Tiết 23+24 Bài 23+24: Vẽ Theo mẫu
VẼ CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
( Tiết 1 - Vẽ hình; Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Học sinh hiểu được cấu trúc và biết cách vẽ cái ấm tích và cái bát.
- Vẽ được hình gần giống mẫu.
- Thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, độ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát.
- HS phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm tích và cái bát.
- Vẽ được ba mức đậm nhạt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học.
Giáo viên.
- Mẫu vẽ: Chuẩn bị hai hoặc ba bộ mẫu.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh:
- Vở vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy.
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc cá nhân.
- Phương pháp luyện tập.
Tuần 23+24 Ngày soạn Tiết 23+24 Bài 23+24: Vẽ Theo mẫu Vẽ cái ấm tích và cái bát ( Tiết 1 - Vẽ hình; tiết 2 - Vẽ đậm nhạt ) I. Mục tiêu bài học. - Học sinh hiểu được cấu trúc và biết cách vẽ cái ấm tích và cái bát. - Vẽ được hình gần giống mẫu. - Thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, độ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát. - HS phân biệt được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của cái ấm tích và cái bát. - Vẽ được ba mức đậm nhạt. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy - học. Giáo viên. - Mẫu vẽ: Chuẩn bị hai hoặc ba bộ mẫu. - Hình minh hoạ các bước tiến hành. - Một số bài vẽ của HS năm trước. Học sinh: - Vở vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy. 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan và phương pháp làm việc cá nhân. - Phương pháp luyện tập. III. tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2- Kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV yêu cầu HS tự bày mẫu và nhận xét. ? Em có nhận xét gì về bố cục chung của mẫu. ? Vị trí của ấm tích và cái bát. ? Cấu trúc của mẫu - các hình khối cơ bản. ? Sự chuyển đổi đậm nhạt trên vật mẫu? 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. * GV gợi ý HS cách vẽ. + GV treo đồ dùng dạy học để HS nhận ra được cách tiến hành của một bài vẽ theo mẫu và vận dụng vào bài vẽ của mình. + HS quan sát mẫu và vẽ theo mẫu của nhóm mình đã bày. GV nhắc HS tiết 1 vẽ hình tiết 2 vẽ đậm nhạt. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài. - GV theo dõi, giúp HS tìm: + Tỉ lệ chung và tỉ lệ của từng bộ phận; + Điểm đặt, điểm che khuất của ấm tích và bát; + Cách vẽ đậm nhạt. - HS quan sát mẫu và hoàn thành bài vẽ. 1. Quan sát và nhận xét. - HS bày mẫu theo nhóm. - Bố cục chung của mẫu nằm trong khung hình chữ nhật. - Vị trí của bát được đặt trước cái ấm tích. - Cổ ấm hình trụ, vai hình chóp cụt, thân ấm hình trụ, vòi cong không đều. Miệng bát hình bầu dục, thân hình chóp cụt, đế bát hình trụ. - Độ đậm nhạt uyển chuyển nhẹ nhàng vì bề mặt của ấm tích và bát nhẵn, bóng. 2. Cách vẽ. - Khung hình có thể khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí của người vẽ. Vì vậy hình dáng của mẫu cũng sẽ không giống nhau. - Mẫu có nhiều chi tiết, cần so sánh, đối chiếu ngang dọc để tìm tỉ lệ của các bộ phận ( miệng, quai, vòi ấm tích). - Phác mảng đậm nhạt theo hình khối của mẫu. - Chiều hướng của nét vẽ thay đổi theo cấu trúc của mẫu. - Vẽ đậm nhạt để thể hiện ánh sáng không gian, chất liệu khác nhau của mẫu. - Vẽ mảng đậm trước, từ đó so sánh để tìm ra các độ đậm nhạt khác. 3. Thực hành. - Vẽ cái ấm tích và cái bát (tiết 1 vẽ hình; Tiết 2 vẽ đậm nhạt). 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV cùng HS chọn một số bài vẽ tốt treo lên bảng, hướng dẫn HS nhận xét, xếp loại theo ý kiến riêng của mình. + Bố cục; + Hình vẽ, nét vẽ; + Đậm nhạt của bài vẽ. 5. Hướng dẫn HS về nhà. - Vẽ cái ấm tích và cái bát hoặc mẫu có dạng tương tự. Vẽ đậm nhạt. - Chuẩn bị cho tiết học sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm Ngày .. tháng năm 2008 Duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: