Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 24

Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 24

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được từ tính của nam châm

 - Biết cách xác định các cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.

 - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

 - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn

 2. Kĩ năng:

 - Xác định cực của nam châm

 - Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin.

B. Chuẩn bị :

 - 2 nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.

 - Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa.

 - Nam châm hình chữ U

 - Một kim nam châm đặt tên mũi thẳng đứng.

 - Một la bàn

 - Một giá thí nghiệm

C: Phương pháp

Vấn đáp, thực nghiệm

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày giảng: 05/11/2009
Tiết số 23
Chương II: điện từ học
Bài 21: nam châm vĩnh cửu
A. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
	- Mô tả được từ tính của nam châm 
	- Biết cách xác định các cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. 
	- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. 
	- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn 
	2. Kĩ năng: 
	- Xác định cực của nam châm 
	- Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng. 
	3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin.
B. Chuẩn bị : 
	- 2 nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. 
	- Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa. 
	- Nam châm hình chữ U 
	- Một kim nam châm đặt tên mũi thẳng đứng. 
	- Một la bàn 
	- Một giá thí nghiệm 
C: Phương pháp
Vấn đáp, thực nghiệm
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu chương II
Tổ chức tình huống học tập
- GV yêu cầu 1 HS đọc mục tiêu chương II hoặc GV có thể nêu những mục tiêu cơ bản của chương II 
- ĐVĐ: Bài đầu tiên chúng ta nhớ lại các đặc điểm của nam châm vĩnh cửu mà ta đã biết ở lớp 5 và 7.
Cá nhân HS đọc SGK
Hoạt động 2: từ tính của nam châm
- Mục tiêu:
Học sinh được tái hiện lại các kiến thức đã học ở lớp trước và phát hiện được thêm một số tính chất khác cảu nam châm
- Đồ dùng: Nam châm
- Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ. 
+ Nêu một số đặc điểm của nam châm ?
+Nam châm là vật có đặc điểm gì?
+ Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (Sắt; gỗ ;đồng; xốp; nhôm) 
+ Đọc và cho biết yêu cầu của C1
+ GV nhấn mạnh lại. Nam châm có tính chất hút sắt
- Lưu ý HS có thể cho rằng nam châm có thể hút kim loại
I. Từ tính của nam châm: 
1. Thí nghiệm: 
- Đặc điểm 
Nam châm hút sắt hay bị sắt hút, nam châm có hai cực là cực bắc và cực nam. 
C1: Đưa thanh kim loại lại gần mạt sắt nếu thanh kim loại hút mạt sắt thì nó là nam châm.
Y/c đọc và cho biết yêu cầu C2
- Nhắc lại yêu cầu cần giải quyết 
- HS quan sát TN ; rút ra nhận xét ?
- Đại diện nhóm trình bày từng phần C2
- Y/c HS đọc phần kết luận SGK
- Y/c HS đọc phần thông báo SGK
+ Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng các màu sơn các cực từ của nam châm. 
+ Gọi tên các vật liệu từ
+ Màu sơn là tuỳ vào nhà sản xuất 
+ Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ trong SGK và nam châm có ở bộ thí nghiệm gọi tên các loại nam châm
HS đọc C2 và nắm vững yêu cầu 
- C2 
+ Khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc - Nam
+ Khi đã đứng cân bằng trở lại nam châm vẫn chỉ hướng Bắc Nam như cũ.
2. Kết luận:
+ Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do thì cực luôn chỉ về cực Bắc gọi làc cực Bắc, cực luôn chỉ về cực Nam gọi là cực Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm
- Mục tiêu: Biết cách xác định các cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. 
 Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau
- Đồ dùng: Nam châm
- Cách tiến hành
- Đọc và cho biết yêu cầu đầu bài C3 và C4
- Hãy nêu kết luận về tương tác giữa hai nam châm?
- Nam châm có ứng dụng gì trong cuộc sống?
II. Tương tác giữa hai nam châm :
1. Thí nghiệm:
- Làm thí nghiệm theo yêu cầu 
C3: Đưa cực Nam của thanh n/c lại gần kim n/c đ cực Bắc của kim n/c bị hút về phía cực Nam của thanh n/c 
C4: Đổi đầu của 1 trong hai nam châm rồi đưa lại gần đ các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
2. Kết luận:
Khi đặt hai nam châm gần nhau các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Hoạt động 5: Vận dụng 
- Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn 
- Đồ dùng: Kim la bàn
- Cách tiến hành
- Nêu cấu tạo và hoạt động tác dụng của la bàn ?
- Đọc và cho biết yêu cầu C7; C8
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm tại vì tại mọi nơi trên trái đất kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam.
- La bàn dùng để xác định phương hướng 
C7: Đầu ghi N- Bắc
 S - Nam 
+ Treo n/c trên giá
+ Dùng nam châm khác đã biêt cực đưa lại gần, dựa vào tương tác của chúng.
C8: H25.1, sát với cực N (cực Bắc) của thanh nam châm treo là cực Nam (S) của thanh n/c trên giá.
IV. Củng cố-Hướng dẫn:
 - Nêu đặc điểm của thanh n/c ?
- Nam châm có mấy từ cực ? cách x/đ từ cực của n/c ?
- ứng dụng của n/c ?
- Làm bài tập 21 SBT
- Đọc Có thể em chưa biết
	Ngày soạn: 02/11/2009
Ngày giảng: 06/11/2009
Tiết số 24
Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - từ trường 
A. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
	- Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện. 
	- Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu.
	- biết các cách nhận biết từ trường. 
	2. Kĩ năng: 
	- Lắp đặt thí nghiệm 
	- Nhận biết từ trường 
	3. Thái độ: 
	- Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý 
B. Chuẩn bị:
	- 2 giá thí nghiệm 
	- Một nguồn điện 3V hoặc 4,5V
	- Một kim n/c đặt trên giá, có trục thẳng đứng.
	- Một công tắc. 
	- Một đoạn dây bằng Constan dài 40 cm 
	- 5 đoạn dây nối 
	- 1 biến trở 
	- 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
C: Phương pháp
Dạy học thí nghiệm
D. Tiến trình bài dạy
I. ổn định
II. Khởi động
Giáo viên đặt vấn đề vào bai fnhư trong sgk
III. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện
- Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.
- Đồ dùng: - 2 giá thí nghiệm 
	- Một nguồn điện 3V hoặc 4,5V
	- Một kim n/c đặt trên giá, có trục thẳng đứng.
	- Một công tắc. 
	- Một đoạn dây bằng Constan dài 40 cm 
	- 5 đoạn dây nối 
	- 1 biến trở 
	- 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đọc và nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1
- Nêu mục đích thí nghiệm ?
- Cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm ?
- Hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét? 
- Trả lời C1
* Lưu ý: Bố trí thí nghiệm sao cho đoạn dây song song với trục của kim nam châm, kiểm tra tiếp xúc trước khi đóng công tắc. 
- Quan sát hiện tượng xảy ra với kim nam châm ?
- Ngắt công tắc quan sát vị trí của kim nam châm lúc này ?
- Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì? 
+ GV thông báo: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó, ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
I. Lực từ 
1. Thí nghiệm 
* Mục đích: 
Kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không? 
+ Bố trí thí nghiệm như hình 22.1 đặt dây dẫn song song với trục của kim nam châm 
+ Tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua dây dẫn, quan sát hiện tượng xảy ra.
C1: Khi dòng điện chạy qua dây dẫn đ kim nam châm bị lệch đi, khi ngắt dòng điện kim nam châm trở về vị trí cũ. 
- HS rút ra kết luận: Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. 
- HS ghi kết luận vào vở
2. Kết luận: Dòng điện có tác dụng từ
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường
Mục tiêu. - Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu.
	- biết các cách nhận biét từ trường. 
- Đồ dùng: Kim lam châm , lam châm thẳng
- Cách tiến hành
* Chuyển ý: Trong thí nghiệm tên nam châm được bố trí nằm dưới và song song với dây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? 
- Làm thế nào để trả lời được câu hỏi này ?
- Em hãy nêu phương án kiểm tra ?
- Thống nhất cách tiến hành TN .
- Tiến hành thí nghiệm
+ Dây có dòng điện 
+ Dây không có dòng điện 
- Thống nhất trả lời C2 và C3
- Thí nghiệm đó chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt?
- Đọc phần kết luận theo SGK
*Nội dung GDBVMTT
-Trong không gian từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện trường sóng điện từ là sự truyền lan của điện từ trường biến thiên trong không gian
- Các song ra đi ô sóng vô tuyến ánh sáng nhìn thấy tia X cũng là sóng điện từ truyền đI mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc bvào tần số và cường độ sóng.
G? Để tránh những tác hại của sóng điện từ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người chúng ta phải làm gì?
GV: Người ta không nhận biết trực tiếp bằng các giác quan, vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào ? 
- Nêu cách nhận biết từ trường đơn giản mà em gặp ở các thí nghiệm trên ?
- Hãy rút ra cách dùng nam châm để phát hiện từ trường?
+ Đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn. 
II. Từ trường: 
1. Thí nghiệm :
C2: Khi đưa kim n/c đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm đ kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc - Nam địa lý 
C3: ở mỗi vị trí sau khi nam châm đứng yên, ta xoay cho nó lệch khỏi vị trí vừa xác định, buông tay kim nam châm luôn chỉ theo một hướng xác định. 
- TN đó chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. 
2. Kết luận 
 Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
-Xây các chạm phát sóng diện từ xa khu dân cư
-Sử dụng điện thoại di động hợp lí.
3. Cách nhận biết từ trường 
+ Đưa kim nam châm vào không gian cần kiểm tra, nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở đó có từ trường.
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Mục tiêu: Sử dụng được các kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
- Đọc và tự hoàn thành C4
đ Cách nhận biết từ trường
 C4: Để phát hiện trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB, nếu kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì trong dây có dòng điện và ngược lại.
 C5: Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam chứng tỏ xung quanh trái đất có từ trường. 
C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn chỉ theo 1 hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam, chứng tỏ không gian xung quanh n/c có từ trường.
IV. Củng cố hướng dẫn về nhà
Củng cố:
- Nhắc lại cách bố trí thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường 
- GV : Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm Ơctét (1820) 
TN mở đầu cho điện từ học. 
 Hướng dẫn về nhà: 
- Bài tập 22/ SBT
	- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Chuẩn bị bài 23.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tiet_23_den_24.doc