Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 70 – Chương trình địa phương Văn bản: Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân (Truyện dân gian)

Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 70 – Chương trình địa phương Văn bản: Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân (Truyện dân gian)

Tiết 70 – Chương trình địa phương

Văn bản: Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân

(Truyện dân gian)

I – Mục tiêu bài dạy.

1. Kiến thức:

- HS biết được trên quê hương Lạng Sơn cũng có những nhà thơ, nhà văn lớn đã sưu tầm và ghi chép lại các tấm gương anh hùng trong các thời kì lịch sử.

2. Kĩ năng:

- Đọc, kể diễn cảm văn bản.

- Phân tích ND – NT của văn bản “Vành tai cụt .”

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về những trang sử hào hùng của các dân tộc Lạng Sơn.

- Noi gương các tấm gương anh hùng đó.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 70 – Chương trình địa phương Văn bản: Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân (Truyện dân gian)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 70 – Chương trình địa phương
Văn bản: Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân
(Truyện dân gian)
I – Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức:
- HS biết được trên quê hương Lạng Sơn cũng có những nhà thơ, nhà văn lớn đã sưu tầm và ghi chép lại các tấm gương anh hùng trong các thời kì lịch sử.
2. Kĩ năng: 
- Đọc, kể diễn cảm văn bản.
- Phân tích ND – NT của văn bản “Vành tai cụt.”
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về những trang sử hào hùng của các dân tộc Lạng Sơn.
- Noi gương các tấm gương anh hùng đó.
II – Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra vở soạn bài của HS)
Bài mới.
* Khởi động: (GV : Giới thiệu bài : trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước có nhiều tấm gương anh hùng anh dũng bất khuất..trong đó con em dân tộc Lạng Sơn cũng có những đóng góp không nhỏ trong cuộc đấu tranh đó, có thể nhắc tới những tấm gương tiêu biểu như Lương Văn Tri, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình KinhHôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiều 1 trong các tấm gương tiêu biểu đó qua 1 câu chuyện kể dân gian : Vành tai cụt và người thủ lĩnh)
* HĐ dạy và học:
HĐ của GV - HS
Thời gian
ND cơ bản
* HĐ 1: HS tìm hiểu và biết được 1 số nét chung về văn bản.
15’
- GV hướng dẫn đọc văn bản + đọc mẫu đoạn 1: từ đầu -> thâu đêm.
- HS: Nghe + đọc theo yêu cầu.
- HS khác nhận xét cách đọc.
- GV: nhận xét, uốn nắn cách đọc của HS.
- Yêu cầu HS đọc phần chú thích, chú giải các từ khó (SGK tr. 8)
- HS đọc phần chú thích (1) -> (12)
- GV : Nhấn mạnh 1 số chú thích : như (1, 5, 11, 12.thủ lĩnh.)
H/ Văn bản này thuộc thể loại gì ?
 - HS nêu: văn bản dân gian (văn tự sự) 
GV: Kết luận đây là văn bản có kiên quan đến quá khứ và nhân vật lịch sử, do đó thuộc văn bản truyền thuyết.
I ) Đọc và tìm hiểu chung
1, Đọc và kể 
2, Giải nghĩa từ khó
3, Thể loại văn bản: văn tự sự về lịch sử (truyền thuyết)
* HĐ 2 (25’) Giúp HS phân tích tìm hiểu 1 số nét về NT – ND của văn bản.
- Y/cầu HS Theo dõi văn bản phân phần 1.
- HS theo dõi văn bản.
H/ Thủa nhỏ Hoàng Đình Kinh được giới thiệu như thế nào ?
- HS nêu : rất yêu nước, căm ghét bọn thổ phỉ
GV: Hoàng Đình Kinh nhờ sự căm tức giặc, lòng yêu nước sục sôi. Ông đã dựa vào thế núi hiểm trở để đánh giặc. Qua bao nhiêu lần chặn đánh giặc thắng lợi, ông được bà con con tín nhiệm và được nhân dân bầu làm Cai Tổng.
H/ Kết quả việc làm của nghĩa quân do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo ra sao ?
HS nêu : đánh tan quân thổ phỉ..
H/ Câu chuyện có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?
HS nêu: tên địa danh : núi Cai Kinh; xã Cai Kinh.
- GV: Kết luận về thể loại truyện dân gian : truyền thuyết kể về các sự kiện, nhân vật có liên quan đến lịch sử.
 - HS đọc phần tổng kết – SGK tr. 9
 - GV : yêu cầu HS học bài theo phần đó.
II ) Đọc - hiểu văn bản.
1, Nhân vật Hoàng Đình Kinh.
 * Còn nhỏ: 
+ Căm tức bọn thổ phỉ.
+ Căt mớ tóc đuôi sam của tên quan thổ phỉ, bị cắt một vành taikhông hề kêu khóc van xin.
 * Lớn lên.
+Tập hợp nhân dân trong vùng Hữu Lũng, Chi Lăng đánh giặc.
+ Được bầu làm Cai tổng.
2) Kết quả của hành động.
- Đánh tan quân thổ phỉ và làm cho giặc bao phen kinh hoàng.
III – Tổng kết – Ghi nhớ.
(SGK tr. 9)
* HĐ 3 : Luyện tập – củng cố bài 
5’
IV ) Luyện tập - củng cố.
H/ Hãy kể lại câu chuyện bằng lời kể của em ?
HS : kể chuyện.
GV Nhận xét cách kể của HS 
H/ Hãy tưởng tượng và vẽ 1 cảnh trong câu chuyện mà em có ấn tượng sâu sắc nhất ?
HS : Tự tưởng tượng vẽ chân dung nhân vật
- GV: Nhận xét kết quả luyện tậo của HS.
* Dặn dò (1’) 
- Học bài theo ND phân ghi nhớ SGK tr. 9
- Sưu tầm 1 sô truyện dân gian địa phương chuẩn bị thi kể truyện dân gian tiết 71
Ngày soạn: 08/3/2010
Ngày giảng: 09/3/2010 Lên lớp 6B tiết 3, lớp 6C tiết 2(thứ 3)
Tiết 102 – Tập làm thơ bốn chữ.
I – Mục tiêu bài dạy:
1, Kiến thức :
- Bước đầu HS nắm được đặc điểm thơ 4 chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học.
2, Kĩ năng:
- Nhận diện các văn bản thơ 4 chữ.
- Bước đầu có kĩ năng làm 4 chữ theo 1 chủ đề tuỳ chọn.
II – Chuẩn bị:
1. GV: giáo án, sưu tầm các bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ.
2. HS : Vở soạn bài, sưu tầm các bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ.
III – Tiến trình lên lớp.
ổn định tố chức.
Kiểm tra (kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà)
Bài mới.
HĐ của GV - HS
Thời gian
ND cơ bản
* HĐ 1: HS nhận diện, rút ra các đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
- GV : yêu cầu HS đọc các bài thơ 4 chữ 
- HS: đọc các bài thơ như :
Bài : Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)
 Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
 Có hương sen thơm 
 Trong hồ nước đầy 
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi đắng cay
Bài : Bàn tay cô giáo
 Bàn tay cô giáo
 Vá áo cho em
 Như tay chị cả
 Như tay mẹ hiền
 Cô cầm tay em
 Nắn từng nét chữ
 Em viết đẹp thêm
 Thẳng đều trang vở 
Lượm (Tố Hữu)
“ Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu 
Chợi nghe tin nhà”
H? Qua các bài thơ vừa đọc, em hãy chỉ ra đặc điểm cho về số tiếng của mỗi câu thơ ?
- 4 tiếng.
H/ Số câu thơ trong bài thơ ? 
Không hạn định.
H? Cách gieo vần trong bài thơ ?
- HS: phát hiện.
20’
I - Đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
1, Đặc điểm về số tiếng:
* Mỗi câu có 4 tiếng (4 chữ)
* Số câu thơ trong bài: không giới hạn.
2, Cách gieo vần.SGK tr.84,85
* vần chân : 
VD: “a” từ Ta – Sa.
 “ây” Thầy - đầy.
* vần lưng: “ao” giáo-áo
* Vần liền: “a” ta - sa
* Vần cách: “au” cháu-sáu.
* HĐ 2 HS luyện tập nhận diên cách gieo vần trong các đoạn thơ 4 chữ. Luyện tập sáng tác thơ 4 chữ.
- GV yêu cầu HS chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ.
+ Vần chân, vần lưng trong đoạn thơ sau:
“Mây lưng chừng hàng “ang”- vần chân.
Về ngang lưng núi “ang” – vần lưng
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
“Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà”
“Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt”
- GV: ra đề yêu cầu HS tập làm thơ theo chủ đề tuỳ chọn.
- HS : tự sáng tác.
- HS : đọc bài thơ mình sáng tác.
=> GV : nhận xét, sửa chữa nếu cần.
20’
II – Luyện tập.
1, Nhận diên cách gieo vần trong đoạn thơ.
* Vần chân, lưng
“ang” – vần chân.
“ang” – vần lưng
* Vần liền, cách:
- Vần liền: “e” –> hẹ – mẹ
 “an” -> đàn – càn.
- Vần cách: “au” – cháu – sáu.
2. Tập làm thơ theo chủ đề tuỳ chọn.
VD: Bài thơ Nhớ cô
Cô ơi! em nhớ
Những ngày đi học
Cô dạy em đọc
Những bài thơ hay.
Năm nay em đi
Đi học trường khác
Cô ở trường đó
Có nhớ em không
Bài thơ: Ngồi bên bếp lửa
Em ngồi bên bếp
Sưởi lửa cùng cha
Em hát vang ca
Bài ca đi học
Mẹ em nhóm lửa
Đống rơm vàng lịm
Gà con rối rít
Theo mẹ kiếm mồi
* HĐ 3: Củng cố - đánh giá.
- Nhận xét về tinh thần học tập của HS trong tiết tập làm thơ.
* HĐ 4: Dặn dò về nhà.
- Soạn văn bản : Cô Tô (SGK Ngữ văn6 tập II tr. 88,89)
Ngày soạn: 14/3/2010
Ngày giảng: 15/3/2010 Lên lớp 6B tiết 3,4 (thứ 2); Lớp 6C tiết 2,3 (thứ 3)
Tiết 105 – 106:
Viết bài tập làm văn số 6.
( Văn tả người )
I – Mục tiêu bài viết:
- HS biết cách làm 1 bài văn tả người hoàn chỉnh.
- Luyện các kĩ năng : diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả và ngữ pháp.
II – Chuẩn bị.
	* GV: Đề bài, dàn ý cần đạt cho bài viết.
	* HS: vở viết văn, giấy nháp chuẩn bị dàn ý cho các đề văn tả người.
III – Tiến trình lên lớp.
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị vở viết bài của HS)
Bài mới.
HĐ của GV - HS
Thời gian
ND cơ bản
* HĐ 1: GV ra đề bài + HD HS 1 số lưu ý về đề bài.
- GV: định hướng cho HS :
 + Đối tượng miêu tả : con người .
 + Yêu cầu về kiểu bài: khắc hoạ được diện mạo, dáng dấp, tính cách của người đó, làm nổi bật cái riêng của đối tượng này không thể lẫn với đối tượng khác.
- HS: nghe, định hướng về đối tượng cho mình (bố, mẹ, anh, chị..)
5’
I - Đề bài.
* Hãy tả về một người thân yêu và gẫn gũi với mình nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) 
* HĐ 2: HS viết bài văn.
- GV: yêu cầu HS viết bài văn.
- HS : viết bài.
=> Bài viết cần đạt các ý sau:
=> Bài văn mẫu: Tham khảo sách “Bồi dưỡng Ngữ văn 6” – NXB Tp Hồ Chí Minh.
(Trang 212 - 213)
80’
II – Dàn ý cần đạt.
* Đối với bài văn tả bố:
a) Mở bài:
- Giới thiệu chung về bố: tên, tuổi tác, nghề nghiệp.
- ấn tượng chung của em về bố.
b) Thân bài:
- Miêu tả về hình dáng, chân dung của bố: VD dáng người cao lớn, khuôn mặt chữ điền hơi sạm, vầng trán cao và rộng, đôi mắt to, sáng, cáI miệng rộng hay cười.
- Tính cách: ưa giản dị, gọn gàng
- Hành động, cử chỉ, lời nói: từ tốn, nhanh nhẹn, khéo tay tự làm được nhiều đồ dùng....trong nhà (tủ, bàn, ghế.)
- Tình cảm, sự quan tâm của bố với gia đình: yêu thương vợ con, sau mỗi giờ đi làm về thương dành thời gian cho con
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ của bản thân về bố, và điều mong ước của m đối với bố.
* Đối với bài văn tả mẹ
a) Mở bài: 
Ca dao có câu: Công cha như núi
Nghĩ đến mẹ tôi, tôi không thể tìm hết được câu trả lời về công lao mẹ dành cho tôi và gia đình. Tóm lại Mẹ là người tôi thương yêu nhất.
b) Thân bài:
- Vài nét về vóc dáng, khuôn mặt của mẹ : dáng người nhỏ nhắn. khuôn mặt trái xoan hơi sạm nắng, song ưa nhìn, ngắm kĩ thấy hiện lên nhan sắc của người phụ nữ độ tuổi ba mươi.
- Tính cách, sở thích: chăm chỉ, gọn gàng, giàu đức hi sinh
- Việc làm, cử chỉ: yêu thương chồng con, lo lắng quan tam con cái khi ôm đau, buồn phiền
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm của em về mẹ.
* HĐ 3: thu bài HS, nhận xét về thái độ của HS trong tiết làm bài.
- Các tổ trưởng thu bài – giao cho GV.
- Lớp có ý thức viết bài tốt.
* Dặn dò về nhà:
- Soạn bài : các thành phần chính của câu.
5’
IV - Đánh giá.
Ngày soạn: 16/3/2010
Ngày lên lớp: 17/3/2010 Lớp 6B tiết 1(thứ 4); Lớp 6C tiết 3(thứ 6)
Tiết 107 – Các thành phần chính của câu.
I – Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Qua bài học HS hiểu được khái niệm về các thành phần chính của câu.
- Sự cần thiết có mặt đầy đủ các thành phần chính đó. Có ý thức đặt câu có đầy đủ thành phần chính (C - V).
2. Kĩ năng:
- Biết đặt câu có đủ thành phần chính (C-V) để câu có cấu tạo đầy đủ và diễn đạt được 1 ý trọn vẹn.
3, Thái độ.
- Có ý thức sử dụng tiếng Việt, biết sử dụng câu đầy đủ khi giao tiếp.
II – Chuẩn bị
GV: Bài soạn, SGK Ngữ văn 6 tập II, bảng phụ.
HS : vở ghi, vở bài tập, SGK Ngữ văn.
III – Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
 H/ Hoán dụ là gì ? Nêu 1,2 VD về hoán dụ, chỉ ra mối quan hệ được sử dụng trong phép hoán dụ đó ?
HS: nêu khái niệm hoán dụ : là cách gọi tên SV, S.việc này bằng tên SV, S.việc khác có mối quan hệ gần gũi.
VD: Nhớ chân Người bước trên đèo
 Người đi rừng núi trông theo bóng người (cụ thể – chỉ trừu tượng : t/cảm của nhân dân đối với Bác)
=> GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
 3. Bài mới.
HĐ của GV - HS
Thời gian
ND cơ bản
* HĐ 1: HS tìm hiểu khái niệm: các thành phần chính của câu; Phân biệt được sự khác nhau giữa thành phần chính và thành phần phụ
- GV: yêu cầu HS đọc BT 1.
- HS: đọc.
H? Nhắc lại các thành phần câu đã học ở Tiểu học ?
HS: nêu các thành phần câu đã học ở Tiểu học: trạng ngữ, CN, VN.
-GV: đưa bảng phụ ghi VD.
H/ Phân tích VD này, chỉ ra các thành phần câu ?
HS: phân tích
H? Có thể lược bỏ được thành phần nào trong các thành phần nêu trên ?
HS: phân tích.
H? Vậy theo em thành phần nào bắt buộc phảI có mặt trong câu ? Thành phần nào ko cần thiết ?
HS: chỉ ra : CN, VN bắt buộc phải có mặt.
Trạng ngữ : ko nhất thiết phải có mặt.
GV: nhận xét, kết luận.
Các thành phần CN – VN cần thiết phải có mặt: gọi là thành phần chính; các thành phần ko nhất thiết phải có mặt: gọi là các thành phần phụ)
H? Qua đó em hiểu thế nào là các thành phần chính của câu ?
HS : nêu.
=> GV: khái quát. rút ra phần ghi nhớ.
15’
I – Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
1.BT 1(92) Các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
2, BT 2 (tr.92)
VD: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành 1 chàng dế thanh niên cường tráng.
Trạng ngữ: chẳng bao lâu.
CN : tôi.
VN: đã trở thành chàng dế thanh niên cương tráng.
3. Bài tập 3(tr.92)
Lược bỏ các thành phần, rút ra nhận xét:
* Bỏ trạng ngữ: có câu là
- Tôi đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng.
* Bỏ CN: câu là
- Chẳng bao lâu, đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng.
* Bỏ VN: câu là
- Chẳng bao lâu, tôi.
=> Nhận xét.
Có thể bỏ trạng ngữ: câu vẫn rõ ND; không thể bỏ CN, VN. Nếu lược bỏ câu ko rõ ND gì.
* Ghi nhớ 1 (SG tr. 92)
Ngày soan: 23/3/2010
Ngày giảng:25/3/2010 Lên lớp 6B tiết 2 (thứ 4) ; Lớp 6C tiết 4 (thứ 4)
Tiết 112 : Câu trần thuật đơn có từ là.
I – Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Biết các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : 4 kiểu câu.
2, Kĩ năng:
- Nhận biết câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn, băn bản.
- Biết sử dụng câu trần thuật đơn có từ là phù hợp khi viết đoạn văn, trình bày văn bản.
II – Chuẩn bị:
* GV : Giáo án, SGK Ngữ văn 6.
* HS : vở ghi,vở BT, SGK Ngữ văn 6
III – Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ:
H? Câu trần thuật đơn là gì ? Cho VD ?
HS : Nêu khái niệm câu trần thuật đơn, dẫn ra 1 VD chứng minh.
Bài mới.
HĐ của GV - HS
Thời gian
ND cơ bản
* HĐ 1: HS nắm được đặc điểm của kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- HS : đọc yêu cầu Bt 1 (114)
H? Xác định CN, VN của các câu trong VD a,b,c, d ?
HS: xác định.
GV: chính xác hoá kiến thức.
- HS : Đọc yêu cầu BT 2 (SGK tr.114)
H? VN của các câu trên do từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành ?
HS : nêu, phân tích cấu tạo.
GV: Kết luận.
HS: đọc yêu cầu BT 3.
H? Chọn các từ : không, không phải, chưa, chưa phải ?
H? Vậy qua đó em rút ra đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ?
HS: nêu đặc điểm.
GV: Khái quát, kết luận, rút ra ghi nhớ1.
15’
I - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
1,Bài tập 1 (tr. 114)
a, Bà đỡ Trần/ là người ..
 C V
b, Truyền thuyết/ là loại..
 C V
c, Ngày thứ năm trên đả Cô Tô / là một ngày trong trẻo..
C V
d, Dế Mèn trêu chị Cốc/ là...
 C V
2, Bài tập số 2 (tr. 114)
a, VN : do là + cụm DT đảm nhiệm.
b, VN : do là + cụm DT đảm nhiệm.
c, VN : do là + cụm DT.
d, VN : do là + tính từ (dại)
3, Bài tập 3 ( tr.114)
- Điền các từ : không phảI, chưa phải.và câu.
-> VN của các câu đó mang ý nghĩa phủ định.
* Ghi nhớ 1 (Sgk tr.114 )

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van dia phuong 6 lang sonthoha.doc