Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thái Trị

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thái Trị

Tuần 1 – Bài 1

Tiết 1:

CON RỒNG CHÁU TIÊN

I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT:

1.Mức độ cần đạt:

Giúp hs:

-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

-Hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên

-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện, kể được truyện.

2.Trọng tâm kiến thức và kĩ năng:

a. Kiến thức:

-Khái niệm thể loại truyền thuyết.

-Nhân vật, sự việc , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

b. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

-Nhận ra những sự việc chính của truyện.

-Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.

II. CHUAÅN BÒ:

-Thầy: soạn giáo án, tranh minh hoạ (tranh sgk, ảnh đền Hùng đất Phong Châu), câu hỏi thảo luận, bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm.

-Trò: soạn bài, thảo luận bằng bảng phụ

 

doc 143 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Thái Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13.8.2011
Ngày dạy: 17.8.2011
Tuần 1 – Bài 1 
Tiết 1:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT: 
1.Mức độ cần đạt:
Giúp hs:
-Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
-Hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện, kể được truyện.
2.Trọng tâm kiến thức và kĩ năng:
a. Kiến thức:
-Khái niệm thể loại truyền thuyết.
-Nhân vật, sự việc , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
b. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện. 
II. CHUAÅN BÒ:
-Thầy: soạn giáo án, tranh minh hoạ (tranh sgk, ảnh đền Hùng đất Phong Châu), câu hỏi thảo luận, bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm.
-Trò: soạn bài, thảo luận bằng bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. OÅn ñònh toå chöùc:
2. Kieåm tra baøi cuõ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3 Noäi dung baøi môùi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài:
Để giải thích nguồn gốc dân tộc mình, các dân tộc trên thế giới đều dựa vào truyền thuyết. Theo lịch sử, nước ta được thành lập từ thời các vua Hùng. Thế nhưng có bao giờ các em tự hỏi: người sinh ra các vua Hùng là ai? Nguồn gốc dân tộc ta được giải thích như thế nào? Truyện Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu sau đây chính là lời giải đáp.
*Gv gọi hs đọc * trang 7 sgk
*Gv hướng dẫn hs đọc văn bản, chú ý giọng điệu thay đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến truyện, phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu hs đọc từng đoạn. -3 hs lần lượt đọc.
*Gv nhận xét cách đọc và sửa cho hs
 Hoạt động 2: Ngoài văn bản
“Con Rồng, cháu Tiên” được gọi là truyền thuyết, vậy các em hiểu truyền thuyết là gì?
-Vậy là các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng yếu tố kì ảo.
Giảng: không những thế yếu tố kì ảo là một loại chi tiết đặc sắc của các truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người. VD: các phép lạ của Sơn Tinh, niêu cơm thần của Thạch Sanh, Bụt giúp cô Tấm có quần áo đẹp.
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
*Gọi hs đọc lại phần 1:Tìm hiểu chú thích 1,2,3.
-Trong trí tưởng tượng của người xưa, LLQ hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh?
-Theo em, sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
-Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về giống nòi, nhan sắc và đức hạnh?
-Theo em, những điểm đáng quý đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
-Sau đó, LLQ kết duyên cùng Âu Cơ, vậy cuộc kết duyên này có gì kì lạ?
-Qua cuộc tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống của dân tộc?
-Qua sự việc này, người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào đối với cội nguồn dân tộc?
*Gọi hs đọc đoạn 2: Tìm hiểu chú thích 4.
-Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ?
-Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ mạnh có ý nghĩa gì?
GIẢNG: Đàn con thừa hưởng nét đẹp của mẹ, sức khoẻ và tài năng của cha. Cho nên hình tượng một bọc gợi lên tinh thần đoàn kết máu thịt từ lúc còn phôi thai của dân tộc Việt. Đây là một chi tiết sâu đậm được người Việt Nam tâm đắc đến nổi biến nó thành một từ thiêng liêng mà nay mỗi người chúng ta vẫn gọi bằng hai tiếng “Đồng bào”.
-Em hãy quan sát tranh vẽ và kể tiếp câu chuyện. LLQ đã chia con như thế nào?
-Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng và xuống biển?
àRừng núi là quê mẹ, biển là quê cha, các con ở hai bên nội ngoại cân bằng, đặc điểm địa lí nước ta rộng lớn, nhiều rừng và biển.
-Qua sự việc LLQ đưa con xuống biển và Âu Cơ mang con lên núi, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì?
-Sau khi theo mẹ lên non, người con trưởng đã làm gì? (Cho hs tìm hiểu chú thích 6,7
-Theo em, các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc?
-Từ những chi tiết đã phân tích về LLQ và Âu Cơ, em hãy chỉ ra các yếu tố tưởng tượng kì ảo?
-Dựa vào đâu mà em biết đó là các yếu tố kì ảo?
-Em hãy nói rõ vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trên của truyện?
+Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”. Gv chia hs theo nhóm hoặc tổ: 4 nhóm hoặc 6 tổ. Viết câu hỏi lên bảng phụ, cho hs đọc và thảo luận ngắn. Sau đó, nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 3: Gọi hs đọc ghi nhớ trang 8. – Hs chép tổng kết
-Theo truyện này thì người Việt ta là con cháu của ai?
*Gọi hs đọc thêm trang 8,9
“Dù ai  tháng ba”; “Bầu ơi,.một giàn”; “Đất nước .giỗ tổ”
*Có thể cho hs xem tranh ảnh về đền Hùng, giới thiệu ngày giỗ quốc tổ hàng năm của dân tộc ta.
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs thực hiện phần Luyện tập.
-Những truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là: “Quả trứng to nở ra con người” (dân tộc Mường); “Quả bầu mẹ” (người Khơ Mú). Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
-Kể lại diễn cảm truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
+Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản
+Cố gắng dùng lời văn (nói) của cá nhân để kể; kể diễn cảm.
-3 hs lần lượt đọc
-Đoạn 1: từ đầu  Long Trang
-Đoạn 2:Ít lâu sau lên đường
-Đoạn 3: phần còn lại
-Hs trả lời
-Hs nghe
-LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống dưới nước, sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách chăn nuôi, trồng trọt.
-Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng.
-Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, thích hoa thơm, cỏ lạ.
-Đó là một vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ
-Đó là sự kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên. Đó là sự kết hợp của hai giống nòi xinh đẹp, tài giỏi, phi thường
-Dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng
-Người xưa muốn biểu lộ lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên”
-Sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường, không cần bú mớm mà tự lớn lên, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
-Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra, giống nòi ta thật cao quý, thiêng liêng, từ trong cội nguồn, dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
-50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển.
-Phát triển dân tộc: làm ăn và mở rộng; giữ vững đất đai: là ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
-Lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai là Lang, con gái là Mị nương, mấy đời đều lấy hiệu là Hùng Vương không đổi.
-Dân tộc ta có từ lâu đời, trải qua các triều đại Hùng Vương. Phong Châu là đất tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững.
-Các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng
-Chi tiết không có thật, chi tiết thần kì, lạ thường, hư cấu, hoang đường
-Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện; thần kì hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình; làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
-Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
-Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt – Tự hào về dòng giống Tiên Rồng.
-3 hs đọc ghi nhớ
-Người Việt Nam ta là con cháu vua Hùng, tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
-Hs luyện tập
I.Đọc-hiểu chú thích:
1.Truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2.Con rồng cháu Tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
II.Đọc– hiểu văn bản:
1/Giới thiệu nhân vật:
*LLQ:
 -Mình rồng, con trai thần Long Nữ
- Sức khoẻ phi thường 
- Nhiều phép lạ, trừ yêu ma
- Dạy dân cách trồng trọt
*Âu Cơ: con thần Nông
- Xinh đẹp tuyệt trần
-Yêu thích hoa thơm, cỏ lạ
-> Xuất thân và hình dáng đậc biệt.
2/Diễn biến:
a/Cuộc tình duyên kì lạ:
-LLQ và Âu Cơ kết duyên
-Âu Cơ sinh “bọc trăm trứng, nở ra trăm con”, “hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”.
-Không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, “mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần”
à chi tiết tưởng tượng kì lạ à tăng tính hấp dẫn.
b/Việc chia tay, chia con:
-50 con theo cha xuống biển
-50 con theo mẹ lên non
-Chia nhau cai quản các phương
=> ca ngợi công lao của LẠc Long Quân và Âu Cơ : mở mang bờ cõi.
-Lời hẹn ước: “khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”
=> ý nguyện đoàn kết, thống nhất, chung sức, chung lòng.
3/Kết thúc:
-Con trưởng làm vua - lấy hiệu là Hùng Vương.
-Thiết lập triều đại Hùng Vương lập nước Văn Lang.
-> Giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Sử dụng các yếu tố tưởng tượng ,kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của LẠc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
-xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
2.Ý nghĩa:
Truyện kể về nguồn gốc dân tôc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
IV.Bài tập về nhà:
-Học ghi nhớ sgk /8, dấu * trang 7, tập kể lại truyện.
-Học toàn bộ bài giảng.
-Soạn bài: “Bánh chưng bánh giầy” 
IV. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC SINH VEÀ NHAØ:
-Học thuộc ghi nhớ trang 8 và dấu * trang 7
-Học toàn bộ bài giảng
-Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy.
V. BOÅ SUNG SAU TIEÁT DAÏY:
@?@?@?@?&@?@?@?@
Ngày soạn: 13.8.2011
Ngày dạy: 17.8.2011
Tiết 2: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
(Höôùng daãn töï hoïc)
I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT: Giúp hs: 
1. Mức độ cần đạt:
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết kì ảo, tưởng tượng của truyện
-Kể lại được truyện.
2.Trọng tâm kiến thức và kĩ năng:
a. Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
-Cốt lõi lịch sử thời dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì HÙng Vương.
-Cách giải thích của người Việt Cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghệ nông- một nét đẹp ăn hóa của người VIệt.
b. Kĩ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
-Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
II. CHUAÅN BÒ:
-Thầy: đọc kĩ tài liệu SGK, S GV, Stham khảo, soạn giáo án và đồ dùng dạy học.
-Trò: đọc trước bài, trả lời câu hỏi câu hỏi và thảo luận bằng bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. OÅn ñònh toå chöùc: 
2. Kieåm tra baøi cuõ: 
-Em hiểu thế nào là truyề ... g đang vẽ những con chim bé nhỏ ấy.
30/ Cụm ĐT là gì? Chỉ ra cụm ĐT trong VD trên?
31/ Cụm TT là gì? Chỉ ra cụm TT trong VD trên?
32/ Chỉ ra DTR, DT chung, DT chỉ ĐV, DT chỉ SV trong câu trên?
33/ Chỉ ra ĐT, TT, LT, Chỉ từ trong câu trên?
34/ Hãy điền các cụm DT, cụm ĐT, cụm TT nói trên vào mô hình.
Hoạt động 6: Chức vụ trong câu của DT , ĐT, TT
-Đặt câu có DT làm CN
-Đặt câu có DT làm VN
-Đặt câu có ĐT làm CN
-Đặt câu có ĐT làm VN
-Đặt câu có TT làm CN
-Đặt câu có TT làm VN
35/ Viết 1 đoạn văn ngắn 3->5 câu có dùng DT, ĐT, TT.
-Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
-Từ đơn
-Từ phức
-Có 2 loại: từ đơn và từ phức 
-Từ ghép và từ láy
-Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: sách vở, áo quần, ăn ở, đi lại
-Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
-HS lên điền
-Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị. Có 2 cách: trình bày khái niệm mà từ biểu thị; đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
-Nghĩa gốc
-Nghĩa chuyển
-Hs điền
-Trả lời
-Từ mượn
-Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng, đặc điểm mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
-Từ mượn tiếng Hán: từ gốc Hán, từ Hán Việt.
-Hs tìm
-Còn: Anh, Pháp, Nga
-Hs đặt câu 
-Hs đọc
-Trả lời
-Trả lời
-Hs trả lời
-Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
-Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. VD: nhà, cây, cọ, bút,.
-Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. VD: đi, đứng, nằm, vui, buồn, 
-Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. VD: cao, thấp, lớn, nhỏ, xanh, vàng, 
-Số từ là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. VD: một, hai, ba, thứ nhất, 
-Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. VD: các, những, tất cả, 
-Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm định vị sự vật trong không gian, thời gian. VD: này, nọ, kia, 
-Hs trả lời
-Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. VD: những con chim bé nhỏ ấy.
-Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: đang vẽ những con chim bé nhỏ ấy.
-Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: bé nhỏ ấy.
-DTR: Mã Lương; DTC: chim; DTĐV: con; DTSV: chim
-ĐT: vẽ; TT: bé nhỏ; Lượng từ: những; chỉ từ: ấy
-Hs điền
-Lên bảng tự đặt câu có phân tích C-V, gạch dưới minh hoạ.
-HS thực hành, và ghi dặn dò.
-HS viết đoạn văn.
I.Cấu tạo từ: (Học sơ đồ 1 trang 169)
-Từ đơn
-Từ phức gồm: Từ ghép và từ láy
+ Bài tập:
1.Đặt câu có từ ghép:
Các em nên giữ im lặng.
2. Hãy chỉ ra đâu là từ láy?
A.Sức khoẻ B.Vô địch
C.Thỉnh thoảng 
 D.Phép lạ
3. Hãy đặt 1 câu có từ láy.
 Trên cành chim hót líu lo.
II.Nghĩa của từ: ( Học sơ đồ 2/170)
-Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
-Nghĩa của từ gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+Bài tập:
1.Sơn Tinh: Thần núi 
( Trình bày khái niệm mà từ biễu thị)
2. Từ “Chân” Trong “Chân đồi” được dùng với nghĩa nào?
A.Nghĩa gốc 
B.Nghĩa chuyển
III.Phân loại từ theo nguồn gốc( Học sơ đồ 3/170)
-Từ thuần Việt và từ mượn
-Từ mượn gồm: từ mượn tiếng Hán và từ mượn các ngôn ngữ khác 
-Từ mượn tiếng Hán gồm : Từ gốc Hán và từ Hán Việt
+Bài tập: 
1.Chọn B.Sứ giả
2.Đặt câu: Sứ giả đi tìm người tài cứu nước.
IV.Lỗi dùng từ: (Học sơ đồ 4/171)
-Lỗi lặp từ
-Lẫn lộn các từ gần âm
-Dùng từ không đúng nghĩa.
+Bài tập
1.Lỗi lặp từ-> Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.
2. Lỗi : Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm, lẫn lộn các từ gần âm->Sửa lại cho đúng : Tham quan.
3. Lỗi : Từ dùng không đúng nghĩa ->Thay yếu điểm = điểm quan trọng, điểm yếu kém.
V.Từ loại và cụm từ: 
( Học sơ đồ 5/171)
-Danh từ- Cụm danh từ
-Động từ-Cụm động từ
-Tính từ- Cụm tính từ
-Số từ
-Lượng từ
-Chỉ từ
+Bài tập
1.Chỉ ra DTR, DT chung, DT ĐV, DT SV, LT, ĐT, TT, cụm DT, Cụm ĐT, cụm TT :
-DTR:Mã Lương
-DTC: Chim
-DTĐV: Con
-DT SV: Chim
-Lượng từ: những
-Chỉ từ: Ấy
-Cụm DT: Những con chim bé nhỏ ấy
-Cụm ĐT: Đang vẽ những con chim ấy
-Cụm TT: Bé nhỏ ấy
2.Điền các cụm từ trên vào mô hình:
3.Đặt câu:
-Học sinh /đang làm bài.
-Em /là học sinh.
-Học tập/ là việc phải tiếp tũc suốt đời.
-Gió /thổi.
-Dũng cảm/ là phẩm chất cần có của người đàn ông.
-Bức tranh này/ đẹp lắm.
IV. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC SINH VEÀ NHAØ:
- Ôn lại các loại từ.
- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối HKI.
V. BOÅ SUNG SAU TIEÁT DAÏY:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 67 – 68: 
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT: 
Nhằm đánh giá HS ở các phương diện sau:
-Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến trúc và kĩ năng của 3 cả ba phân môn V-TV-TLV của môn ngữ nvăn trong một bài KT.
-Năng lực vận dụng TLV nói chung để tạo lập một bài viết.
Trọng tâm: Chờ đề KT chung của PGD
II. CHUAÅN BÒ:
-GV chờ đề KT PGD
-HS học bài để chuẩn bị thi HKI.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. OÅn ñònh toå chöùc:
2. Kieåm tra baøi cuõ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3. Noäi dung baøi môùi:
Phát đề thi cho HS
-HS làm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.
-Thời gian 90’.
-Hết giờ thu bài.
Tuaàn 18 – Baøi 16,17:
Tiết 69 – 70: 
CHÖÔNG TRÌNH NGÖÕ VAÊN ÑÒA PHÖÔNG
I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT: Giúp HS
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng âm chuẩn khi nói.
- Nghe và phát âm chuẩn khi nói và viết các phụ âm đầu s/x, v/d, ch/tr và các thanh hỏi ngã.
II. CHUAÅN BÒ:
-GV soạn giáo án, bảng phụ câu hỏi thảo luận.
-HS soạn bài, thảo luận, dùng bảng chữ.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. OÅn ñònh toå chöùc:
2. Kieåm tra baøi cuõ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị của hoc sinh.
3. Giôùi thieäu baøi môùi:
 Chính tả là quy tắc viết chữ được coi là đúng, là chuẩn mực. Để viết đúng chính tả, ý thức rèn chính tả của hs phải trở thành thói quen hằng ngày, đồng thời nó còn biểu hiện của người có trình độ văn hoá. Hôm nay, chúng ta cùng đi vào phần rèn kĩ năng viết chính tả.
4. Noäi dung baøi môùi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: GV giao cho HS những bài luyện tập viết đúng các phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
-Chia 6 nhóm thi đọc đúng, viết đúng chính tả và cho điểm.
Nhóm 1: Hãy đọc và viết các chữ có phụ âm đầu tr/ch
Nhóm 2: Hãy đọc đúng và ghi các chữ có phụ âm đầu s/x
Nhóm 3: Hãy đọc đúng và ghi các chữ có phụ âm đầu r/d/gi
 Nhóm 4: Hãy đọc đúng và ghi các chữ có phụ âm đầu l/n lên bảng
Nhóm 5 :Đọc đúng và ghi các chữ có phụ âm đầu v/d lên bảng
-Ở mỗi nhóm ta cho HS thảo luận rút ra kinh nghiệm viết đúng : Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao? (Phát âm chuẩn theo từng phụ âm đầu)
Hoạt động 2: Hãy đọc đúng và viết đúng lên bảng các vần ac-at- ang-an 
Nhóm 6: Hãy đọc và viết đúng các vần ươc- ươt, ương-ươn
Các em có biết luật viết dấu thanh hỏi ngã của 1 số từ láy không?( Dựa vào bảng phối thanh bổng trầm->Sắc-hỏi-ngang; huyền-ngã-nặng)
Hoạt động 3: GV cho HS làm các bài tập điền từ
+Bài 1: 4 nhóm luân phiên lên bảng.
-Nhóm 1: điền đầu dòng thứ nhất -Sửa, nhận xét cho điểm thứ 2-.Sửa, nhận xét cho điểm
-Nhóm 2: Lên điền đầu dòng thứ 2.Sửa,nhận xét, cho điểm
-Nhóm 3: Lên điền đầu dòng thứ 2->Sử a, nhận xét cho điểm.
-Nhóm 4: lên điền đầu dòng thứ 2-.Sửa, nhận xét, cho điểm 
-Nhóm 5: Lên điền đầu dòng thứ 3.GV sưả, cho điểm.
-Nhóm 6: lên điền đầu dòng thứ 4-> GV sửa cho điểm
-Sử dụng bảng chữ, cho HS lên bảng gắn chữ vào chỗ trống thích hợp.
Bài 3: gọi HS lên bảng để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Bài 4: HS lên bảng điền từ thích hợp có vần có vần uôc hoặc uôt
-Các em hãy viết hỏi hay ngã vào những chữ in nghiêng cho phù hợp
-Các em hãy chữa những lỗi chính tả sau:
-GV đọc đoạn văn trong SGK trang 168 cho HS viết chính tả
-Nghe
-Đọc
-Hs thực hành
-HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến trước lớp.
-Hs thực hành
-Nghe
-4 nhóm lần lượt lên bảng làm bài
-HS lên bảng gắn chữ
-HS điền vào chỗ trống
-HS viết theo SGK
-HS sửa lỗi chính tả
-Viết chính tả
-HS ghi dặn dò
I.Nội dung :
1.Đọc và viết đúng các phụ âm đầu:
-tr/ch: Trầm tĩnh, trơ trụi, triền miên, chặt chẽ, chắc chắn, chắc lọc
-s/x: sáng sủa, sôi nổi, sấp ngửa, xương xẩu, xó xỉnh, xô đẩy
-r/d/gi:Rừng rực, bứt rứt, bịn rịn, dính dáng, dông dài, da diết, giở ra, giặc giã, giương cờ
-l/n: lo lắng, lẫn lộn, luật pháp, nan giải, nóng bức, nêu gương, 
-v/d: vạm vỡ, vênh váo, vớ vẩn, du thuyền, dai dẳng, dịu dàng
2.Đọc và viết đúng các vần:
-ac-at: Lệch lạc, nhếch nhác, xệch xạc, ran rát, man mát, 
-ang-an: thênh thang, khang khác, lạy van, phân tán,
-ươc-ướt: dược liệu, cá cược, mưu chước, lướt thướt, xanh mướt
-ương-ươn: vương quốc, hướng dương, lượn lờ, vay mượn.
3.Đọc và viết đúng các dấu thanh: hỏi- ngã:
thủ thỉ, ngái ngủ, của cảisợ hãi, lặng lẽ, lỗi lầm
II.Luyện tập:
1/167.Điền tr/ch. S/x; r/d/gi; l/n vào chỗ trống:
-Trái cây, chờ đợi, chuyên chở, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre
-Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
-Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác,
-Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ,lén lút, bếp núc, lỡ làng
2/167.Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
a.Vây, dây, giây:
Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây, 
b.Viết, giết, diết:
Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết
c.Vẻ.dẻ, giẻ:
Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách..
3.Chọn x/s để diền vào chỗ trống cho thích hợp:
xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ xác, sầm sập, xoảng
4/167.Điền từ thích hợp có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống:
-Thắt lưng buộc bụng - Buộc miệng nói ra
-Cùng một giuộc - Con bạch tuộc
-Quả dưa chuột - Bị chuột rút
-Trắng muốt - Con chẫu chuộc
-Thẳng đuồn đuột
5/168. Viết hỏi /ngã. Ơ những chỗ in nghiêng:
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ
6/168. Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau:
Căn dặn, kiêu căng, rằng, ngang, chẳng, rừng, chặt, tre, chắn, cắn
7/Viết chính tả: các em yêu mến, hãy nghĩ xem, còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ; còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng nói Việt Nam yêu quý! ( Theo Xuân Diệu)
IV. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC SINH VEÀ NHAØ:
-Các em xem lại các truyện ở SGK
-Sưu tầm các câu chuyện khác để thi kể chuyện
V. BOÅ SUNG SAU TIEÁT DAÏY:
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan6.doc