Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48

Tập làm văn:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ -

KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3

A/ Mức độ cần đạt

- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

- Nhận diện được đề văn tự sự kể chuyện đời thường.

- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Nhân vật sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.

- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.

2. Kĩ năng: Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.

3. Thái độ: yêu thích môn học, yêu thích kể chuyện đời thường.

C/ Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	 Ngày soạn : 09/ 11/ 2012
Tiết 45	 Tập làm văn: 	 Ngày dạy: 12/ 11/ 2012
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ -
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Nhân vật sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng: Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
3. Thái độ: yêu thích môn học, yêu thích kể chuyện đời thường.
C/ Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1............................................................ 6a2..........................................................
 6a3............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể về một lần ra thành phố?
3. Bài mới: 
* Lời vào bài: Cuộc sống vô cùng phong phú. Mỗi ngày trôi qua, các em gặp gỡ, chuyện trò vời nhiều người, được chứng kiến nhiều sự việc diễn ra trong đời thường. Vậy làm sao để kể cho người khác cùng biết những sự việc đã diễn ra với mình? Bài học hôm nay chung ta sẽ tìm hiểu.
* Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
- Gv: Văn tự sự là văn kể về người, kể về sự việc. Khi kể sự việc cần chú ý những nội dung gì? Khi kể về nhân vật cần quan tâm đến điều gì?
- Hs: Trả lời.
- Gv: em hãy cho biết các bước làm bài văn tự sự?
- Hs: Trả lời.
Luyện tập
Gọi HS đọc đề SGk /119.Yêu cầu của đề văn tự sự kể chuyện đời thường là gì?
- Hs: Trả lời
- Gv: Em có thể ra một đề bài tương tự không?
- Hs: Kể chuyện một buổi chiểu thứ 7 ở gia đình em; Một chiều chủ nhật hè năm ngoái thật đáng nhớ.
Gv chọn 1 đề cho Hs luyện tập các bước làm bài văn. Hs đọc bài tham khảo.
- HSTLN: lập dàn bài
- Gv gợi ý: mở bài làm gì? Phần thân bài gồm có những ý nào? Khi kể về một nhân vật cần chú ý những gì? (Đặc điểm nhân vật, có cá tính, sở thích, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa ). Kết bài thường có nội dung gì?
- Hs các nhóm trình bày dàn bài của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs: Luyện tập viết đoạn văn
- Gv: Cho mỗi nhóm viết mỗi ý.
 Hướng dẫn tự học
- Chọn một đề kể về nhân vật, lập dàn ý, xác định ngôi kể và viết bài văn hoàn chỉnh theo trình tự hợp lí.
* Hướng dẫn bài viết số 3
Mở bài: Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo của em.
Thân bài: 
- Kể sơ qua về ngoại hình, tuổi tác, tính tình, công việc thầy (cô) giáo.
- Việc làm của thầy (cô) giáo đối với em:
+ Quan tâm lo lắng nhắc nhở em trong học tập
+ Động viên khích lệ em mỗi khi em tiến bộ.
+ Uốn nắn, dạy bảo tỉ mỉ kịp thời.
+ Giúp em lấy lại các kiến thức đã học, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em
Cách ứng xử của thầy (cô) giáo em đối với lớp, bạn bè đồng nghiệp.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo.
- Lòng biết ơn của em
I. Củng cố kiến thức
 - Sự việc: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Nhân vật: Tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm
- Các bước làm bài văn tự sự
+ Tìm hiểu đề
+ Lập dàn ý
+ Chọn ngôi kể, lời kể
+ Viết bài
II. Luyện tập
1. Đề văn kể chuyện đời thường
- Vd : một số đề SGK/ 119 
- Yêu cầu: Kể về những chuyện thường ngày đã trãi qua, nhân vật, sự việc có thật.
2. Các bước làm bài văn kể chuyện đời thường
* Đề bài: Kể về thầy cô giáo của em
a. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Văn kể chuyện
- Nội dung: kể về thầy (cô) 
b. Lập dàn ý 
+ Mở bài. 
Giới thiệu được khái quát về thầy(cô)giáo.
+ Thân bài 
- Giới thiệu tuổi tác, hình dáng, tính tình của thầy(cô)giáo.
- Cách giảng dạy, sự quan tâm của thầy (cô) giáo đối với học sinh, đặc biệt là đối với em.
- Tình cảm thái độ của em đối với thầy (cô) giáo.
+ Kết luận: Cảm nghĩ của em về thầy (cô ) giáo.
c. Viết đoạn văn
 III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường vào vở bài tập.
* Hướng dẫn bài viết số 3: Củng cố lí thuyết kể chuyện đời thường. Chú ý lập dàn ý cho dạng đề yêu cầu kể về nhân vật 
 Em hãy kể về thầy (cô) giáo của em
E/ Rút kinh nghiệm:
 Tuần 12	 Ngày soạn: 10/ 11/ 2012
Tiết 46	 	 Ngày dạy: 12/ 11/ 2012
Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ, lượng từ trong khi nói và viết.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: Khái niệm số từ và lượng từ
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ cú pháp của số từ và lượng từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
3. Thái độ: có ý thức sử dụng số từ lượng từ để thông tin cụ thể, chính xác.
C/Phương pháp: phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận.
D/Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 6a1....................................................... 6a2........................................................ 
 6a3........................................................ 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
* Lời vào bài: Số từ và lượng từ xuất hiện trong ngôn ngữ Tiếng Việt không nhiều nhưng nó thường đi kèm với danh từ bổ nghĩa cho danh từ. Để hiểu số từ, lượng từ là gì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
* Bài mới: 
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung 
Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ.
- HS đọc 2 ví dụ sgk
- Gv: Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì ?
- Hs: Tất cả các từ đều bổ nghĩa cho danh từ.
a, Bổ nghĩa về số lượng ( đứng trước danh từ ).
b, Bổ nghĩa về thứ tự ( đứng sau danh từ ).
- Gv: Từ “đôi” trong câu a có phải là số từ không ? Vì sao?
- Hs: Nó không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị.
- GV: Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”? 
- Hs: chục, tá, cặp 
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK .
Nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ.
- Gv: Nghĩa của các từ: Các, những, cả, mấy có gì giống và khác nghĩa của số từ ?
- Hs: Giống : Đều đứng trước danh từ .
 - Khác : Số từ chỉ lượng hoặc chỉ thứ tự sự vật .
Phân loại lượng từ 
Gv: Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ ?
Phần trước
Phần trung tâm 
Phần sau
t2
t1 
T1
T2
S1
S2
Cả
các 
những
mấy vạn
kẻ
hoàng tử
tướng lính
quân sĩ
thua trận
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể : Cả, tất cả, tất thảy 
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : các, mọi, những, mỗi, từng 
Luyện tập
Bài1: Hs đọc yêu cầu và thảo luận nhóm xác định số từ, lượng từ.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu, Gv hướng dẫn, Hs làm việc độc lập 
Bài 3: Gv hướng dẫn Hs, lấy thêm Vd để hs rõ 
- lần lượt từng học sinh vào lớp.
- mỗi người mỗi bông hoa.
- HSTL phân biệt mỗi và từng.
- Gv chôt ý cho ghi
Bài 4: Gv yêu cầu HS đặt câu
Hướng dẫn tự học
- Xác định số từ lượng từ trong truyện Em bé thông minh.
- Chuẩn bị bài Chỉ từ: tìm hiểu chức năng, đặc điểm, chức vụ cú pháp của chỉ từ.
I. Tìm hiểu chung
1. Số từ :
* Vd sgk/128
 a. - Hai, một trăm, chín, một 
-> Đứng trước danh từ bổ sung ý nghĩa số lượng.
 b. - sáu -> chỉ thứ tự sự vật đứng sau danh từ.
=> Số từ
- Từ “đôi” không phải số từ mà là danh từ chỉ đơn vị.
* Chú ý: danh từ chỉ đơn vị có thể kết hợp với số từ đứng trước: một tá, một đôi, một cặp...
* Ghi nhớ (SGK/128)
2. Lượng từ:
* VD sgk/129
- Các, những, cả, mấy -> Chỉ lượng ít hoặc nhiều cử sự vật => Lượng từ. 
- Cả: lượng từ chỉ toàn thể.
- Các, những, mấy: chỉ ý tập hợp hay phân phối.
* Ghi nhớ SGK/129
3. Phân biệt số từ với lượng từ.
- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự(một, hai, ba, nhất nhì...)
- Lượng từ: Chỉ lượng ít hay nhiều không cụ thể( những, mấy, hầu hết, các, ...)
II. Luyện tập : 
Bài 1 sgk/129 các số từ
Một canh .. hai canh  lại ba canh 
->Số từ chỉ số lượng
Canh bốn, canh năm  ->Số từ chỉ thứ tự
Sao vàng năm cánh. ->Số từ chỉ số lượng.
Bài 2 sgk/129
Trăm, ngàn, muôn-> chỉ ý rất nhiều => Lượng từ 
Bài 3 sgk/129
Phân biệt sự khác nhau giữa mỗi, từng 
+ Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể
+ Khác: Từng mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết các thể này đến cá thể khác. 
Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng môi cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. 
Bài 4: Đặt câu với số từ lượng từ
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.
- Xác định số từ và lượng từ trong mỗi tác phẩm truyện đã học.
* Bài mới: Soạn bài Chỉ từ
E/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	 Ngày soạn: 08/ 11/ 2012
Tiết 47-48	 Tập làm văn: 	 Ngày dạy: 15/ 11/ 2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – 
VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG.
I. Mục đích kiểm tra.
- Xác định đúng kiểu bài văn tự sự. Viết được bài văn tự luận theo yêu cầu tự sự.
- Nắm được nội dung chính của truyện để kể. Biết sử dụng một số yếu tố miêu tả và tự sự.
- Biết tóm tắt truyện, chọn lọc chi tiết và viết thành bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần.
II. Hình thức kiểm tra.
- Hình thức: Tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra phần tự luận 90 phút.
III. Biên soạn đề kiểm tra.
 Đề bài: Em hãy kể về thầy (cô) giáo của em ( người quan tâm lo lắng và động viên em học tập)
IV. Hướng dẫn chấm, biểu điểm
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
Yêu cầu chung
- Làm đúng kiểu bài văn kể chuyện đời thường có bố cục ba phần.
- Xác định đúng ngôi kể thứ nhất và đối tượng cần kể là thầy (cô) giáo
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bớ cục 3 phần
* Mở bài:. Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo của em. 
* Thân bài: 
- Kể sơ qua về ngoại hình, tuổi tác, tính tình, công việc thầy (cô) giáo.
- Việc làm của thầy (cô) giáo đối với em:
+ Quan tâm lo lắng nhắc nhở em trong học tập
+ Động viên khích lệ em mỗi khi em tiến bộ.
+ Uốn nắn, dạy bảo tỉ mỉ kịp thời.
+ Giúp em lấy lại các kiến thức đã học, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em
Cách ứng xử của thầy (cô) giáo em đối với lớp, bạn bè đồng nghiệp.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo.
- Lòng biết ơn của em
- Lời hứa.
1.0điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
 ***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 Ngu Van 6 Tiet45464748.doc