Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

- Cho HS quan sát H5.1 SGK : Khi lực của hai đội tác dụng lên sợi dây bằng nhau thì sợi dây như thế nào?

- ĐVĐ: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng bằng nhau thì vật sẽ tiếp tục đứng yên. Vâỵ, nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật sẽ như thế nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực cân bằng (18ph)

- Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

- Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động dựa trên cơ sở:

+ Lực làm thay đổi vận tốc.

+ Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật đứng yên tức là không làm thay đổi vận tốc. Vậy khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào? (tiếp tục chuyển động như cũ hay đứng yên, hay chuyển động bị thay đổi?)

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 5	Ngµy so¹n / 09 / 2010
 TiÕt 5	Ngày giảng / 09 / 2010
§5. SỰ C¢N BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.
- Từ dự đoán (về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: "Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều".
- Nêu một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng làm TN, quan sát hiện tượng, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm. 
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
HS nêu được cách biểu diễn các lực – BT 4.4 SBT
3. Bài mới.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)
- Cho HS quan sát H5.1 SGK : Khi lực của hai đội tác dụng lên sợi dây bằng nhau thì sợi dây như thế nào?
- ĐVĐ: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng bằng nhau thì vật sẽ tiếp tục đứng yên. Vâỵ, nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật sẽ như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực cân bằng (18ph)
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK về quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên bàn, các vật này đang đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
- Hướng dẫn HS tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động dựa trên cơ sở:
+ Lực làm thay đổi vận tốc.
+ Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật đứng yên tức là không làm thay đổi vận tốc. Vậy khi vật đang chuyển động mà chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ thế nào? (tiếp tục chuyển động như cũ hay đứng yên, hay chuyển động bị thay đổi?)
- Làm thí nghiệm để kiểm chứng bằng máy A - tút. Hướng dẫn HS quan sát và ghi kết quả thí nghiệm.
Chú ý: Hướng dẫn HS quan sát theo 3 giai đoạn, cho HS thực hiện C2, C3, C4
+ Hình 5.3a SGK: Ban đầu quả cân A đứng yên.
+ Hình 5.3a SGK: Quả cân A chuyển động.
+ Hình 5.3c, d SGK: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A' bị giữ lại.
Đặc biệt giai đoạn (d) giúp HS ghi lại quáng đường đi được trong các khoảng thời gian 2s liên tiếp.
- GV gọi 1 HS hoàn thành C5. HS khác nhận xét và bổ xung nếu cần. Cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Qua kết quả TN khi một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính (10ph)
-Cho HS đọc thông tin SGK : Vì sao khi có lực tác dụng , mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được?
Hoạt động 4: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà (10ph)
* Vận dụng:Cho HS trả lời C6, C7, C8.
* Củng cố : Cho Hs đọc ghi nhớ SGK, yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức.
 - GV giới thiệu mục: Có thể em chưa biết.
* Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài và làm bài tập 5.1- 5.8 (SBT).
 - Đọc trước bài 7: Lực ma sát.
- HS : Sợi dây đứng yên.
- Ghi đầu bài.
1. Lực cân bằng
- Căn cứ vào những câu hỏi của GV để trả lời C1 nhằm chốt lại những đặc điểm của hai lực cân bằng.
C1: a, Tác dụng lên quyển sách có hai lực: trọng lực P, lực đẩy Q của mặt bàn.
b, Tác dụng lên quả cầu có hai lực: trọng lực P, lực căng T.
c, Tác dụng lên quả bóng có hai lực: trọng lực P, lực đẩy Q của mặt bàn.
Mỗi cặp lực này là hai lực cân bằng. Chúng có cùng điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
2. Tác dụng của hai vật cân bằng lên vật đang chuyển động.
- HS suy nghi để tim câu trả lời theo hướng dận của GV.
- Hai lực cân bằng tác dụng lên vât đang chuyển động thì không làm thay đổi vận tốc của vật nên vật tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi.
- Theo dõi thí nghiệm, suy nghĩ và trả lời C2, C3, C4.
C2: Quả cân A chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực PA, sức căng T của dây, hai lực này cân bằng (do T = PB mà PB = PA nên T cân bằng với PA).
C3: Đặt thêm vật nặng A' lên A, lúc này PA + PA’ lớn hơn T nên vật AA' chuyển động nhanh dần đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4: Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A' bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên A chỉ còn hai lực, PA và T lại cân bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. Thí nghiệm cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng tính toán.
- HS thảo luận thống nhất câu trả lời để hoàn thành C5:
Thời gian t (s)
Quãng đường
 đi được 
s (cm)
Vận tốc v (cm/s)
t1 = 2
S1 = 
v1 = 
t2 = 2
S2 = .....
v2 = 
t3 = 2
S3 = 
v3 = 
Kết luận: Một vật đang chuyển động, nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
3. Quán tính
- Khi có lực tác dụng, vật không thể thay đổi vận tốc ngay lập tức vì mọi vật đều có quán tính.
III. Vận dụng
- Trả lời C6, C7, C8 vào vở.
D. Rót kinh nghiÖm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc8L 5.doc