Giáo án Ngữ văn 6 tiết 73 đến 92 - GV: Huỳnh Thị Kim Ngà

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 73 đến 92 - GV: Huỳnh Thị Kim Ngà

Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 ( Trích: “ Dế Mèn phiêu lưu ký”)

 - Tô Hoài -

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 1.Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.

-Thấy đượctác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

 3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

III.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 73 đến 92 - GV: Huỳnh Thị Kim Ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 : Tiết 73 + 74 : Ngày soạn : 26/12/2010
 Ngày dạy :27/12/2010 
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích: “ Dế Mèn phiêu lưu ký”)
 - Tô Hoài -
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
-Thấy đượctác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. 
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
 3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của tuổi mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Giới thiệu chung
 -HS đọc chú thích SGK.
 GV giảng giải và chốt ý chính về tác giả, tác phẩm .
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi HS đọc à GV nhận xét, uốn nắn .
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích .
Đoạn trích chia làm mấy phần ?
Nêu nội dung của mỗi phần? 
Hình dáng của Dế Mèn được miêu tả qua chi tiết nào?
Miêu tả hình dáng của Dế Mèn tác giả dùng từ loại gì? Qua đó giúp em hình dung ra hình dáng của Dế Mèn như thế nào?
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả : Tô Hoài : sinh năm 1920, nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
2.Tác phẩm : " Bài học đường đời dầu tiên "trích từ truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí "- tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 1941.:
3..Đọc – Chú thích:
4.Bố cục : 2 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu đến "thiên hạ rồi ": Miêu tả vẻ đẹp hình dáng của Dế Mèn .
- Đoạn 2: Còn lại : câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn .
II. Phân tích : 
1. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn:
à Hình dáng: 
-Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt .
-Cánh dài tận chấm đuôi, cả người rung rinh , rất ưa nhìn .
-Đầu to nổi tảng, rất bướng .
-Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm, râu dài, rất đỗi hùng dũng .
=> miêu tả bằng các tính từ độc đáo => Vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, pha chút bướng bỉnh .
Quan sát phần kể tiếp SGK và tìm chi tiết thể hiện tính cách của Dế Mèn?
Khi viết về tính cách Dế Mèn tác giả đã sử dụng từ loại gì ? Qua cử chỉ (gây sự, quát, đá ghẹo) thể hiện tính cách gì của Dế Mèn ?
Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? 
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? Thái độ đó thể hiện điều gì của Mèn? 
Thái độ của Choắt đối với Mèn như thế nào? 
Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn được bắt đầu bằng việc gì? 
Hãy phân tích thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc ?
Kết quả của sự trêu chọc đó là gì ?
 Qua đó Dế Mèn rút ra được bài học gì? 
Em hãy nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
Hoạt động III: Tổng kết
Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 
HS đọc ghi nhớ SGK
à Tính cách :
- Dám khà khịa với mọi người trong xóm .
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó
à Động từ => Sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại .
2. Bài học đường đời đầu tiên 
* Thái độ của Mèn đối với Choắt :
-Mèn đặt tên cho Choắt 
-Mèn trịnh thượng kể cả gọi “chú mày” .
-Không cho thông hang, mắng Choắt à trịnh thượng, ích kỷ.
*Bài học đường đời đầu tiên :
-Rủ Choắt trêu chị Cốc, khi Choắt can ngăn thì quắc mắt, mắng .
-Hát trêu Cốc à Tự cao tự đại .
=> Kết quả: Choắt chết oan .
à Hối hận, rút ra bài học cho mình : " Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ " không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.
III. Tổng kết: Ghi nhớ(SGK
1. Nghệ thuật :
-Kể chuyện két hợp với miêu tả.
-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
-Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản :Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
 4.Củng cố: - Theo em, Dế Mèn là chàng dế như thế nào? 
 - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? 
 - Qua bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn em rút ra bài học gì cho bản thân em? 
 5.Dặn dò:
-Tìm đọc truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí ".
-Hiểu , nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ".
 Soạn bài : Phó từ .
**********************************************
 Ngày soạn :27/12/2010
 Ngày dạy :29/12/2010
Tiết 75 : 
Tiếng Việt: PHÓ TỪ
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Nắm được các đặc điểm của phó từ .
-Nắm được các loại phó từ .
 2.Kĩ năng:-Nhận biết phó từ trong văn bản 
-Phân biệt các loại phó từ .
-Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong chương trình TV học kỳ I, ta đã tìm hiểu về một vài loại từ chính như danh từ, động từ, tính từ .. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phó từ
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: Phó từ 
Gọi HS đọc bài tập (SGK/12) 
Hãy chỉ ra các từ in đậm SGK 
Các từ đó bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? 
Những từ được bổ nghĩa thuộc loại từ gì? 
Nếu quy ước các từ đã cũng vẫn chưa là X và những từ bổ nghĩa là Y hãy vẽ mô hình từng trường hợp 
GV chốt 
Những từ in đậm trong SGK chuyên đi kèm với động tư, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó. Đó là các phó từ. Vậy phó từ là gì ? (Đọc to ghi nhớ SGK / 12) 
II.Hoạt động II : Các loại phó từ
HS đọc bài tập 1 /13 
Tìm các phó từ bỏ nghĩa cho các động từ, tính từ in đậm? 
Hãy thống kê các động từ, tính từ tìm được ở các mục I, II vào bảng bên? 
Dựa vào bảng thống kê bên, kể các loại phó từ? 
Đặt câu có với từng loại phó từ tương ứng 
Phó từ nào thường đứng trước ĐT, TT?
Phó từ nào thường đứng sau động từ, tính từ? 
HS đọc ghi nhớ SGK/ 14
III.Hoạt động III: Luyện tập
HS nêu yêu cầu BT 1 và 2
GV hướng dẫn HS làm bài
I. Phó từ là gì?
1. Ví dụ: (SGK)
đã đi
cũng ra
vẫn chưa thấy 
thật lỗi lạc
soi (gương) được
rất ưa nhìn
rất bướng
* Nhận xét
Những từ in đậm trong SGK chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ nghĩa cho ĐT, TT 
=> Phó từ
2. Ghi nhớ (SGK/12)
II. Các loại phó từ 
Phó từ chỉ 
Quan hệ thời gian
Phó từ
đứng trước
Phó từ 
đứng sau
 mức độ
 chỉ sự tiếp diễn tương tự
 sự phủ định
 sự cầu khiến
 kết quả và hướng 
 khả năng 
Rất  
Cũng, vẫn chưa, không đừng
Lắm
Ra
Được 
*Ghi nhớ SGK/14 
III. Luyện tập: 
Bài 1(SGK/14) : Tìm Phó Từ và nêu ý nghĩa của phó từ 
- đã (thời gian), không còn (không: phủ định); còn: tiếp diễn tương tự; đã (thời gian) 
- đều (tiếp diễn tương tự); đương, sắp (thời gian); lại (tiếp diễn tương tự); ra (kết quả, hướng)
- cũng (tương tự); sắp (thời gian); đã (thời gian); cũng (tiếp diễn tương tự); sắp (thời gian); đã (thời gian); được (kết quả) 
Bài 2/SGK/15. Viết đoạn văn thuật lại việc Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Choắt từ 3 – 5 câu 
Vào một buổi chiều, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Mèn liền đọc một câu thơ trêu trọc chị Cốc rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất tức giận đi tìm kẻ dám trêu mình. Thấy Choắt đang đứng trước cửa hang, Cốc bèn trút cơn giận dữ lên đầu Choắt
 4.Củng cố: Nhắc lại phó từ là gì? Kể tên các loại phó từ đã học 
 5.Dặn dò: Học thuộc 2 ghi nhớ. Làm BT 4 + 5/SBT/5 . Xem trước bài So sánh 
 TUẦN : 21
Tiết: 76 NS: 31/12/2010 ND: 03/01/2011 
Tập Làm Văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: HS nắm những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sau vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này
 2.Kĩ năng: Kỹ năng nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả
 3.Thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện thể loại văn miêu tả 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài,dự kiến ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn miêu tả ở cấp I 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong phân môn Tập Làm Văn học kì I các em đã tìm hiểu văn tự sự. Hôm nay, ta được tìm hiểu về văn miêu tả là thể loại ta được học ở cấp I. Để tìm hiểu về thể loại này, chúng ta tìm hiểu tiết học hôm nay
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I
Gọi HS đọc 3 tình huống ở bài tập. Cho biết với các tình huống ấy em phải làm gì để giải quyết 
Vì sao? 
Dựa vào ba tình huống trên hãy nêu lên một số tình huống khác cần dùng văn miêu tả để thể hiện mục đích giao tiếp của mình 
Đọc yêu cầu BT 2(SGK) trong văn bản “Bài học  “ Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động 
Hai đoạn văn ấy có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không 
Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó 
Theo em mục đích giao tiếp của hai đoạn văn trên là gì? 
Vậy theo em thế nào là văn miêu tả? 
HS đọc to phần ghi nhớ SGK /16
II.Hoạt động II : Luyện tập
HS đọc bài tập 1/16 
Mỗi đoạn văn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của chú Dế Mèn 
Hãy chỉ ra những chi tiết thể hiện ở các đặc điểm ấy 
Hãy chỉ ra các đặc điểm của Lượm ? 
Đặc điểm ấy được thể hiện qua chi tiết nào 
Đặc điểm nổi bật của ba đoạn văn là gì? 
Những đặc điểm ấy được thê hiện qua những chi tiết nào 
Bài tập 2: Đề luyện tập SGK 17
Miêu tả khuôn mặt mẹ với đặc điểm nổi bật 
- Sáng và đẹp 
- Hiền hậu và nghiêm nghị 
GV hướng dẫn, HS làm vào vở BT- GV chỉnh sửa
I. Thế nào là văn miêu tả ?
1. Ví dụ 1,2 SGK /15
- Nhận xét 
Bài tập 1: 
Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc 
Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lẫn, mất thời gian 
Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ 
=> với các tình huống trên, để giải quyết, người ta phải dùng văn miêu tả 
Bài tập 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” tả dế Mèn: Càng, chân, khoeo, vuốt, vuốt, đầu, cánh, răng, râu => Động tác ra oai 
Ở dế Choắt: Dáng người gầy, dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện  gilê => Những động từ, tính từ  ...  khái quát ý nghĩa tư tưởng của truyện như thế nào?
?Bài học này em cần ghi nhớ nghệ thuật và nội dung gì? (đọc ghi nhớ) 
à Liên hệ đến lịch sử dân tộc Việt Nam 
à Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng
- Choáng váng, a quân khốn nạn đó 
à Bất ngờ, tức giận hiểu ra tất cả 
- Chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đây ư?
à Hối tiếc, ân hận, đau đớn 
- Khi không thuộc bài: lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên
à Nỗi ân hận quá lớn và chuyển thành sự xấu hổ 
- Khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế  
- Chưa bao giờ chăm chú nghe đến thế 
à Nhận thức, thái độ đã có sự biến đổi sâu sắc Phrăng hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp 
=> Yêu đất nước Pháp 
b) Thầy Hamen 
- Trang phục: mặc bộ trang phục đẹp nhất trước đó thầy chỉ mặc bộ này vào dịp phát thưởng hoặc thanh tra => Trang trọng
- Lời nói: 
+ Học Sinh đi trể, không thuộc bài nhưng thầy không quở mắng
+ Tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất trong sáng nhất 
+ Thái độ khi giảng bài 
+ Chưa bao giờ nhiệt tình như thế
- Hình ảnh thầy giáo cuối buổi học tái nhợt, không nói được nên lời quay lại bảng viết “nước Pháp muôn năm” 
à Tâm trạng đau đớn, xúc động đến tột đỉnh 
=> Yêu tiếng Pháp, yêu đất nước Pháp 
c) Các nhân vật khác
- Cụ già Hô – de : Đến lớp chăm chú nghe giảng, run run, xúc động 
- Người đưa thư, các em nhỏ khác chăm chú nghe giảng
à Họ nhận thức được học tiếng của dân tộc mình là điều cần thiết thiêng liêng 
d) Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh văn hóa , không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiến nói dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ .
III. Tổng kết: ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm BT 1 + 2 /SGK; BT 1 à 4/SBT
 4.Củng cố: Nhắc lại ghi nhớ của truyện , đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện
 5.Dặn dò: Học và soạn “ Nhân hóa”
***************************************************
Tiết: 91 Ngày soạn :....../...../2011
 Ngày dạy :...../...../2011 Tiếng Việt: NHÂN HÓA
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. Tác dụng của phép nhân hoá 
 2.Kĩ năng: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
	- Sử dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết
 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. Giáo án điện tử
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút 
 * Đề : So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh ?Có mấy cách so sánh? Cho Ví dụ? ( 9 điểm)
 * Đáp án: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cấu tạo của phép so sánh gồm: Vế A, phương diện so sánh, từ ngữ so sánh và vế B
- Có hai kiểu so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
VD: Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
=> So sánh không ngang bằng
Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày
 => So sánh ngang bằng
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tiết trước ta học phép tu từ so sánh. Hôm nay chúng ta học phép tu từ nhân hoá. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Tác dụng của nhân hoá
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Nhân hoá là gì?
HS đọc to ví dụ SGK tr 56 
Nêu các sự vật đề cấp đến trong VD?
Các sự vật này được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
HS đọc ví dụ 2 SGK 
So với cách diễn đạt ở ví dụ 2 thì cách diễn đạt ở ví dụ 1 hay hơn ở chỗ nào? 
Với cách gọi, tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ dụng để gợi hoặc tả người như ở VD 1 gọi là cách nhân hoá. Vậy, nhân hoá là gì? 
HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động II : Các kiểu nhân hoá 
HS đọc ví dụ SGK tr57 
Hãy nêu các sự vật được nhân hoá 
Dựa vào các từ in đậm hãy cho biết mỗi sự vât trên được nhân hoá bằng cách nào? 
Qua 3 ví dụ trên cho biết có bao nhiêu kiểu nhân hoá? Đó là những kiểu nào? 
Cho ví dụ tương tự mỗi loại 
Ở nội dung này em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản gì? 
Hoạt động III: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập bằng các phiếu học tập 
Đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK. GV hưỡng dẫn HS thảo luận? Nhận xet , bổ sung? GV chốt ghi vở 
Đọc đoạn văn SGK
Tìm các câu văn có nội dùng phép so sánh? Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
Cảm nghĩ gì của em sau khi đọc xong đoạn văn này? 
Nhờ đâu mà em có được cảm nghĩ ấy?
=> Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? (đọc ghi nhớ SGK/42) 
I. Nhân hoá là gì? 
1. Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét
*- Bầu trời : ông, mặc áo giáp, ra trận
- Cây mía: Múa gươm
- Kiến :Hành quân 
=> Nhân hoá 
*So sánh:
- Nhân hóa có tính hình ảnh, làm cho sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi với con người. 
*Ghi nhớ SGK 
II. Các kiểu nhân hoá: 
1.VD: SGK /57 
2. Nhận xét
- Miệng: Lão, tai : bác , mắt : cô , chân : cậu à Những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật 
 chống lại 
- Tre: Xung phong giữ 
à Dùng những từ vốn chỉ tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật 
Trâu : ơi à Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
*Ghi nhớ SGK /58 
III. Luyện tập: 
Bài 1/58: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phép nhân hoá:
a. Nhân hoá: Đông vui, mẹ con, anh em tíu tít, bận rộn 
b. Tác dụng: Làm cho các sự vật ở bến cảng, tàu, xe trở nên gần gũi và thể hiện hoạt động nhộn nhịp khẩn trương náo nhiệt 
Bài 2:/58: Cách diễn đạt ở đoạn văn trên sinh động, gợi cảm, hay hơn 
Bài 3/58: Cách 1 có dùng nhân hoá nên sinh động, gợi cảm, gần gũi hơn. Ta nên chọn cho văn bản biểu cảm 
Cách 2: Diễn tả bình thường chỉ rõ ràng, đầy đủ nên chọn cho văn bản thuyết minh 
Bài 4/59 
a. Núi ơi! – Trò chuyện xưng hô với vật như với người- Tác dụng làm cho sự vật núi trở nên gần gũi,bộc lộ tâm tình tâm sự 
b. Cua cá .. tấp nập. Cò, sếu, vạc cãi cọ om sòm 
(Cách 1, 2 )
c. Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn ; thuyền vùng vắng 
d. Cây bị thương, thân hình, vết thương, cục máu 
(Cách 2) 
Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
 4.Củng cố: Thế nào là nhân hoá? Có mấy kiểu nhân hoá , viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa.
 5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài “ PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI ”
***********************************************
Ngày soạn :....../...../2011
 Ngày dạy :...../...../2011 
Tiết: 92 
Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: - Nắm được cách làm văn tả người và bố cục hình thức, thứ tự miêu tả ; cách xây dựng một đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người
 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả
 - Trình bày những điều quan sát, lụa chọn theo trình tự hợp lý .
 - Viết một đoạn văn, bài văn miêu tả .
	 - Bước đầu có thể trình bày miệng một đọan hoặc một bài văn tả người trước lớp. 
 3.Thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện thể loại tả người
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ Nhắc lại bố cục một bài văn tả cảnh 
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bài học trước các em biết bố cục bài tả cảnh. Hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả người
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người 
* Gọi HS đọc các đoạn văn SGK/59 à 61
- HS đọc lại đoạn 1 và nhận xét 
? Đoạn văn 1 tả ai? Có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở từ ngữ và hình ảnh nào? 
?Trong các đoạn văn trên đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung? ?Đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn các chi tiết và hình ảnh ở mỗi bài có khác nhau không? 
* Đọc lại đoạn văn 3. Đoạn 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì? 
? Quan sát lại 3VD và những điều nhận xét hãy cho biết bài học này cần ghi nhớ những gì? 
* HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động II : Luyện tập
Đọc yêu cầu Bài tập 1: Các chi tiết tiêu biểu em lựa chọn khi miêu tả các đối tượng 
Bài 2/62: Dàn bài cơ bản:
Cho HS thảo luận tổ nhóm khoảng 5’ 
Gọi đại diện các tổ trình bày dàn ý bằng cách đọc lại à HS bổ sung, GV nhận xét 
Bài 3/62. Các từ cần điền vào chỗ trống 
à HS bổ sung, GV nhận xét 
I.Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người 
1. VD: Các đoạn văn (SGK/59; 60; 61)
2. Nhận xét
*Đoạn 1: Tả hình ảnh dượng Hương Thư khoẻ mạnh, rắn rỏi, vững chắc, dũng mãnh, oai hùng đang chống thuyền vượt thác 
*Đoạn 2:Tả chân dung cái Tứ (xấu xí, gian giảo)
*Đoạn 3: Gồm 3 phần tả võ sĩ trong keo vật
a) Mở bài: Giới thiệu người được tả
b) Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể người được tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói )
c) Kết bài: Nhân xét, cảm nghĩ về nhân vật được tả 
Nhan đề của bài “Keo vật thách đấu”
* Ghi nhớ (SGK/61) 
II. Luyện tập 
Bài 1/62: Các chi tiết tiêu biểu em lựa chọn khi miêu tả các đối tượng 
a) Em bé (4 – 5 tuổi) Mắt to, sáng, tươi tắn, nhanh nhẹn, mặt bầu bĩnh, nghịch ngợm, miệng luôn cười  
b) Cụ già cao tuổi: Mắt lờ đờ đục, tóc bạc, da nhăn nheo, đi chậm chạp
c) Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: ánh mắt hướng về phía HS, miệng không ngớt nói, tay phụ hoạ cho nội dung giảng bài 
Bài 2/62: 
 Bài 3/62. Các từ cần điền vào chỗ trống 
Người ông đỏ như đồng (đồng tụ)
Nhác trông không khác gì tượng ông thần ở trong đền (tượng 2 ông tướng Đá Rãi)
Ông Cản ngũ chuẩn bị tham dự keo vật 
 4.Củng cố: Hãy nêu các nước trong phương pháp tả người? Nêu bố cục chung của bài văn tả người. Viết một đoạn văn, bài văn tả người có sử dụng phép so sánh.
 5.Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ .Chuẩn bị bài ( Đêm nay Bác không ngủ )
IV.Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docbai.doc