Giáo án Ngữ văn 6 tiết 69: Hướng dẫn đọc thêm Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 69: Hướng dẫn đọc thêm Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Hướng dẫn đọc thêm

 Hai chữ nước nhà

( Trần Tuấn Khải )

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khái thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.

2. Kĩ năng :

 - Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử

- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng một thể thơ song thất lục bát

3. Thái độ:

- Giáo dục HS Cảm thông và hiểu được nỗi đau mất nước của Nguyễn Phi Khanh.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 69: Hướng dẫn đọc thêm Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/12/2011
Ngày giảng  8A :
 8B :
 Tiết 69 
 Hướng dẫn đọc thêm
 Hai chữ nước nhà
( Trần Tuấn Khải )
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khái thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.
2. Kĩ năng :
 - Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử
- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng một thể thơ song thất lục bát
3. Thái độ:
- Giáo dục HS Cảm thông và hiểu được nỗi đau mất nước của Nguyễn Phi Khanh.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy : SGK, SGV Ngữ văn 8, TLHDTH chuẩn KTKN
2.Trò : Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Phương pháp: 
- P.P : Vấn đáp, phân tích giảng bình
- KT : Động não, đọc hợp tác
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ «  Muốn làm thằng cuội » của Tản Đà ? Nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
 3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trần Tuấn Khải là một nhà thơ yêu nước đầu thế kĩ XX ông thường mượn những đề tài lịch sử để thầm kín nói lên tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta. Văn bản “ Hai chữ nước nhà” trích trong bút “ Quan Hoài” mà chúng ta học hôm nay cũng mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động về việc Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc. Viết bài thơ này, Trần Tuấn Khải muốn giãi bày tâm sự yêu nước và kích động tinh thần cứu nước nhân dân ta đầu thế kĩ XX.
Hoạt động 1 :
P.P : Vấn đáp, thuyết trình
KT : Động não
? Những hiểu biết của em về tác giả ? tác phẩm ?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
Hoạt động 2
P.P : Vấn đáp, phân tích giảng bình
KT : Động não, Đọc hợp tác
* Giáo viên cho HS đọc giọng buồn tha thiết : 04 HS đọc bài
 * GV hướng dẫn HS giải thích những từ khó ở phần chú thích.
? Theo em có thể chia văn bản thành mấy phần? Ranh giới của mỗi phần? Nội dung?
- Phần 1: 8 câu thơ đầu: Tâm trạng của cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2: 20 câu tiếp, Hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi.
- Phần 3: 8 câu cuối; Thế bất lực của người cha và lời trao gữi cho con.
I. Giới thiệu chung : (3’)
1. Tác giả :(1895- 1983)
- Á Nam Trần Tuấn Khải quê Nam Định
2. Tác phẩm : 
- Trích trong : «  Bút quan hoài 1 » (1924)
II. Đọc hiểu văn bản : (30’)
1. Đọc, chú thích
2. Bố cục : 3 phần
- Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp để bộc lộ cảm xúc thống thiết
3. Phân tích :
 * HS đọc lại 8 câu thơ đầu
? Em hãy tìm những từ ngữ mô tả cảnh tự nhiên?
- Mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu?
? Em có nhận xét gì về những cụm từ ấy? - -Từ ngữ, hình ảnh có phần cũ mòn ước lệ -> giàu sức gợi?
? Qua bốn câu đầu, không gian của buổi chia li hiện lên như thế nào?
* Giáo viên Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để chia biệt vĩnh viễn với TQ, quê hương -> Cảnh vật như càng giục cơn sầu trong lòng người.
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của người cha ở đây? - Cha bị giải sang đát khách không mong ngày về, con muốn đi theo ch. Đối với hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết nên đều tột cùng đau đớn, xót xa.
? Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
* HS đọc đoạn 2, và cho biết mạch thơ đoạn này phát triển như thế nào? 
- 4 câu đầu của đoạn 2: Tự hào về giống nòi anh hùng. 
- 8 câu tiếp : tình hình đất nước dưới ách đô hộ của giặc minh 
- 8 câu cuối: Tâm trạng của người cha.
? Những hình ảnh bốn phương lửa khói, xương rừng, màu sông; thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con” mang tính chất gì? 
? Nó phản ánh điều gì về hiện tình đất nước?
Đọc 8 câu tiếp và tìm những hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của con người ở đây?
 ? Theo em đây có phải chỉ là nỗi đau Nguyễn Phi Khanh hay là nỗi đau của ai?
Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước. đó không chỉ là nỗi đau của Nguyễn Phi Khanh của nhân dân Đất Việt đầu thế kĩ 15 mà còn là nỗi đau của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước đầu thế kĩ 20
Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ ở đoạn này?
* HS đọc lại diễn cảm đoạn 3
? Người cha nói nhiều đến mình “ Tuổi già” sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn” để làm gì?
? Người cha dặn dò con những lời cuối như thế nào? Qua đó thể hiện điều gì?
- Đó là lời trao gởi của thế hệ cha truyền thế hệ con
* Đoạn 1: Tâm trạng người cha khi từ biệt con trai nơi ải Bắc.
- Bối cảnh không gian :
+ Nơi biên giới ảm đạm, heo hút, nhuốm màu tang tóc, thê lương.
- Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật:
+ Hoàn cảnh: éo le, đau đớn.
+Tâm trạng: Đau đớn, xót xa.
- Lời khuyên của người cha có ý nghĩ như lời trăng trối. Nó thiêng liêng xúc động và có sức truyền cảm
* Đoạn 2: Tình hình hiện tại của đất nước.
- Bốn phương khói lữa, xương rừng, màu sông” - >Hình ảnh ước lệ tượng trưng. “ 
=> Tình cảnh đất nước loạn lạc, tơi bời, đau thương tang tóc.
- Kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc
- Giọng điệu: Lâm li, thống thiết xen lẫn nối bi phẫn, hờn căm.
=> Tâm trạng buồn bã, đau đớn vò xé trong lòng trước cảnh nước mất nhà tan.
* Đoạn 3: Lời trao gửi cho con
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình-> Kích thích, hun đúc cái ý chí “ Gánh vác” của người con.
- Người cha tin tưởng và trong cậy vào con-> nhiệm vụ rửa nhục cho nhà, cho nước vô cùng trọng đại, khó khăn thiêng liêng.
? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề là “ Hai chữ nước nhà”
- Nước và nhà, tổ quốc và gia đình...->
- Nước mất thì nhà tan, cứu được nước cũng là hiếu với cha. Thù nước đã trả là thù nhà được báo.
* GV cho HS đọc to, rõ mục ghi nhớ T169
Hoạt động 3
P.P : Vấn đáp, 
KT : Động não, Đọc hợp tác
? Đọc diễn cảm bài thơ 
- 2 HS đọc bài thơ
4. Tổng kết: 
 * Ghi nhớ SGK T 169
III.Luyện tập: ( 4’)
* Đọc diễn cảm bài thơ 
4. Củng cố: (2’)
? Nêu nội dung sâu xa của văn bản “ Hai chữ nước nhà” ?
? Ở đây, có phải Trần Tuấn Khải chỉ nói đến thời Nguyễn Phi Khanh hay không?
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: ( 1’)
 * Bài cũ: 
- Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Nắm kĩ nội dung và nghệ thuật
 * Bài mới:
- Ôn tập các văn bản, các kiến thức về tiếng việt, TLV chuẩn bị thi học kì I
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài..
Thời gian từng phần
Nội dung kiến thức.
Phương pháp
.
 *******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvant69.doc