Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 25: Vẽ tranh Đề tài: Trò chơi dân gian

Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 25: Vẽ tranh Đề tài: Trò chơi dân gian

Tiết 25- Bài 25: Vẽ Tranh

ĐỀ TÀI: TRÒ CHƠI DÂN GIAN

( Bài kiểm tra 1tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Học sinh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua các trò chơi dân gian ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau thêm yêu thương quê hương đất nước.

- Học sinh vẽ được tranh về đề tài trò chơi dân gian.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng dạy - học.

Giáo viên.

- Một số tranh ảnh vẽ đề tài Trò chơi dân gian

- Một số tranh ảnh vẽ về lễ hội, ngày Tết

Học sinh:

- Vở vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

2. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc cá nhân.

- Phương pháp luyện tập.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 25: Vẽ tranh Đề tài: Trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn
Tiết 25- Bài 25: Vẽ Tranh
đề tài: trò chơi dân gian
( Bài kiểm tra 1tiết)
I. Mục tiêu bài học.
	- Học sinh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua các trò chơi dân gian ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau thêm yêu thương quê hương đất nước.
- Học sinh vẽ được tranh về đề tài trò chơi dân gian.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy - học.
Giáo viên.
- Một số tranh ảnh vẽ đề tài Trò chơi dân gian
- Một số tranh ảnh vẽ về lễ hội, ngày Tết
Học sinh:
- Vở vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc cá nhân.
- Phương pháp luyện tập.
III. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp
2- Kiểm tra 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
	- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về đề tài Trò chơi dân gian để học sinh quan sát và trả lời:
	- Em hiểu thế nào là Trò chơi dân gian?
	(Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống của nhân dân lao động. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người)
	? Em hãy kể tên một vài trò chơi dân gian mà em biết?
	- (Chơi bi, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, chơi khăng, bịt mắt bắt dê, đấu vật)
	- Em hãy nêu lại hình ảnh của các trò chơi?
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ trên bảng hoăc cho học sinh nhắc lại các bước tiến hành.
	- Bước 1: Chọn một đề tài về trò chơi dân gian mà em thích.
	- Bước 2: Tìm bố cục (phác mảng hình chính phụ)
	- Bước 3: Vẽ hình vào mảng (chú ý hình dáng, động tác, cảnh nền của tranh phải phù hợp với trò chơi)
	- Bước 4: Vẽ màu (theo ý thích).
	3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
	- GV theo dõi, giúp HS tìm:
	+ Đề tài cho hợp lý.
	+ Vẽ phác mảng hình chính, phụ.
	+ Cách vẽ hình dáng của các nhân vật trong đề tài cho phù hợp với trò chơi.
	- HS tập trung hoàn thành bài vì đây là bài kiểm tra 1 tiết.
1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
	- Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống của nhân dân lao động. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người. 
	- Chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, đánh khăng, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, đấu vật .
2. Cách vẽ.
	- GV treo hình minh hoạ các bước tiến hành cho HS quan sát.
3. Thực hành.
Kiểm tra 1 tiết
Môn Mĩ Thuật
	Đề bài: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài: trò chơi dân gian.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- Cuối tiết GV thu bài và chọn một số bài vẽ tốt treo lên bảng, hướng dẫn HS nhận xét theo ý kiến riêng của mình.
	+ Bố cục;
	+ Hình vẽ, nét vẽ;
	+ Đậm nhạt màu sắc của bài vẽ.
	- GV nhận xét củng cố và nhận xét chung tiết học.
 5. Hướng dẫn HS về nhà.
	- Vẽ một bài vẽ về đề tài trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày .. tháng  năm 2008
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc