Giáo án Ngữ văn 6 tiết 99, 100, 101

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 99, 100, 101

Tiết 99,100 Văn bản: Lượm

Tố Hữu

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu bài dạy :Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.

- Thấy được giá trị nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, thể thơ 4 chữ

- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩacủa các từ láy, hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.

- Cảm phục tự hào về hình ảnh Lượm, một thiếu niêndũng cảm trong kháng chiến chống Pháp.

II. Chuẩn bị

Thầy: nghiên cứu tài liệu - soạn bài

Trò: đọc bài, trả lời câu hỏi trong sgk

B. Phần thể hiện trên lớp

ã ổn định tổ chức

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 99, 100, 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 99,100 Văn bản: Lượm
Tố Hữu
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài dạy :Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.
- Thấy được giá trị nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, thể thơ 4 chữ
- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩacủa các từ láy, hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
- Cảm phục tự hào về hình ảnh Lượm, một thiếu niêndũng cảm trong kháng chiến chống Pháp.
II. Chuẩn bị
Thầy: nghiên cứu tài liệu - soạn bài
Trò: đọc bài, trả lời câu hỏi trong sgk
B. Phần thể hiện trên lớp
ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng từ đầu đến lấy sức đâu mà đi của bài “ Đêm nay Bác không ngủ”. Em cảm nhận được gì về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Đáp án ,biểu điểm:
- hs đọc đúng, diễn cảm (4đ)
- Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp lối kể chuyện kết hợp với miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị cảm động.(3đ)
- Nội dung: bài thơ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc rộng của Bác với và nhân dân đồng thời thể hiện lòng yêu kính cảm phục của anh đội viên với lạnh tụ.(3đ)
II. Bài mới
Giới thiệu bài: Thiếu nhi VN trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng kiên cường mà vẫn luôn hồn nhiên vui tươi. Lượm là một người trong những em bé đồng chí nhỏ như thế.
đọc chú thích *
Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội trở vào Huế khi quê hương đáng đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạcLượm nhí nhảnh vui tươi, ít lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường đi công tác. Tác giả nghẹn ngào thương nhớ cảm phục và viết bài thơ kẻ lại câu chuyện này.
Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? ngắt nhịp ra sao?
Thể thơ 4 chữ, ngắt nhịp 2/2 chẵn, rất thích hợp với lời kể chuyện (ngắn,nhanh)
 Bài thơ trữ tình kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm.
Nêu yêu cầu đọc: giọng vui tươi, nhí nhảnh, phân biệt đối thoại, ngắt nhịp ở 2 câu thơ đặc biệt 2 tiếng và câu hỏi tu từ.Nhịp thơ chậm gãy khúc. Lưu ý các từ láy cần đọc nhấn mạnh .
đọc
đọc
Nhận xét
Giải nghĩa các từ thuộc chú thích 1,3,5,6,9
Bài thơ tả về Lượm qua những sự việc nào? bằng lời của ai?
Tả qua hình dáng tính cách, hoạt động cũng như công việc của chú bé .Những sự việc này đ]ợc bộc lộ qua sự hồi tưởng , tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc của tác giả.
Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoàn?
chia làm 3 đoạn
đoạn 1: từ đầu đến chấu đi xa dần => Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
đoạn 2: tiếp đến hồn bay giữa đồng => Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
Đoạn 3: còn lại => Hình ảnh Lượm còn sống mãi
chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo bố cục trên.
Tác giả gặp Lượm trong hoàn cảnh nào?
Ngày Huế đố máu
[...] Tình cờ chú cháu
Gắp nhau hàng bè
Đọc th ầm đoạn 1
Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thơ thứ 2 đến khổ thứ 5 đã được tác giả miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể?
- Hình dáng: Chú bé loắt choắt
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh
 Ca lô đội lệch
- Cử chỉ: Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu ngênh ngênh
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng
 Cháu cười híp mĩ
- Lời nói: Cháu đi liên lạc
 [...] Thích hơn ở nhà
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp trong đoạn thơ?
Sử dụng nhiều từ láy, thể thơ 4 chữ nhịp nhanh, phép so sánh độc đáo kết hợp hài hoà các vần trắc, bằng ở cuối mỗi dòng thơ góp phần khắc hoạ sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
Qua những từ láy “ loắt choắt, thoắn thoắt, nghêng nghêng” gợi cho em sự cảm nhận như thế nào?
- Loắt choắt: Rất bé , gầy người như sắt lại dáng nhỏ bé mà nhanh nhẹn.
- Thoăn thoắt: rất nhanh, vụt chỗ này, vụt chỗ khác, ấn hiện bất ngờ.
- Nghênh nghêng : nhìn ngang ngó dọc ngó ngang tò mò hiếu động.
Em thấy trang phục của Lượm như thế nào?
Trang phục giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc quân thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Lượm cũng là 1 chiến sĩ thực thụ nhưng vì Lượm còn rất bé nên cái xắc bên minh chỉ xinh xinh, chiếc mũ ca lô đội lệch một cách duyên dáng và nghịch ngợm, thể hiện sự hiên ngang kiêu hãnh của chú bé.
Lời nói của Lượm giúp em hiểu thêm điều gì về chú bé Lượm?
Lời nói tự nhiên chân thực bộc lộ niềm vui tươi tự hoà say mê của Lượm khi tham gia kháng chiến vào bọ đội làm liên lạc
Hình ảnh so sánh “ như con chin chích- nhảy trên đường vàng” hay ở chỗ nào
Là hình ảnh so sánh do tưởng tượng của nhà thơ có giá trị gợi hình ảnh và biểu cảm sâu sắc miêu tả rất thực về hình dáng và tính cách của Lượm nhỏ nhắn hiếu động, vui tươi. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với Lượm.
Hình ảnh con đường vàng gợi cho em suy nghĩ gì?
Đường vàng không phải là con đường cụ thể mà là con đường trong hồi tưởng của tác giả. Đó có thể là con đường lúa vàng miền trung hay con đường cách mạng lí tưởng mà Lượm đã chọn.
Qua phân tích em hình dung như thể nào về chú bè Lượm?
Hình tượng nhân vật Lượm được miêu tả trogn trang phục đến dáng đi cử chỉ ,lời nói hiện lên trước mắt chúng ta 1 chú bé...Một chú bé đang độ tuổi thiếu nhi nhưng đã góp một phần nhỏ bé của mình tham gia làm nhiệm vụ hoạt động cách mạng, một nhiệm vụ hết sức khó khăn nguy hiểm nhưng Lượm đi làm nhiệm vụ với tâm trạng vui vẻ, thích thú, nhanh nhẹn, trong trí óc non nớt của Lượm đã thực sự tìm thấy niềm vui trong công tác liên lạc. Lượm là con của đất nước. 
Hình ảnh Lượm trong khi làm nhiệm vụ được tác giả hình dung và miêu tả qua những hình ảnh nào?
 Một hômnào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
 Bỏ thư vào bao
 [...] Vụt qua mặt trận
 Đạn bay vèo vèo
 Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Những câu thơ nào gây ấn tượng nhất với em? Điều đó cho thấy điều gì?
câu thơ “ vụt qua mặt trân -đạn bay vềo vềo” động từ “vụt” cùng tính từ “ vèo vèo” miêu tả hành động dũng cảm nhanh nhẹn, hang hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề hà nguy hiểm . Đồng thời cũng là nhưng câu thơ miêu tả rất ấn tượng sự ác liệt của cchiến tranh.
Sự hi sinh của Lượm được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
 [....] Một dòng máu tươi
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
hồn bay giữa đồng
Sự hi sinh của Lượm thật bất ngờ có đổ máu nhưng lại được miêu tả nhưn một giaacs ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa. Sự hi sinh ấy gợi cho em tình cảm và suy nghĩ gì?
Vừa thương xót vừa cảm phục
Chuyển thư từ mệnhl ệnh là nhiệm vụ hàng ngày của những em bé liên lạc. Lượm tự nguệyn buớc vào cuộc chiến đấu và chấp nhậnhi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành bất tử, cái chết anh dũng của em bất đầu bằng câu
“ Ra thế!
Lượm ơi!
Mọt câu thơ tưởng đơn giản thế thôi mà họi đủ mọt tình cảm và mạc cảm xúc của nhà thơ. Câu thơ tự nó vỡ ra làm 2 nhịp đó là nỗi niềm nhà thơ dâng lên đỉnh điểm diễn tả diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc ngẹn ngào của nhà thơ. Cái chết đang đến gần mà Lượm không biết ,nhưng người kể thì đâu có vô tâm. Nhà thơ thay đổi đại từ xung hô bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng tương ứng với hành động với sự kiện hi sinh. sự hi sinh thiêng liêng cao cả. Lượm như mọt thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non tinh khiết bao phủ quanh em và linh hồn ấy đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước .
Bài thơ có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt? Hãy tìm những câu thơ ấy ? Tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả?
Ra thế
 Lượm ơi!
Thôi rồi .Lươm ơi!
Lượm ơi, còn không?
tác giả hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng chừng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn “ Thôi rồi, Lượm ơi!” tác dụng bộc lộ cảm xúc trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
Phần cuối bài thơ diễn tả điều gì?
Cách trình bày có gì đặc biệt?
Câu hỏi tu từ “ Lượm ơi, còn không?” được tách riêng thành một khổ thơ và 2 khổ thơ cuối trả lời cho câu hỏi đó. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi đau thương xót của tác giả, của mọi người trước sự hi sinh của Lượm, sự ngỡ ngàng như không muốn tin vào điều đó.
Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lại lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn đầu?
Hai khổ thơ đầu tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi , hồn nhiên như đã trởa lời cho câu hỏi trên: Lượm vẫn cõn sống mãi trong lòng nhà thơ, trong lòng quê hương đất nước.
Trong bài thơ tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau .Em háy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi tên đối với việc biểu hiện thái độ quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm?
Tác giả gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau: chú bé, chấu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau.
Chú bé là cách gọi của một người lớn với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật.
Cháu là cách gọi biểu hiện tình cảm gần gũi thân thiét như quan hệ ruột thịt ,chính vì vậy mătf xưng hô này được dùng nhiều lần.
Chú đồng chí nhỏ: Cách gọi vừa thân thiết trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi
Còn cách gọi tên trực tiếp “ Lượm ơi” tác giả dùng khi tình cảm cảm xúc của người kể lên đến cao độ.
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ
Độc thuộc lòng từ “một hôm nào đó ->hết”?
III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà 
 - Học thuộc lòng bài thơ và nội dung chính của bài
 - Soạn bài : Mưa
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. tác giả - tác phẩm
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành(1920 -2002) quê ở tình Thừa Thiên -Huế . Là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN
- Bài thơ sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống pháp.
2. Đọc
II. Phân tích
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
* Lượm là một chú bé nhỏ nhắn ,nhenh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên say mê tham gia kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng.
* Lượm gan dạ ,dũng cảm hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề hà nguy hiểm.
Lượm hi sinh anh dũng, nhẹ nhàng, thanh thản.
3.Hình ảnh Lượm vần còn sống mãi.
* Lượm sống mái trong lòng nhà thơ, trong lòng quê hương ,đất nước.
III. Tổng kết -ghi nhớ
- Thể thơ 4 chữ có nhiều từ lày gợi hình , nhịp thơ nhanh, phép so sánh... góp phần tào nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
- Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi hăng hái ,dùng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng vần còn sống mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 100 Văn bản: Lượm
 Mưa (Trần Đăng Khoa)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài dạy :Giúp học sinh:
- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của người lao động được miêu tả trong bài thơ.
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá.
II. Chuẩn bị
Thầy: nghiên cứu tài liệu - soạn bài
Trò: đọc bài, trả lời câu hỏi trong sgk
B. Phần thể hiện trên lớp
ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ
 II. Bài mới
Giới thiệu bài:Trần Đăng khoa là một cây bút viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng . Thơ Trần đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê. Bài thơ “Mưa” cũng nắm trong mạch cảm hứng sáng tác ấy.
Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Trần Đăng Khoa?
Tác giả viết bài thơ này năm 1967 khi ấy mới 9 tuổi đang là một cây bút thiếu nhi nổi tiếng với nhiều bài thơ: con bướm vàng, góc sân và khoảng trời,đánh thức trầu...
nêu yêu cầu đọc: đọc nhanh, vui phù hợp với nhịp thơ 
gv đọc mẫu
hs đọc
Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nhịp thơ thể hiện dụng ý gì của tác giả?
Trong bài thơ tác giả sử dụng thẻ thơ tự do với nhiều câu thơ ngắn chỉ 1 từ đến 3,4 từ ( phần lớn là 2 chữ) cùng với nhịp nhanh, dồn dập và những động từ chỉ hành động khẩn trương đã gọp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cpn mưa vào mùa hè ( gồm các nhịp 1,2,3,4,chủ yếu là nhịp 2)
Bài thơ miêutả cơn mưa theo trình tự như thế nào?
Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian và qua các trạng thái hoạt động của sự vật, loài vật từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
Bài thơ miêu tả cơn mưa ở vùng nào? miền nào? bố cục bài thơ?
Bài thơ tả cơ mưa rào vào màu hạ ở vùng làng quê miền Bắc với mưa thường có dông, giông, sấm, chớp, gió mạnh.
Bài thơ tả cơn mưa theo 2 giai đoạn: lúc sắp mưa và khi trời mưa. Câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. có thể chia bài thơ làm 3 phần:
Đoạn 1: từ đầu -> trọc lóc =>quang cảnh lức sắp mưa
Đoạn2: tiép ->cây lá hả hê => cảnh trong cơn mưa.
Đoạn 3: còn lại => Hình ảnh con người dũng cảm trong lao động sản xuất.
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cấy cối, loài vật trước và trong cơn mưa. em hãy tìm hiểu?
Trạng thái hoạt động của cấy cối:
+ “ cỏ gà rung tai -nghe- Bụi tre - Tần ngần -Gỡ tóc” ở đây bằng sự liên tưởng tưởng tượng tác giả đã hình dung ra những hình ảnh như ta có gà rung lên để nghe, còn cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh cuốn vào nhau như mái tóc rối 
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm. ở đây tác giả hình dung lá mía nhọn sắc giống như lưỡi gươm đang lên trong tay các chiến sĩ.
+ Cây dừa -sải -tay bơi -ngọn mùng tơi -nhảy múa .Gợi cảm giác vui mền mại của ngọn mùng tơi giông như cách mềm dẻo của diễn viên.
+ Hàng bưởi -đu đưa -bế lũ con -đầu tròn -trọc lốc. Dùng phép nhân hoá gợi về hình ảnh hàng bưởi sai quả.
- Trạng thái hoạt động của loài vật
+ Những con mối - bay ra - mối trẻ - bay cao -mối già bay thấp - gà con- rồi rít- tìm nơi -ẩn nấp - kiến hành quần - đầy đường - ông trời -mặc áo giáp đen - ra trận.
Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết, hình dáng, động tác, hoạt động của nhiều loài vật cảnh vật .Tất cả được quan sát cảm nhận bằng mắt, tầm hồn hết sức phong phú tinh tế hồn nhiên của trẻ thơ, sự tưởng tượng độc đáo của tác giả tác giả sử dụng nhiều động từ ,tính từ để miêu tả cảnh vật làm chúng hiện lên rất sinh động.
Nêu các hình ảnh sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ?
Ông trời, cây mía, kiến mối, cỏ gà, bụi tre, sấm, cấy dừa, ngọn mùng tơi.
Háy phân tích tác dụng của phép nhân hoá trong một số trường hợp đặc sắc?
“Ông trời mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời giống như một lớp áo giáp của chàng dũng sĩ đang hăng hái ra trận. Hình ảnh nhân hoá đã tạo nên một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh, khẩn trương.
Qua đó em cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Hình ảnh con người xuất hiện ở cuối bài thơ như thế nào?
Bố em đi cày về
Đội sầm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Em có nhận xét gì về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên?
( con người ở đây là ai? con người ấy được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật gì để làm nổi bật vẻ đẹp con người trước thiên nhiên)
ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người để nêu bật vẻ đẹp con người trước cái dữ dội của cơn mưa. Hình ảnh con người ở đây là “người cha đi cày về” một công việc rất bình thường đang diền ra hàng ngsày ở nông thôn VN dưới trời mưa đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao vững vàng giưa hoàn cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trời mưa.
Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương người cha đi cày về dười trời mưa được tác giả nhìn như là “ đội....mưa” Nhờ thé các câu thơ này đã dựng lên hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ.
Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Đọc diễn cảm bài thơ?
Quan sát và miêu tả cơn mưa rào ở vùng núi quê hương em?
III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà
Học thuộc lòng bài thơ
Tập phân tích bài thơ
Làm bài tập 2.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả -tác phẩm
- Trần đăng Khoa sinh năm 1958 quê ở Nam Sách -Hai Dương, năng khiếu thơ nảy nở từ rất sớm.
- Bài thơ sáng tác năm 1967
2. Đọc bài thơ
II. Phân tích
Cảnh vật trước cơn mưa và tron cơn mưa.
Cảnh vật thiên nhiên phong phú đầy sức sống.
2. Hình ảnh con người
Hình ảnh con người dũng cảm tư thế hiên ngang khẳng định sức mạnh con người có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
III. Tổng kết -ghi nhớ
IV. Luyện tập.
Ngữ văn: bài 24, 25 
Kết quả cần đạt
Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của chúng.
Nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ và tập làm loại thơ này. Biết vận dụng yếu tố kể và tả khi tập làm thơ bốn chữ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Ngày soạn ngày giảng
Tiết 101. Tiếng việt: Hoán dụ
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài dạy :Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ, các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân biệt tác dụng của hoán dụ.
Biết vận dụng hoán dụ vào làm bài văn và khi nói.
II. Chuẩn bị
Thầy: nghiên cứu tài liệu - soạn bài
Trò: học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, trả lời câu hỏi trong sgk
B. Phần thể hiện trên lớp
ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là ẩn dụ? Nêu các kiểu ẩn dụ? cho ví dụ?
Đáp án ,biểu điểm:
ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt (3đ)
Có 4 kiểu ẩn dụ
+ ẩn dụ phẩm chất (1đ)
+ ẩn dụ hình thức (1đ)
+ ẩn dụ cách thức (1đ)
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (1đ)
	 - HS lấy ví dụ (3đ)
II. Bài mới
Giới thiệu bài: Muốn làm cho câu văn câu thơ có tính hàm xúc, tăng tính gợi hình ,gợi cảm, ngoài phép tu từ ẩn dụ, tiếng việt còn có phép tu từ hoán dụ.
áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Các từ gạch chân trong hai câu thơ gợi cho em liên tưởng tới ai?
áo nâu: người nông dân
áo xanh: người công nhân
Nông thôn: những người sống ở nông thôn
Thị thành: những người sống ở thành thị.
Giữa áo nau, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có quan hệ như thế nào? (dựa vào dâu mà em liên tưởng như vậy)
Dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật
áo nấu ,áo xanh chỉ người nông dân và công nhân cách nói như vậy là dựa vào việc chúng có cùng đặc điểm tính chất ( người nông dân thường mặc áo nâu) . Giữa nông thôn và thị thành gọi như vậy là dựa vào quan hệ giữa người làm ăn sinh sống ở từng địa bàn đó.
Thay thế những từ vừa tìm được vào vị trí từ gạch chân em sẽ có cách diễn đạt như thế nào?
Nông dân liền với công nhân
Những người sống ở nông thôn với những người sống ở thành thị đứng lên.
So sánh em thấy cách diễn đạt nào hay hơn? vì sao?
Cách diễn đạt thứ nhất hay hơn vì có gí trị gợi cảm hình ảnh “ áo nâu, áo xanh” gợi cho ta hình dung tới những người nông dân hiền lành, những người công nhân khoẻ mạnh tự tin. Tuy khác nhau về đặc điểm, địa bàn làm ăn sinh sống nhưng đều chung nhau lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc.
Qua so sánh 2 vị dụ trên, en rút ra nhận xét gì về hoán dụ và tác dụng của hoán dụ?
Em hãy lấy vị dụ về phép tu từ hoán dụ?
Bàn tay ta làm nên tát cả
Có sức người sỏi đã cũng thành cơm.
Chí ra hình ảnh hoán dụ trong ví dụ trên?
Bàn tay: là 1 bộ phận trên cơ thể con người, một công cụ đặc biệt để lao động.
Hình ảnh bàn tay gợi cho em liên tưởng đến ai?
Hình ảnh bàn tay gợi cho em liên tưởng đến người lao động.
Cách diền đạt của tác giả hay ở chỗ nào?
Đáng lẽ nói “ người lao động làm nên tất cả” thì tác giả lại dùng cách nói “ bàn tay.. tất cả” câu thơ gợi cho ta hình ảnh một bộ phận cụ thể của cơ thể con người : khéo léo nhỏ nhắn mà có sức mạnh kì diệu biến sỏi đá thành cơm; đó chính là giá trị biểu cảm của hoán dụ.
Cho hs tìm hiểu lại ví dụ:
a, bàn tay ta làm nên tất cả
 có sức người sỏi đã cũng thành cơm
Hình ảnh bàn tay ở ví dụ trên gợi liên tưởng đến người lao động. Giữa bàn tay và người lao động có mối quan hệ như thế nào? 
- Bàn tay: bộ phận 	 
- Người lao động: toàn thể 
 bàn tay là bộ phận nó được dùng để diễn đạt toàn thể con người.
Giữa chúng có mối quan hệ bọ phận với cái toàn thể.
Qua đo em có nhận xét gì về cách tạo ra hoán dụ ở vị dụ này?
Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.
Trong ví dụ ở phần I “áo nâu...” đâu là dấu hiệu của sự vật? Đâu là sự vật mang dấu hiêụ đó?
- người nông dân , công nhân: là sự vật mang dấu hiệu đó
- áo nâu, áo xanh: là dấu hiệu để nhận ra sự vật đó.
ở đây tác giả đã dựa vào mỗi quan hệ nào để tạo ra phép hoán dụ.
 Mối quan hệ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
I. Hoán dụ là gì?
1. Ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 quyen 3.doc