Giáo án Ngữ Văn 10 kì 1 - Trường THPT Phan Thành Tài

Giáo án Ngữ Văn 10 kì 1 - Trường THPT Phan Thành Tài

Tiết 4

Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

 - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

 - Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.

 - Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian, có thể nhoé và kể tên các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.

B. Phương tiện và cách thức tiến hành:

 1. Phương tiện:

 - Tài liệu tham khảo.

 - Bảng phụ

 2. Cách thức tiến hành:

 Sử dụng các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề.

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

 Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào trong văn học? Cho ví dụ?

 2. Tiến trình tổ chức dạy học:

 

doc 195 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 kì 1 - Trường THPT Phan Thành Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2008
Tiết 4
Đọc văn:	KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
 - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
 - Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
 - Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian, có thể nhoé và kể tên các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
 1. Phương tiện: 
 - Tài liệu tham khảo.
 - Bảng phụ
 2. Cách thức tiến hành: 
 Sử dụng các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề..
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
 Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào trong văn học? Cho ví dụ?
 2. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại kiến thức đã học và hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của VHDG Việt Nam.
 TT1: Nêu lại khái niệm VHDG ? VHDG có những đặc trưng nào?
HS đọc SGK và trả lời.
TT2: GV thuyết giảng có so sánh và dẫn chứng về ý: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
VD: Hỡi cô tác nước bên đàng 
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
TT3: Em hiểu như thế nào là truyền miệng?
HS trả lời.
TT4: Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò như thế nào đối với VHDG?
TT5: GV nhận xét, giải thích và mở rộng, minh chứng thông qua các ví dụ cụ thể.
TT6: Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức nào? Em đã bao giờ thấy người ta diễn các tác phẩm VHDG chưa? Ở đâu?
HS: Hát ca trù
TT7: Em hiểu như thế nào là tập thể? Khi nói đến tính tập thể trong VHDG là người ta muốn nói đến điều gì?
TT8: Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?
TT9: Vì sao VHDG lại có sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt cộng đồng?
- Biểu hiện: 
 + VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó.
 + VHDG gây không khí để kích thích hoạt động gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
TT10: Sự gắn bó giữa VHDG với các sinh hoạt cộng đồng thể hiện như thế nào?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thể loại VHDG.
TT1: VHDG có những thể loại nào?
HS đọc SGK và trả lời.
TT2: Em nào có thể kể hoặc diễn) một trích đoạn (hoặc cả tácphẩm) thuộc một trong số các thể loại trên?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu các giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam?
TT1: VHDG có những giá trị cơ bản nào?
TT2: Nêu một số ví dụ dẫn chứng cho các giá trị trên?
HS nêu VD.
TT3: GV tổng kết và đưa ra thêm các dẫn chứng chứng minh.
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng( tính truyền miệng).
 - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
 - VHDG sử dụng ngôn từ truyền miệng làm phương tiện sáng tác, lưu truyền.
 - Quá trình truyền miệng được thông qua hình thức diễn xướng. Đây là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp.
 2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập thể)
 - VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể và là tài sản chung của tập thể.
 - Khái niệm tập thể trong VHDG đồng nghĩa với vô danh(nghĩa là không có tác giả hoặc không thể xác định được tác giả)
 - Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: 
 + Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
 + Về sau, những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần và ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung, nghệ thuật.
 3. VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng(tính thực hành)
 - Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng trong các sinh hoạt cộng đồng. Do đó nó có sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
 - VHDG không bị bó hẹp trong phạm vi phản ánh các hoạt động cụ thể của con người mà thường mở rộng ra những vấn đề của đời sống tự nhiên và xã hội liên quan đến cộng đồng, dân tộc, thậm chí toàn nhân loại.
II. Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam: 
Gồm 12 thể loại 
 1. Thần thoại 
 2. Sử thi
 3. Truyền thuyết
 4. Truyện cổ tích
 5. Truyện ngụ ngôn
 6. Truyện cười ( SGK)
 7. Tục ngữ
 8. Câu đố
 9. Ca dao
 10. Vè
 11. Truyện thơ
 12. Chèo
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam
 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
 D.Củng cố, dặn dò:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của VHDG, hệ thống thể loại và các giá trị tinh thần của VHDG.
- Thấy được vị trí vai trò của VHDG đối với văn học viết và quá trình bồi dưỡng tâm hồn dân tộc.
- Chuẩn bị bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ(tt).
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK.
Ngày soạn: 05/09/2008
Tiết 5
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(TT)
A. Mục tiêu bài học: 
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (đặc biệt là các nhân tố giao tiếp).
- Nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp
- Có thái độ giao tiếp đúng mực.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
 1. Phương tiện:
 - SGK, SGV,Bảng phụ 
 2. Cách thức tiến hành:
Thảo luận nhóm, các nhóm nhận xét, GV chỉnh sửa.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
 Các đặc trưng của văn học dân gian ? Cho ví dụ ?
 2. Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
 HĐ1: Luyện tập, thực hành thông qua các bài tập trong SGK.
TT1: Gọi HS làm BT1,2/ SGKtr20,21.
HS thảo luận và trả lời.
TT2: GV nhận xét, sửa lỗi.
-TT3: Chia lớp thành 4 nhóm cùng làm BT4/ SGKtr21 theo các yêu cầu sau:
 + Tìm các nhân tố giao tiếp trong kiểu thông báo này.Chú ý dạng văn bản ở đây là thông báo ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung, phải có mở đầu, kết thúc.
 + Trên cơ sở các nhân tố tìm được, viết một thông báo ngắn.
 + Thời gian chuẩn bị:10’
-TT4: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng. 
HS các nhóm khác bổ sung.
-TT5: Gọi một số HS nhận xét. Sau đó GV tổng kết.
II. Luyện tập:
 1. BT1/SGKtr20
Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao đó là:
 - Nhân vật giao tiếp: những người nam và nữ trẻ tuổi, thể hiện qua từ anh, em
 - Hoàn cảnh giao tiếp: Vào một đêm trăng thanh- thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của các chàng trai, cô gái: bộc bạch tình cảm yêu đương.
 - Nhân vật anh nói về việc: tre non đủ lá nà đặt ra vấn đề nên chăng tính đến chuyện đan sàng.
 - Cách nói của chàng trai có sắc thái văn chương, gợi cảm tế nhị, đễ đi vào long người con gái nên hoàn toàn phù hợp với nội dung, mục đích giao tiếp.
 2. BT2/SGKtr20,21.
 a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp( ACổ và người ông) đã thực hiện các hành động nói cụ thể là:
 - chào: Cháu chào ông ạ!
 - chào đáp: ACổ hả?
 - khen ngợi: Lớn tướng rồi nhỉ?
 - hỏi: Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
 - đáp lời: Thưa ông, có ạ!
 b. Trong lời của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng chỉ có câu thứ ba là nhằm mục đích hỏi. Hai câu còn lại là lời chào đáp và lời khen.
 c. Lời nói của nhân vật đã bộc lộ rõ tình cảm,thái độ, quan hệ của cả hai đối với nhau
Các từ xưng hô: ông, cháu; các từ tình thái: Thưa, ạ- trong lời ACổ và hả, nhỉ- trong lời ông già đã bộc lộ thái độ kính mến của ACổ đối với người ông và thái độ yêu quí, trìu mến của ông đối với cháu.
3. BT4/SGKtr21.
 * Các nhân tố giao tiếp:
 - Người viết : Ban giám hiệu nhà trường.
Đối tượng hướng tới: Các học sinh trong toàn trường
 - Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường.
 - Hoàn cảnh giao tiếp: Trong nhà trường và nhân ngày Môi trường thế giới.
 * Có thể theo dàn ý sau:
 -Mở đầu: Nhân ngày Môi trường thế giới, Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp
 -Thân bài: 
 + Thời gian:
 + Nội dung công việc:
 + Lực lượng tham gia:
 + Dụng cụ:
 + Kế hoạch cụ thể:
 - Kết bài: Nhà trường kêu gọi toàn thể HS trong trường nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
 Ngàytháng.năm
 Ban giám hiệu trường
D. Củng cố- Luyện tập: 
 - Làm các bài tập 3,5/SGKtr21,22.
 - Chuẩn bị bài mới: Văn bản theo các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 07/09/2008
Tiết 6
VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
 - Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
 - Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
 1. Phương tiện:
 2. Cách thức tiến hành:
Đi từ phân tích ngữ liệu theo câu hỏi đến những nhận định khái quát ở phần ghi nhớ.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp,Kiểm tra bài cũ:
 Làm bài tập 5/SGKtr 21,22.
 2. Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện thông qua các văn bản. Vậy văn bản là gì, nó có những đặc điểm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải đáp các thắc mắc đó.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
 Hoạtđộng1: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, đặc điểm văn bản
TT1: Gọi một HS đọc 3 văn bản trong SGK. 
TT2: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 trong SGKtr24. Sau đó GV tổng kết, khái quát vấn đề trong phần Ghi nhớ.
TT3: Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ 
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại văn bản.
TT1: GV yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi ở mục II.1
TT2: GV nhận xét, khái quát đến nhận định về phong cách của các văn bản: 1,2,3.
TT3: GV hướng dẫn HS tiến hành so sánh theo yêu cầu nêu ở mục II.2 sau khi đưa ra mẫu đơn xin phép.
Mẫu đơn xin phép:
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
ĐƠN XIN PHÉP
Kính gửi: - BGH trường THPT Nguyễn Trãi
 - Cô giáo chủ nhiệm lớp..cùng các giáo viên bộ môn
Tôi tên là Nguyễn VănâThro, phụ huynh em..,hiện là học sinh lớp..
Nay tôi viết đơn này kính mong các thầy cô cho con tôi nghỉ một buổi học vào ngày.
Lý do:..
Tôi xin hứa cháu sẽ chép bài đầy đủ sau khi đi học lại.
Tôi xin chân thành cám ơn!
 Người làm đơn.
 ( Kí tên)
 Nguyễn Văn Thảo
TT4: GV nhận xét và rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng, mục đích giao tiếp, từ ngữ và kết cấu của các loại văn bản.
TT5: GV hướng dẫn HS bước đầu phân biệt các văn bản thuộc phong cách nghệ thuật, chính luận, khoa học, hành chính.
TT6: Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGKtr25.
I. Khái niệm, đặc điểm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây:
 - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
 - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
 - Mỗi văn bản có dấu ...  động lâm vào việc kiện tụng. 
6. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
 * Bài 1 và 2:
 - Nội dung: là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp.
 - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
 * Bài 3: 
 - Nội dung: là lời than đầy chua xót, đắng cay của người bị lỡ duyên xa cách. Dầu vậy ta vẫn nhận thấy tình cảm thuỷ chung sắt son của con người bình dân Việt Nam xưa.
 - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, lối đưa đẩy gợi cảm hứng
 * Bài 4:
 - Nội dung: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó còn là niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi.
 - Nghệ thuật: các hình ảnh biểu tượng( khăn, đèn, mắt), lặp cú pháp.
 * Bài 5:
 - Nội dung: thể hiện tình yêu cùng khao khát yêu thương của người con gái.
 - Nghệ thuật:hình ảnh biểu tượng độc đáo: cầu dải yếm.
 * Bài 6: 
 - Nội dung; khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của con người.
 - Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng: gừng cay- muối mặn.
7. Ca dao hài hước:
 * Bài 1:
 - Nội dung: lời dẫn cưới và thách cưới của chàng trai, cô gái.
 - Nghệ thuật: lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; cách nói đối lập.
 - Ý nghĩa: là tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống.
 * Bài 2, 3:
 - Nội dung: phê phán, chế giễu những chàng trai không có chí khí, những chàng trai siêng ăn nhác làm.
 - Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.
 * Bài 4: 
 - Nội dung: chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
 - Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.
8. Lời tiễn dặn: nắm được:
 - Nội dung:
Tâm trạng của chàng trai và cô gái qua sự mô tả của chàng trai trên đường tiễn dặn.
cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà người yêu.
 - Nghệ thuật: lặp cú pháp, điệp từ, điệp ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm trạng giàu cảm xúc.
9. Tỏ lòng( Phạm Ngũ Lão): nắm được:
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 - Vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả.
 - Vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng ba quân với sức mạnh và khí thế hào hùng. Cần thấy rằng vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.
 - Hình ảnh hoành tráng, có sức biểu cảm mạnh mẽ, thiên về gợi tả.
10. Cảnh ngày hè( Nguyễn Trãi): nắm được:
 - Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống.
 - Bức tranh cuộc sống con người: ấm no, thanh bình.
 - Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
11. Nhàn( Nguyễn Bỉnh Khiêm): nắm được:
 - Chân dung cuộc sống: cuộc sống thuần hậu, chất phác, thanh đạm, thuận tự nhiên.
 - Chân dung nhân cách: lối sống thanh cao, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hoà nhập với tự nhiên; trí tuệ sáng suốt, uyên thâm khi nhận ra công danh, phú quí như một giấc chiêm bao, cái quan trọng là sự thanh thản trong tâm hồn.
12. Đọc Tiểu Thanh kí( Nguyễn Du): nắm được:
 - Bài thơ là tiếng khóc xót thương cho số phận của một con người bất hạnh( Tiểu Thanh) và cũng là tiếng khóc tự thương cho chính cuộc đời mình(Nguyễn Du) cũng như bao con người tài hoa trong xã hội từ xưa đến nay..
 - Nỗi niềm trăn trở và cả khát vọng kiếm tìm tri âm của Nguyễn Du.
 - Như vậy, cùng với những người phụ nữ tài hoa mệnh bạc trong một số sáng tác của mình, Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm đến những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần.
13. Các bài đọc thêm: Vận nước; Cáo bệnh, bảo mọi người; Hứng trở về.
 * Vận nước( Pháp Thuận): nắm được:
 - Tâm trạng lạc quan và niềm tự hào của tác giả trước sự phát triển thịnh vượng, hoà bình của dân tộc.
 - Đường lối trị nước thể hiện tập trung trong hai chữ “vô vi”: điều hành đất nước nên thuận theo quy luật tự nhiên và lòng người, lấy đức mà giáo hoá dân.
 - Truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc.
 * Cáo bệnh, bảo mọi người( Mãn Giác thiền sư): nắm được:
 - Quy luật hoá sinh, biến đổi của tự nhiên( thông qua hình ảnh hoa tàn khi xuân đi, hoa nở khi xuân đến) và của con người( theo thời gian, con người ngày càng già đi)
 - Quan niệm nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan trước cuộc sống( qua hình tượng cành mai nở muộn trước sân)
 * Hứng trở về( Nguyễn Trung Ngạn): nắm được:
 - Lòng nhớ thương da diết đối với quê hương.
 - Lòng yêu mến và tự hào về quê hương.
14. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng( Lý Bạch): nắm được:
 - Khung cảnh chia li đẹp nhưng buồn.
 - Nỗi trăn trở, phấp phỏng của nhà thơ khi bạn ra đi: sợ rằng bạn cũng sẽ như cánh chim Hoàng Hạc không bao giờ trở lại, lo bạn sẽ không giữ được tâm hồn thanh cao của mình nơi phồn hoa đô hội.
 - Tình bạn đằm thắm, thiết tha khi hạ bút viết hai từ “cố nhân”, khi đau đáu dõi theo con thuyền đưa bạn đi xa, khi thấy mình cô đơn, lẻ loi giữ đất trời rộng lớn.
à Bài thơ không có giọt lệ tiễn đưa mà vẫn đầm đìa nước mắt.
15. Cảm xúc mùa thu(Đỗ Phủ): nắm được:
 - Cảnh sắc mùa thu: tiêu điều, hiu hắt buồn. Trong cảnh sắc thu đã thấp thoáng tâm trạng buồn đau, bi thương của nhà thơ.
 - Nỗi lòng của nhà thơ nơi trước cảnh mùa thu nơi đất khách quê người: buồn nhớ da diết quê hương nhưng đành buộc chặt tấm lòng mình nơi đất khách; ngậm ngùi, xót xa cho thân phận tha hương của mình.
III. Tiếng Việt:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nắm được:
 - Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 - Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Tạo lập văn bản.
Lĩnh hội văn bản.
 - Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:
Nhân vật giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp.
Nội dung giao tiếp.
Mục đích giao tiếp.
Phương tiện và cách thức giao tiếp.
 - Phân tích được các nhântố giao tiếp trong một văn bản cụ thể.
 2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: nắm được:
Các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết( trên cơ sở so sánh các đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện diễn đạt cơ bản, các yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn).
3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: nắm được:
 - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản( tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể).
 - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong một văn bản sinh hoạt cụ thể.
4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ: nắm được:
 - Nắm được khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 - Nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập.
IV. Tập làm văn.
1.Văn bản: nắm được:
 - Khái niệm và đặc điểm văn bản.
 - Các loại văn bản được phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
 - Phân tích được các đặc điểm của văn bản trong một văn bản cụ thể.
2. Lập dàn ý bài văn tự sự: nắm được:
 - Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự, các yêu cầu trong quá trình lập dàn ý.
 - Lập được một dàn ý cho bài văn tự sự cụ thể.
3. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự: nắm được:
 - Khái niệm chi tiết, sự việc tiêu biểu và vai trò của chúng trong một bài văn tự sự.
 - Biết cách lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong một văn bản tự sự cụ thể.
4. Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự: nắm được:
 - Khái niệm: miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
 - Khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 - Chỉ ra được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng trong một văn bản tự sự cụ thể.
5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự: nắm được:
 - Khái niệm đoạn văn và nhiệm vụ của các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
 - Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
 - Viết một đoạn văn tự sự cụ thể.
6. Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính: nắm được:
 - Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
 - Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
 - Tóm tắt một văn bản tự sự cụ thể(đã học) theo nhân vật chính.
7. Trình bày một vấn đề: nắm được:
 - Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
 - Các công việc chuẩn bị cho việc trình bày một vấn đề.
 - Cách trình bày một vấn đề cụ thể.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Loan
 Trường THPT Nguyễn Trãi- Đà Nẵng
11. Những bài ca dao than thân thường có nội dung gì?
A. Phản ánh những cơ cực, cay đắng của con người
B. Khẳng định những giá trị, phẩm chất của con người
C. Là sự phản kháng xã hội của con người
D. Cả A, B, C
12. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao số 4 được bộc lộ qua trật tự các chi tiết nào sau đây?
A. Chiếc khănà đôi mắtà ngọn đèn
B. Đôi mắtà ngọn đènà chiếc khăn
C. Chiếc khănà ngọn đềnà đôi mắt
D. Ngọn đènà đôi mắtà chiếc khăn
13. Hình ảnh chiếc khăn trong bài ca dao số 4 biểu lộ tâm trạng nào?
A. Thương yêu, sầu muộn	C. Lo lắng, sầu muộn
B. Thương nhớ, lo lắng	D. Sầu muộn, tiếc nuối
14. Bài 1, 2 trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh	C. Hoán dụ
B. Nhân hoá	D. Ẩn dụ
15. Hình ảnh chiếc cầu- dải yếm là hình ảnh như thế nào?
A. Thực mà ảo	C. Ảo mà gần gũi
B. Thực mà gần gũi	D. Ảo mà xa xăm
16. Bài ca dao số 3 trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là lời của ai?
A. Chàng trai	C. Cô gái
B. Không xác định được	D. Cả A và C
17. Tiếng cười châm biếm trong bài ca dao số 4 chủ yếu được tạo nên bởi nghệ thuật nào?
A. Phóng đại	C. Điệp ngữ
B. Đối lập	D. Cả A và B
18. Ý nghĩa của ca dao hài hước là:
A. Thể hiện tiếng cười châm biếm của người bình dân
B. Thể hiện triết lí nhân sinh quan lành mạnh trong cuộc sống vất vả của người bình dân
C. Thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời của người bình dân
D. Cả B và C
19. Bài ca dao số 3 chế giễu điều gì?
A. Kẻ bất tài, vô dụng	C. Kẻ siêng ăn nhác làm
B. Kẻ bất tài, bạc nhược	D. Kẻ không có chí khí
20.Lời thách cưới và dẫn cưới trong bài ca dao số 1 là lời của ai?
A. Chàng trai	C. Cô gái
B. Cả A và C	D. Không xác đinh được	
- Sai kiến thức. Đôi đoạn suy diễn
+ Mỵ Châu chết, máu chảy xuống biển, trai sò ăn phải biến thành hạt châu. Trong đó có một con châu ăn nhiều máu nên hoá thành tinh. Nhớ công ơn Mỵ Châu nên đã hoá phép cho Mỵ Châu được hoàn hồn và làm người hầu cho nó.
+ Trọng Thuỷ có khuôn mặt thư sinh trắng trẻo nhưng lại có vẻ phong trần, bất cần đời.
+ Mỵ Châu chạy đến chủ động ôm Trọng Thuỷ, muốn nối lại duyên xưa với Trọng thuỷ còn Trọng Thuỷ không dám vì sợ tổn thương đến Mỵ Châuà không hợp lí.
+ Trọng Thuỷ bị Long Vương bắt vì Mỵ Châu kiệnà chưa phù hợp( Gv giải thích rõ)
+ Trọng Thuỷ là người Hánà sai kiến thức( Gv giải thích rõ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van khoi 10.doc