kĩ năng viết các đoạn văn, làm bài văn..; Kĩ năng dùng từ đúng, chuẩn xác 3. Thái độ: Thái độ học tập, lòng say mê, yêu thích các tác phẩm văn học, tinh thần, thái độ học tập và làm bài thi. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .) 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3. Bài mới: Để hệ thống hóa kiến thức đã học về phần tiếng Việt, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì I * Hướng dẫn hs ôn tập các văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 6 HKI Phần này gv hướng dẫn hs chú ý một số nội dung cơ bản theo gợi ý trong Sgk/157. Trong chương trình ngữ văn 6 tập I em đã được học những thể loại văn học dân gian nào? Kể tên các văn bản đã học? - Gv dẫn dắt và rút ra bài học cho học sinh hiểu. Liên hệ với thực tế. * Hướng dẫn học sinh ôn tập phần Tiếng Việt - Gv hướng dẫn học sinh ôn tập lại phần lý thuyết Tiếng Việt theo gợi ý Sgk. * Hướng dẫn HS ôn tập phần Tập làm văn. Thế nào là văn tự sự? Nêu các bước làm bài văn tự sự? Khi tìm hiểu đề, chúng ta cần thực hiện các thao tác nào? Mục đích của việc thực hiện những thao tác ấy là gì? (Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng,...) Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Nêu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản? Gv lưu ý HS sau khai viết xong cần phải đọc để kiểm tra lại bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Hướng dẫn Hs làm bài kiểm tra học kì I trong Sgk trang 159,160,161 Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học I. Nội dung ôn tập: 1. Phần Văn học: Các thể loại và các tác phẩm văn học dân gian chia theo thể loại: - Truyền thuyết. - Cổ tích. - Truyện ngụ ngôn. - Truyện cười. - Truyện trung đại. 2. Phần Tiếng Việt a. Lý thuyết * Về từ vựng: - Từ - cấu tạo của từ. - Nghĩa của từ. - Từ mượn. * Lỗi dùng từ thường gặp * Từ loại và các cụm từ 3. Phần Tập làm văn a. Khái niệm b. Cách làm bài văn tự sự: 4 bước - Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý. - Bước 2: Lập dàn ý. Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bước 3: Viết bài. - Bước 4: Đọc- sửa bài. II. Luyện tập Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (Sgk/159) III. Hướng dẫn tự học - Tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì. - Soạn bài: Chương trình địa phương; - Ôn tập tiếng Việt để tiết sau trả bài. E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: