Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 21: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 21: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

TUẦN 21 Ngày soạn

Tiết 21-Bài 21: Thường Thức Mĩ Thuật

MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Học sinh biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền văn học nghệ thuật.

- Học sinh hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mỹ thuật thông qua một vài tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Tài liệu tham khảo

- Sưu tầm một số bài viết về thân thế sự nghiệp sáng tác của các hoạ sĩ và nhà điêu khắc được giới thiệu trong bài.

2. Đồ dùng dạy học.

a. Giáo viên

- Sưu tầm thêm các tác phẩm khác của những tác giả được giới thiệu trong bài. Các tác giả trên đều có nhiều tranh được in ấn trong các tuyển tập mĩ thuật Việt Nam.

- Bộ ĐDDH Mĩ thuật 7

b. Học sinh:

- Sưu tầm bài viết, tranh của các tác giả trong sách báo, tạp chí.

- Đọc bài giới thiệu trong SGK.

- Xem các bức tranh được giới thiệu trong SGK.

3. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; gợi mở, thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 7 tuần 21: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn
Tiết 21-Bài 21: Thường Thức Mĩ Thuật
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu 
của mĩ thuật việt nam từ cuối thế kỉ Xix đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học.
- Học sinh biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền văn học nghệ thuật.
- Học sinh hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mỹ thuật thông qua một vài tác phẩm.
II. Chuẩn bị.
	1. Tài liệu tham khảo
- Sưu tầm một số bài viết về thân thế sự nghiệp sáng tác của các hoạ sĩ và nhà điêu khắc được giới thiệu trong bài.
2. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên
- Sưu tầm thêm các tác phẩm khác của những tác giả được giới thiệu trong bài. Các tác giả trên đều có nhiều tranh được in ấn trong các tuyển tập mĩ thuật Việt Nam.
- Bộ ĐDDH Mĩ thuật 7
b. Học sinh:
- Sưu tầm bài viết, tranh của các tác giả trong sách báo, tạp chí.
- Đọc bài giới thiệu trong SGK.
- Xem các bức tranh được giới thiệu trong SGK.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp vấn đáp; gợi mở, thảo luận nhóm.
III. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp
 2- Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh 
	- Cho học sinh đọc phần 1 trong SGK.
	? Em hãy nêu một vài nét vè tiểu sử của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.
	? Ông là hoạ sĩ chuyên nghiên cứu và vẽ về chất liệu gì?
	? Qua cách thể hiện của hoạ sĩ thì tranh của ông đã mang lại cảm xúc gì cho người xem.
	? Em hãy kể một vài tác phẩm tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
	- HS đọc phần 2 trong SGK.
	? Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời sáng tác của hoạ sĩ.
	? Mảng đề tài nào mà hoạ sĩ yêu thích và khai thác thành công nhất?
	? Em hãy kể tên một số tác phẩm của hoạ sĩ mà em biết. Nêu phong cách sáng tác của hoạ sĩ.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
	- HS đọc phần 3 trong SGK.
	? Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời sáng tác của hoạ sĩ.
	? Trước và sau cách mạng ông là người như thế nào?
	? Hoạ sĩ đã vẽ về cuộc kháng chiến của dân tộc như thế nào? Em hãy kể tên một số tác phẩm của hoạ sĩ mà em biết? Nêu phong cách sáng tác của hoạ sĩ.
	? Hoà bình lập lại hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm gì ?
	? Để gi nhận công lao đóng góp của hoạ sĩ nhà nước đã trao tặng ông giải thưởng gì.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoạ sĩ nhà điêu khắc Diệp Minh Châu
	- HS đọc phần 3 trong SGK.
	? Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời sáng tác của hoạ sĩ.
	? Hoà bình lập lại hoạ sĩ - nhà điêu khắc Diệp Minh Châu làm gì ?
	? Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ.
	? Để gi nhận công lao đóng góp của hoạ sĩ nhà nước đã trao tặng ông giải thưởng gì.
1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.
	- Sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại làng Tiền Bạt - xã Trung Tiết - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
	- Là Sinh viên khoá I trường CĐMT Đông Dương (1925 - 1930).
	- Là người nghiên cứu và vẽ nhiều về chất liệu lụa.
	- Làm rung động lòng người bởi tình cảm chân thật, giản dị, trữ tình, mang đậm tâm hồn của người Việt Nam.
	- Các tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ:
	+ Chơi ô ăn quan (1931).
	+ Rửa rau cầu ao (1931)
	+ 
	- Là người mở đầu và có công rất lớn với nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại.
	- Hoạ sĩ mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội. Thọ 92 tuổi. Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
	- Ông sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội. Quê ở làng Xuuan Cỗu, xã Nghĩa Thụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
	- TN trường CĐMT Đông Dương năm 1931 và sớm trở thành hoạ sĩ nổi tiếng. Nghệ thuật tạo hình của hoạ sĩ ảnh hưởng nhiều đến thế hệ sau này.
	- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ông chuyên vẽ các thiếu nữ thị thành đài các; sau CM T8 và trong kháng chiến ông chuyển sang vẽ về những chị nông dân, những anh vệ quốc đoàn, những bà già và các cô gái dân tộc tham gia kháng chiến.
	- Cách vẽ khoáng đạt, chân phương. Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét. Những tác phẩm nổi tiếngd của hoạ sĩ:
	+ Hành quân qua suối; Đi học đêm; Dừng chân bên suối; 
	- Họa sĩ hi sinh trên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Đánh giá công lao của hoạ sĩ, năm 1996 nhà nước đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
3. Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
	- Sinh năm 1912, quê ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. TN trường CĐMT Đông Dương năm 1934.
	- Trước cách mạng ông là người mang nặng những u uất, trăn trở. Nhưng sau CM T8 thành công, ông đã nhanh chóng trút bỏ những u uất và tham gia vào hoạt động ngay từ những ngày đầu trong chính quyền mới.
	- HS vẽ về cuộc kháng chiến hào hùng, đầy khí thế của nhân dân ta và các lực lượng vũ trang.
	- Các tác phẩm nổi tiếng:
	+ Du kích tập bắn.
	+ Làm kíp lựu đạn.
	+ Khai hội;
	- Hoà bình lập lại ông vừa sáng tác vừa dồn hết công sức để XD viện bảo tàng Mĩ thuật VN và Viện nghiên cứu MT. Ông là viện trưởng của những viện trên.
	- HS Nguyễn Đỗ Cung mất ngày 22/9/1977 tại Hà Nội, hưởng thọ 65 tuổi. Đẻ ghi nhận công lao đóng góp và sáng tạo nghệ thuật, năm 1996 ông được nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
4. Nhà điêu khắc - hoạ sĩ Diệp Minh Châu.
	- Sinh năm 1919, tại Nhơn Thạch, Bến Tre. TN trường CĐMT Đông Dương năm 1945. cũng như các hoạ sĩ Nam bộ khác ông dành phần lớn tình cảm của mình sáng tác về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
	- Ông là hoạ sĩ tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sĩ Miền Nam đi theo kháng chiến với niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
	- HB lập lại ông giảng dạy tại trường CĐMT Việt Nam. Vừa giảng dạy vừa sáng tác.
	- Tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ:
	+ Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc; ngoài ra ông còn có nhiều tác phẩm khác nổi tiếng như tượng Võ Thị Sáu, Hương sen; Bác Hồ bên suối Lê Nin
	- Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng ông giải thưởng cao quý nhất đó là giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- GV cùng HS nhận xét, phân tích một số tác phẩm của các hoạ sĩ có in trong SGK.
	? Em hãy kể tên và tóm tắt tiểu sử một số hoạ sĩtiêu biểu trong bài.
	? Em hãy kể tên một vài bức tranh tiêu biểu ở thời kì này.
 5. Hướng dẫn HS về nhà.
	? Ngoài các tác giả, tác phẩm trên em còn biết tác giả và tác phẩm nào khác?
Chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày .. tháng  năm 2008
 Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc