Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 đến 16 - Phạm Thị Ngọc Diệp

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 đến 16 - Phạm Thị Ngọc Diệp

TUẦN 13

Tiết 49-50: Ngày soạn:

 Ngày dạy:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I/ Mục tiêu cần đạt:

- HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.

- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm

- Rèn luyện các kĩ năng viết văn. Ap dung những câu chuỵên trong cuộc sống vào bài làm của mình.

- Giáo dục tính tự giác và trung thực khi làm bài.

II/ Chuẩn bị bài học:

- Giáo viên: Ra đề vừa sức với HS

- Học sinh: On tập để kiểm tra.

III/ Tiến trình lên lớp:

 1) Ổn định lớp:

 2) GV ghi đề lên bảng

 Đề bài: Kể về chuyện vui sinh hoạt của em.

1. Yêu cầu chung: (1,5 đ)

- Kể về một chuỵên vui xảy ra trong đời sống thường ngày.

- Giọng kể cần dí dỏm ,có thể gây cười. Tuy vui nhưng câu chuyện phải có ý nghĩa với đời sống.

(Chuyện nhận nhầm, chọn nhầm, ăn quà vặt, đi đêm bị ma dọa )

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 đến 16 - Phạm Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết 49-50:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ Mục tiêu cần đạt:
- HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.
- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm
- Rèn luyện các kĩ năng viết văn. Aùp dung những câu chuỵên trong cuộc sống vào bài làm của mình.
- Giáo dục tính tự giác và trung thực khi làm bài.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Ra đề vừa sức với HS
- Học sinh: Oân tập để kiểm tra.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) GV ghi đề lên bảng
 Đề bài: Kể về chuyện vui sinh hoạt của em.
1. Yêu cầu chung: (1,5 đ)
- Kể về một chuỵên vui xảy ra trong đời sống thường ngày.
- Giọng kể cần dí dỏm ,có thể gây cười. Tuy vui nhưng câu chuyện phải có ý nghĩa với đời sống.
(Chuyện nhận nhầm, chọn nhầm, ăn quà vặt, đi đêm bị ma dọa)
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài (1,5 đ)
- Nhắc lại không gian và thời gian xảy ra câu chuyện vui.
- Chuyện vui đó đã làm em nhớ mãi? Vì sao?
b) Thân bài (4,5đ)
- Chuyện bắt đầu thế nào? Diễn biến làm xảy ra mâu thuẫn gì đáng cười (nhận nhầm quà ăn tết, bị ma dọa)
- Giải quyết mâu thuẫn với nhau vui vẻ ra sao?
- Suy nghĩ để rút ra kinh nghiệm vì có khi vui mà gây hại.
c) Kết bài (1,5đ)
- Những chuyện vui thời thơ ấu để lại ấn tượng gì?
- Hãy sống với nhau bằng các chuyện vui để cho cuộc sống thêm lạc quan, hăm hở hay trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
 3. Thu bài
- Nhận xét việc làm bài của HS
 4. Hướng dẫn
- Về nhà xem lại đề bài đã làm
- Soạn: “Treo biển”, “Lợn cưới áo mới”
- Thế nào là truyện cười? Truyện cười nhằm phê phán điều gì?
- Tóm tắt nội dung cốt truyện.	
Tiết 51:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
Văn Bản: TREO BIỂN
 LỢN CƯỚI ÁO MỚI
 (Truyện cười)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu thế nào là truyện cười
- Hiểu nội dung ý nghĩa gây cười trong hai câu chuỵên “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”
- Kể lại được truyện cười này.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích truyện cười rút ra được bài học ý nghĩa cho bản thân.
- Giáo dục HS không nên khoe khoang.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tốt ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”. Qua câu chuyện đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
	3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tiếng cười giúp cho cuộc sống thên tươi đẹp hơn. Tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui, có tiếng cười sâu cay, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù
Chương trình ngữ văn 6 giới thiệu 2 truyện cười. Mặc dù vậy, hai truyện cười này cũng phản ánh được một số điểm tiêu biểu của thể loại truyện cười và sự độc đáo sâu sắc của tiếng cười dân gian Việt Nam.
b) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
? Thế nào là truyện cười? Nó có khác gì so với các truyện dân gian khác?
*Hoạt động 2:
Gọi HS đọc văn bản.
?: Nội dung của tấm biển treo ở cửa hàng có mấy yếu tố?
?: Những yếu tố đó có vai trò như thế nào?
- Bốn yếu tố đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ?
H: Có mấy người góp ý về cái biển để ở cửa hàng bán cá?
H: Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
- Thoạt nghe ý kiến của từng người có lí song không phải, bởi vì họ không nghĩ đến chức năng, ý nghĩa của những yếu tố khác mà học cho là thừa trên biển quảng cáo về mối quan hệ của nó với những yếu tố khác.
H: Vì sao họ lại có ý kiến như vậy?
H: Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười?
- Ta cười vì sự không suy xét ngẫm nghĩ của chủ cửa hàng, không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và để làm gì.
H: Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất?Vì sao?
(GV phân tích ý này)
-Tiếng cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
-Gọi HS đọc văn bản.
H: Em hiểu thế nào là tính khoe của?
H: Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? 
H: Lẽ ra anh phải hỏi ra sao?
-Lẽ ra chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?
H: Từ “lợn cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng ra và là thông tin cần thiết cho người hỏi không?
-Người được hỏi không cần biết con lợn được dùng vào việc gì: lợn cưới hay lợn tang.
H: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào?
-Tính khoe của của anh ta đã biến anh thành trẻ con “già được bát canh, trẻ được manh áo mới”
H:Điều bộc lộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không?
H: hãy phân tích yếu tố thừa của câu hỏi?
H: Đọc truyện này vì sao em cười?
H: Truyện nêu lên ý nghĩa gì?
H: Qua truyện này người ta muốn giáo dục chúng ta điều gì?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
I. Khái niệm truyện cười (SGK)
II. Đọc – hiểu văn bản:
1) Nội dung tấm biển: co 4 yếu tố
- “Ở đây”-> Thông báo địa điểm cửa hàng.
- “Có bán”->hoạt động của cửa hàng
- “Cá”->loại mặt hàng.
- “Tươi”-> chất lượng hàng.
2)Ý kiến của mọi người
- Có 4 người “góp ý” về cái biển.
- Những người góp ý chỉ quan tâm đến một hoặc một số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, không thấy ý nghĩa tầm quan trọng của các thành phần khác.
c) Chi tiết đáng cười
Mỗi lần góp ý nhà hàng không cần suy xét “Nghe nói ,bỏ ngay”
->Cười vì nghe không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.
* Ý nghĩa
 Truyện phê phán những con người không có chủ kiến, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.
* Bài học:
 Khi làm bất cứ việc gì phải có chủ kiến của mình, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
*Ghi nhớ (SGK)
LỢN CƯỚI ÁO MỚI
(Đọc thêm)
Đọc văn bản
Tìm hiểu văn bản
a) Tính khoe khoang của anh chàng
-Tính khoe là thói thích tỏ ra trưng ra cho người ta biết mình là giàu có.
* Anh đi tìm lợn khoe của lúc như có việc lớn- lợn để làm cổ cho đám cưới lại bị sỏng mất.
-Từ “ lợn cưới không phải là từ thích hợp để chỉ lợn sổng ->không phải là thông tin càn thiết.
*Anh có áo mới thích khoe của đến mức may được cái áo mới không đợi đến ngày lễ hay đi đâu đó đem ra mặc ngay.
-Điệu bộ của anh ta không phù hợp , người ta hỏi về lợn anh lại giơ áo ra -> cố ý khoe nên anh ta đã biến điều người ta không hỏi thành nội dung thông báo.
=> Cười về hành động ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe, những hành động này đều quá lố bịch.
*Ý nghĩa:
Phê phán tính khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong XH.
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
4) Củng cố – dặn dò:
- Truyện cười là gì? Nêu ý nghĩa của hai truyện cười vừa học?
- Đọc bài đọcï thêm
- Làm BT trang 125
+ Cảm ơn những lời góp ý và giữ nguyên nội dung của tấm biển
+ Xóa biển và vẽ trên biển hình con cá đang bơi lội tung tăng khách sẽ hiểu.
- Qua truỵên “Treo biển”->khi dùng từ phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng thừa.
- Soạn: “Số từ và lượng từ” theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
Tiết 52:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được ý nghĩa về công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng,bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tốt ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cụm danh từ?Cho ví dụ?
	3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
-HS đọc VD SGK
-GV treo bảng phụ
H: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu?
H: Từ đôi trong câu có phải là danh từ? Vì sao?
- Từ “đôi” không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng vị trí của DT chỉ đơn vị : “1 đôi” cũng không phải số từ ghép như một trăm, một nghìn. Vì sau “một đôi” không thể sử dụng DT chỉ đơn vị còn sau một trăm,1 nghìn vẫn có thể có từ chỉ đơn vị. VD: 100 con trâu, không thể nói một đôi con trâu
H: Tìm một số từ có ý nghĩa khái quát và có công dụng như từ “đôi”
- Một số từ có có công dụng như đôi: cặp, tá, chục, yến
H: Xét các số từ ở các VD trên, em hãy cho biết nó đứng ở vị trí nào của cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
H: Số từ là gì? Có gì khác với DT chỉ đơn vị?
-Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2
-HS đọc VD SGK->GV treo bảng phụ.
H: Nghĩa của các từ in đậm trong câu có gì giống và khác với nghãi của số từ?
H: Lượng từ là những từ chỉ cái gì?
Hoạt động 3 (Phân loại)
H: Xếp các từ in đâïm nói trên vào mô hình CDT?
-GV treo bảng phụ, HS điền vào.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T1
T2
T1
T2
S1
S2
Các
Các
Những
Mấy vạn
Kẻ
Hoàng tử
Bướng bỉnh, quân sĩ
Thua trận
-Lượng từ có những ý nghĩa nào?Được chia làm mấy nhóm?
-Gọi HS đocï phần ghi nhớ
Hoạt động 4
I.Số từ
-Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi. 
*Lưu ý: Từ đôi không phải là số từ nó mang ý nghĩa chỉ đơn vị.
-Số từ đứng trước DT bổ sung ý nghĩa và só lượng cho DT.Khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau DT.
*VD: tầng một, tầng 2, tầng 3
*Ghi nhớ (SGK)
II. Lượng từ
-Giống với số từ :đứng trước DT.
-Khác với số từ
+Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sư vật.
+Lượng từ : chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
*Mô hình cụm DT có lượng từ.
-Lượng từ chỉ ý nghĩa tờn thể: cả, tất cả, tất thẩy.
-lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối :các, những, mọi, từng
*Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm số từ và xác định ý nghĩa
-Một (canh), ... động từ
Mô hình cụm động từ
Phần T
P TT
Phần S
Đã
Đi
Nhiều nơi
Cũng
Ra
Những câu đố oái oăm để hỏi người khác.
Lưu ý: Phần lớn phụ ngữ chỉ quan hệ TT, thể thức (đã, sẽ, đang, vừa, mới cùng,) và một số bổ ngữ chỉ cách thức của hành động làm thành tố phụ trước.
* Ghi nhớ 2 SGK
III.Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm cụm động từ
 a) Còn đang đùa nghịch sau nhà.
b) Yêu thương Mỵ Nương hết mực, muốn kén cho conxứng đáng
c) Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán..thông minh nọ
-Có gì thì đi hỏi em bé thông minh nọ.
-Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Bài tập 2.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Còn, đang
Muốn
Đành/ tìm cách
Đùa nghịch
Yêu thương
Kén
giữ
Sau nhà
Mỵ Nương hết mực
Cho conxứng đáng.
Sứ thầnthông minh nọ
Bài tập 3 : Nêu ý nghĩa các phụ ngữ
Hai động từ “chưa”, “không” đều có ý phủ định
-“Chưa” phủ định tương đối
-“Không” phủ định tuyệt đối.
Cách dùng hai từ này cho thấy sự thông minh nhanh nhẹn của em bé.
Bài tập 4 (HS tự làm)
-Truỵên “Treo biển” đã phê phán nhẹ nhàng người thiếu lập trường khi làm việc.
-Cụm động từ
Đã / phê phán/ nhẹ nhànglập trường. 
4) Củng cố – dặn dò:
- Xem lại nội dung bài hoho, học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập còn lại
- Soạn: “Mẹ hiền dạy con”
Tiết 62:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
Văn Bản: MẸ HIỀN DẠY CON
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
-Hiểu được thái độ , tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
-Hiểu được cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời trung đại.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện trung đại.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tốt ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt truyện “con hổ có nghĩa”? cho biết tại sao tác giả lại dựng lên câu chuỵên “con hổ có nghĩa” mà không phải là con người có nghĩa?
	3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tóm tắt theo từng sự việc
TT
Sự việc
Con
Mẹ
1
Nhà gần nghĩa địa
Bắt trước đào,chôn,lăn, khóc
Dọn nhà gần chợ
2
Nhà gần chợ
Bắt trước buôn bán điên đảo
Dọn nhà đến trường học
3
Nhà gần trường
Bắt trước học tập, lễ phép
Vui lòng với chõ ở mới
4
Nhà hàng xóm giết lợn
Thắc mắc hỏi mẹ
Nói đùa-hối hận mua thịt cho con ăn
5
Mạnh tử đi học
Bỏ học về nhà chơi
Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
* Hoạt động 2:
?: Ý nghĩa của việc dạy con trong 3 lần đầu là gì?
?: Ở hai sự việc sau về ý nghĩa có gì khác hai sự việc đầu?
?: Ở lần thứ 4 bà mẹ đã làm gì với con? Làm xong bà mẹ tự nghĩ về việc là của mình như thế nào?
?: Bà sửa chữa việc làm của mình bằng cách nào?
?: Ý nghĩa giáo dục con ở sự việc thứ 4 là gì?
?: Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng?
?: Hành động lời nói của bà mẹ thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì? Tác dụng của lời nói và hành động đó NTN?
?: Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh tử là người NTN?
?: Em có nhận xét gì về cách viết truỵên mẹ hiền dạy con?
?: Bài học trong truyện mẹ hiền dạy con là gì?
?: Tác dụng của việc dạy đó là gì?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3
-GV hướng dẫn cho HS tự làm
1/ Tóm tắt văn bản
2/Cách giáo dục con của mẹ thầy Mạnh tử
-Chọn môi trường sống thích hợp và có lợi cho việc hình thành nhân cách của con.
-Hai sự việc sau:
+Lần 4: Thể hiện chữ tín đối với con
+Lần 5: thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát để hướng con vào việc học tập chuyên cần.
3/ Bài học
-Dạy con trước hết phải chọn môi trường tốt cho con
-Dạy con trước hết phải dạy đạo đức, dạy lòng say mê học tập.
-Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc nhưng phải dựa trên tình thương yêu tha thiết mong muốn con nên người.
*Ghi nhớ (SGK)
III.Luyện tập.
4) Củng cố – dặn dò:
- Xem lại nội dung bài, học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm phần luyện tập
- Soạn: “ Tính từ và cụm tính từ”
TUẦN 16
Tiết 63:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
-Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản
-Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
-Biết sử dụng các loại tính từ khi viết văn.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tốt ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là cụm động từ? Cụm động từ được cấu tạo NTN? Lấy ví dụ phân tích?
	3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
-HS đọc VD SGK
?: bằng những kiến thức đã học, em cho biết tính từ là gì?
?: Em hãy tìm tính từ trong các đoạn văn vừa đọc?
?: Tìm thêm một số tính từ mà em biết?
?: Tà các tính từ vừa tìm được em cho biết tính từ có ý nghĩa khái quát NTN?
Hoạt động 2
-Khả năng kết hợp ở động từ và tính từ NTN?
?: Khả năng làm VN-CN của TT và động từ có gì khác nhau? Cho ví dụ?
*GV khái quát -> gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3:
Trong số các TT vừa tìm được, những TT nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ? (rất, hơi, khá, lắm, quá)
?: Những từ nào không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ?
?: Vì sao có nhứng tính từ kết hợp được với những TT chỉ mức độ và có những từ loại không kết hợp được?
?: Từ những phân tích trên em cho biết có mấy loại TT?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 4: 
?: HS đọc ví dụ
?: Tìm TT trong phần in đậm ở hai VD trên?
?: Những từ ngữ nào đứng trước hoặc đứng sau TT làm rõ ý nghĩa cho các TT em vừa tìm được?
?: Những từ đứng trước đứng sau TT được gọi là gì? Chúng làm nhiệm vụ gì?
?: chúng bổ sung cho TT trung tâm những ý nghĩa gì?
-Lấy VD
?: Dựa vào các bài học trước về cum DT, cụm ĐT hãy vẽ mô hình cho cụm TT?
-Goi HS đọc phần ghi nhớ
I. Đặc điểm của TT
a)Bé , oai
b)vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
VD: Xanh, đỏ, tím, vàng, cay, mặn, chát, chua
2/ Ý nghĩa khái quát
TT là những từ chỉ tính chất.
3/ So sánh TT với ĐT
-Khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn ở ĐT và TT là như nhau.
-Khả năng kết hợp với hãy , đừng , chớ TT bị hạn chế hơn.
-Khả năng làm CN TT và ĐT như nhau.
-Khả năng làm VN TT hạn chế hơn.
*Ghi nhớ SGK
II.Các loại TT
-TT tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
-TT tuyệt đối : (Không kết hợp với từ chỉ mức độ)
*Ghi nhớ (SGK)
III Cụm TT
-TT: yên tĩnh, nhỏ, sáng.
-Những từ đứng trước: vốn, đã, rất.
-Những từ đứng sau: lại, vằng vặc, ở trên không.
=>Phụ nữ bổ sung ý nghĩa cho TT cùng với TT tạo thành cụm TT.
+Phụ nữ trước: chỉ quan hệ thời gian, mức độ, tính chất, khẳng định hay phủ định
+Phụ ngữ sau: Chỉ sự so sánh, mức độ, vị trí,nguyên nhân, đặc điểm, tính chất, phạm vi.
Mô hình cụm TT
Phần T
P TT
Phần S
-Vốn, đã, rất
Yên tĩnh
Nhỏ
sáng
Lại
Vằng vặc/ở trên sông.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm cụm TT?
a) San san như con đĩa
b) Chần chẫn như cái đoàn cân
c) Bè bè như cái quạt thóc
d) Tun tủn như cái chổi rễ cùn.
Bài tập 2: tác dụng của TT và phụ ngữ so sánh ở BT 1
-Về cấu tạo: các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm.
-Về hình ảnh mà TT gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như “con voi”.
-Về đặc điểm chung của năm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
Bài tập 3: So sánh cách dùng ĐT và TT trong bài : “ôngvàng”
-Động từ và TT được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước thể hiện sự thay đổi của con cá vàng trước những đòi hỏi quá quắt của mụ vợ ông lão.
1.Gợn sóng êm ả
2.Nổi sóng
3.Nổi sóng dữ dội
4.Nổi sóng mù mịt
5.Nổi sóng ầm ầm.
Bài tập 4: Những TT được in dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo khổ. MỖi lần thay đổi TT là cuộc sống tốt đẹp hơn.Nhưng cuối cùng TT dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ.
-Sứt mẻ / sứt mẻ
-Nát/nát
4) Củng cố – dặn dò:
- Xem lại nội dung bài, học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm các bài tập còn lại.
- Soạn: “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”
Tiết 64:	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
-Đánh gía được ưu, khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của bài TLV
-Tự sửa lỗi chính tả, dùng từ ,viết câu trong bài văn.
-Rèn kĩ năng làm bài, nhận biết được những lỗi thường mắc phải.
II/ Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên: Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng.
- Học sinh: Chuẩn bị bài tốt ở nhà.
III/ Tiến trình lên lớp:
	1) Ổn định lớp:
	2) Trả bài
A/ GV chép đề lên bảng
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS lập dàn ý->Gv dựa vào phần đáp án để cung cấp cho HS
B/ Nhận xét
1/ Ưu điểm
-Nhìn chung các em đều hiểu đề, kể chuyện theo đúng yêu cầu của đề bài.Một số bài làm tương đối tốt, chữ viết sạch đẹp,gọn gàng, ít sai lỗi chính tả.
2/Nhược điểm
-Nhiều bài làm chưa sâu sắc, mới chỉ liệt kê được các sự việc không nêu rõ được sự việc nào có ý nghĩa.
-Chưa có cốt truyện, không xây dựng được tình huống.
-Kể đơn điệu, các c hi tiết, các sự việc rời rạc, không có sự liên kết.
-Chưa nêu được bài học rút ra từ chuyện mình kể.
-Chữ viết xấu, sai lỗi chính tả nhiều, viết hoa tự do, không viết hoa DT riêng.
-Câu què, cụt hoặc quá dài.
-Cách dùng từ đặt câu còn vụng.
-Bài viết tẩy xóa nhiều.
3/ GV trả bài cho HS
-Đọc một số bài làm tốt để HS trong lớp học hỏi.
-Yêu cầu những HS dưới điểm 5 về nhà làm lại bài vào vở.
4) Củng cố – dặn dò
- Soạn: “ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van t1316.doc