Tiết 10 – Bài 10: Vẽ Tranh
ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS tập quan sát, nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người.
- Tìm được đề tài phản ánh cuộc sống xung quanh và vẽ được một bức tranh theo ý thích.
- Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ.
1. Tài liệu tham khảo:
- Tìm đọc và sưu tầm các tạp chí có nhiều hình ảnh về cuộc sống, đất nước, con người như Báo ảnh Việt Nam, tập san Văn Hoá, tập san du lịch ở trung ương và địa phương. Các hình ảnh và bài viết về cuộc sống xung quanh ta.
2. Đồ dùng dạy học:
*Giáo viên:
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và học sinh về đề tài này.
- Sưu tầm ảnh đẹp về phong cảnh đất nước và các hoạt động của con người ở các vùng, miền khác nhau.
- Sử dụng tranh ở bộ đồ dùng dạy học Vẽ tranh đề tài do công ti thiết bị đồ dùng dạy học phát hành năm 2005.
*Học sinh:
- Giấy, bút, mầu vẽ.
- Một số loại mầu.
Tuần 10 Ngày soạn: Tiết 10 – Bài 10: Vẽ Tranh đề tài cuộc sống quanh em I. Mục tiêu bài học. - HS tập quan sát, nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người. - Tìm được đề tài phản ánh cuộc sống xung quanh và vẽ được một bức tranh theo ý thích. - Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị. 1. Tài liệu tham khảo: - Tìm đọc và sưu tầm các tạp chí có nhiều hình ảnh về cuộc sống, đất nước, con người như Báo ảnh Việt Nam, tập san Văn Hoá, tập san du lịch ở trung ương và địa phương. Các hình ảnh và bài viết về cuộc sống xung quanh ta. 2. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên: - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và học sinh về đề tài này. - Sưu tầm ảnh đẹp về phong cảnh đất nước và các hoạt động của con người ở các vùng, miền khác nhau. - Sử dụng tranh ở bộ đồ dùng dạy học Vẽ tranh đề tài do công ti thiết bị đồ dùng dạy học phát hành năm 2005. *Học sinh: - Giấy, bút, mầu vẽ. - Một số loại mầu. III. tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức lớp B. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1 Hoạt động 1: - Tìm và chọn nội dung đề tài. - Hàng ngày có rất nhiều những hoạt động diễn ra xung quanh chúng ta. (?) Vậy em nào có thể cho thầy biết những hoạt động nào thường diễn ra xung quanh ta và diễn ra như thế nào? - Đây là một bài vẽ tranh đề tài có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống của con người và thiên nhiên. - Cho HS xem một số tranh của các hoạ sĩ hoặc HS năm trước để các em thấy được, cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, bố cục và thấy được sự phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ - GV minh hoạ các bước lên bảng (vẽ tay) hoặc treo hình minh hoạ. (?) Cách vẽ tranh theo đề tài ta thường tiến hành như thế nào. (?) Bố cục trong tranh phải được sắp xếp như thế nào. (?) Hình ảnh được chọn phải như thế nào đối với chủ đề. (?) Nêu vai trò màu sắc trong vẽ tranh đề tài. ? Vậy vẽ mầu như thế nào cho bài vẽ. - Hỏi xem còn có HS nào có ý kiến hoặc thắc mắc gì không? 3. Hoạt động 3: Thực hành. - Quan sát, gợi ý cho từng HS: + Cách chọn nội dung. + Chọn cảnh, sắp xếp bố cục. + Vẽ hình, mầu. 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. + Đi học, học nhóm, vui chơi, đá cầu, trồng cây, lao động... . 2. Cách vẽ. - Tìm và chọn nội dung đề tài. + Đi học, học nhóm, vui chơi, đá cầu, trồng cây, lao động... . - Phác mảng, tìm bố cục. + Bố cục trong tranh phải cân đối, có mảng chính, phụ, to, nhỏ. - Vẽ, sắp xếp các hình ảnh vào các mảng cho phù hợp. - Chú ý đến dáng của từng nhân vật. - Vẽ màu. Màu sắc trong tranh đề tài có vai trò rất quan trọng nó quyết định tới sự thành công của tác phẩm. - Màu sắc nên tươi sáng, có đậm, nhạt. 3. Thực hành. - Vẽ một bức tranh đề tài Cuộc sống quanh em. - Tiến hành làm bài tập. - Bỏ đồ dùng học tập để làm bài. - Vẽ theo cảm nhận của mình 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho HS xem và tự nhận xét. C. Hướng dẫn HS về nhà. - Nhắc nhở HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài nếu ở lớp chưa vẽ song. - Chuẩn bị bài sau. IV. Rút kinh nghiệm Ngày ... tháng. năm 20 Ký Duyệt
Tài liệu đính kèm: