Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát

Hoạt động 1: Đặt vấn đề.

- Trong đời sống kỹ thuật, các chú thợ mộc dùng cưa để cưa xẻ gỗ, nhưng lưỡi cưa bị rỉ, bề mặt lưỡi cưa nhám. Lúc đó các chú thợ sẽ gặp trở ngại như thế nào?

Em có cách nào giúp các chú thợ khắc phục trở ngại đó?

- Tại sao bôi dầu mỡ lại giúp các ổ trục của các loại xe,của máy lại hoạt động dễ dàng hơn?

Qua bài này sẽ giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của vấn đề này.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát trượt.

- Khi chạy xe đạp em muốn dừng xe lại thì em làm như thế nào?

- Hãy mô tả hiện tượng khi bóp thắng.

- Vành bánh xe trựơt trên má phanh đã sinh ra 1 lực ngăn cản chuyển động của vành bánh xe. Lực này được gọi là lực ma sát trượt.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: BÀI 6 
Tiết 6 : LỰC MA SÁT
I/ MỤC TIÊU: 
	- Giúp học sinh nhận biết được lực ma sát là 1 loại lực cơ học.
	- Giúp học sinh bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các loại lực ma sát: Ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của từng loại.
	- Nêu được một vài ví dụ về ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn trong thực tế.
	- Làm thí nghiệm để phát hiện ma sát nghỉ.
	- Kể và phân tích 1 số hiện tượng có lợi và có hại lực ma sát trong đời sống kỹ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng lợi ích của lực này.
II/ CHUẨN BỊ: 
	- Dành cho mỗi nhóm học sinh: 
	+ 1 lực kế.
	+ 1 quả nặng.
	- Dành cho giáo viên: 
	+ Tranh vẽ phóng to hình 6.1, 6.3, 6.4.
	+ 1 quả bóng.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/ On định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
	- Hai lực cân bằng là gì?
	- Khi 1 vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào trong các trường hợp: Trường hợp vật đứng yên và trường hợp vật chuyển động?
	- Sửa bài tập 5.8, 5.6 SBT trang 9.
3. Bài mới: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
- Trong đời sống kỹ thuật, các chú thợ mộc dùng cưa để cưa xẻ gỗ, nhưng lưỡi cưa bị rỉ, bề mặt lưỡi cưa nhám. Lúc đó các chú thợ sẽ gặp trở ngại như thế nào?
Em có cách nào giúp các chú thợ khắc phục trở ngại đó?
- Tại sao bôi dầu mỡ lại giúp các ổ trục của các loại xe,của máy lại hoạt động dễ dàng hơn? 
Qua bài này sẽ giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của vấn đề này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát trượt.
- Khi chạy xe đạp em muốn dừng xe lại thì em làm như thế nào?
- Hãy mô tả hiện tượng khi bóp thắng.
- Vành bánh xe trựơt trên má phanh đã sinh ra 1 lực ngăn cản chuyển động của vành bánh xe. Lực này được gọi là lực ma sát trượt.
- Nếu bóp mạnh thắng xe thì hiện tượng xe xảy ra như thế nào?
Lực ma sát trượt lúc này còn xuất hiện ở đâu?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu 1.
- Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực ma sát lăn.
- Giáo viên tác dụng 1 lực để quả bóng lăn trên mặt bàn. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra.
- Phải có 1 lực sinh ra ngăn cản chuyển động của quả bóng. Lực này do đâu mà có? 
- Trong trường hợp này mặt bàn tác dụng lực lên hòn bi ngăn cản chuyển động lăn của hòn bi là lực ma sát lăn.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu 2.
- Lực ma sát lăn sinh ra trong trường hợp nào? 
- Giáo viên treo hình 6.1. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C3 (Lưu ý học sinh vật có cùng khối lượng hãy so sánh cường độ vật tác dụng lên vật trong hai trường hợp).
* Hoạt động 4: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ.
- Có trường hợp nào em tác dụng 1 lực lên 1 vật nhưng vật vẫn không chuyển động? Nêu ví dụ.
- Nhờ vào đâu em có thể ngồi vững đựơc trên ghế. Để hiểu rõ vấn đề này ma sát nghỉ.
- Yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn thí nghiêm, phân tích dụng cụ thí nghiệm, cách làm như thế nào, hiện tượng gì xảy ra?
* Lưu ý: Đọc số chỉ lực kế khi vật không chuyển động.
- Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong, hoàn thành câu C4.
- Giáo viên thông báo lực ma sát nghỉ
- Nhờ đâu em có thể ngồi vững được?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu 5.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật.
- Trở lại lúc mở bài, chú thợ mộc dùng lưỡi cưa có bề mặt nhám rỉ. Khi cưa xuất hiện lực gì gây trở ngại cho chú thợ?
- Trong trường hợp này lực ma sát có lợi hay có hại? 
Ta bôi dầu mỡ có mục đích gì?
- Yêu cầu học sinh phân tích các hình 10.3 (Trả lời câu 6).
- Lực ma sát có hại, chúng ta có thể bỏ hết lực ma sát được không? Điều gì sẽ xảy ra?
- Yêu cầu học sinh làm C7.
* Hoạt động 6: Vận dụng 
- Yêu cầu học sinh làm C8, C9 
- Giáo viên sửa chữa, các nhóm chấm chéo.
- Yêu cầu học sinh đọc “Có thể em chưa biết”.
- Khó kéo cưa, lưỡi cưa sẽ bị lệch, bị cong.
Bôi dầu, mỡ vào lưỡi cưa.
- Bóp phanh (thắng)
- Khi bóp thắng, hai má phanh sẽ áp sát lên vành bánh xe, ngăn cản chuyển động của vành.
- Bóp mạnh thắng, bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó có lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường.
- Học sinh trả lời câu 1 (Nêu VD)
- Là lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
-HS trả lời C3
Là ma sát trượt
Là ma sát lăn
Cường độ lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực ma sát lăn
-HS nhờ có lực ma sát nghỉ
- HS đọc TN SGK
C4 :
- Mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nhưng vật vẫn đứng yên, chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có lực cản. Lực này đặt lên vật cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
- Nhờ có lực ma sát nghỉ. 
- Học sinh trả lời C5 (Ví dụ)
- Xuất hiện lực ma sát trượt.
- Có hại.
- Làm giảm sự có hại.
- Học sinh làm C6.
- Không thể bỏ hết lực ma sát được. Vì nếu không có lực ma sát thì không dừng xe được, không viết được
- Học sinh phân tích H 6.4 (Trả lời C7.
- Học sinh làm câu C8, C9.
- Học sinh đọc “ Có thể em chưa biết”
I/ Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt: 
Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt của vật khác.
VD: 
 - Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục.
2. Lực ma sát lăn: 
- Lực ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục
3.Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giúp cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: + Nhờ ma sát nghỉ ta mới đi lại được.
+ Sách vở có thể nằm yên trên bàn nhờ ma sát nghỉ.
II/ Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật: 
- Lực ma sát có thể có hại. Ví dụ: 
Lực ma sát trượt làm mòn trục và cản chuyển động của bánh xe.
- Lực ma sát có thể có ích. Ví dụ: Nhờ lực ma sát trượt lớn nên đầu diêm dễ cháy khi cọ sát sườn bao diêm
3. Củng cố: 
	- Lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
	- Lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào?
	- Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
	- Nêu ví dụ về lực ma sát gây hại trong đời sống kỹ thuật và cách làm giảm?
- Nêu ví dụ về lực ma sát có lợi trong đời sống kỹ thuật?
4. Dặn dò: 
	- Bài tập về nhà 6.1 – 6.5 SBT.
 - Xem trước bài “ÁP SUẤT”.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 6.doc