Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

 Gv có thể thông báo: Năm 1827

Bơrao – nhà thực vật học (người Anh) (treo h. 2.2) khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ong gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “ lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm này là không đúng vì có bị “ giả nhỏ” hoặc “ luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích như thế nào?

Hñ 2: Thí nghieäm Bôrao(2’)

1,2 Hs tóm tắt hiện tượng, nhắc lại kết quả các hạt phấn hoa khi ngâm trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.

 Gv: Thí nghiệm mà chúng ta vừa nói tới được gọi là thí nghiệm Brơrao

Gv: Dùng tranh phóng to 20.2, 20.3 và thông báo kết quả các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Giải thích được chuyển động Bơrao.
 - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao.
 - Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
 2. Kỹ năng:
 - Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. 
 3. Thái độ:
 - Kiên trì trong việc tiến hành thí nghiệm, yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
 GV: Làm trước các thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunfát ( h.20. 4 SGK). Nếu có điều kiện GV cho HS làm thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán theo nhóm từ trước trên phòng học bộ môn: 1 ống làm trước 3 ngày, 1 ống làm trước 1 ngày, 1 ống làm khi học bài.
	Tranh vẽ phóng to h.20.1, 20. 2, 20. 3, 20. 4
 III. Hoạt động học của hs 
 1.On định:
 2. Kiểm tra bài cũ:5’
 HS1 - Các chất được cấu tạo như thế nào?
	- Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách?
 HS2 - Tại sao các chất trong có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
	- Giải BT 14 – 5 ( SBT)
 3. Bài mới:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
TRÔÏ GIUÙP CUÛA GV
NOÄI DUNG
Hñ1: Taïo tình huoáng hoïc taäp(2’)
Gv có thể thông báo: Năm 1827
Bơrao – nhà thực vật học (người Anh) (treo h. 2.2) khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ong gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “ lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm này là không đúng vì có bị “ giả nhỏ” hoặc “ luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. Vậy chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích như thế nào?
Hñ 2: Thí nghieäm Bôrao(2’)
1,2 Hs tóm tắt hiện tượng, nhắc lại kết quả các hạt phấn hoa khi ngâm trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.
Gv: Thí nghiệm mà chúng ta vừa nói tới được gọi là thí nghiệm Brơrao
Gv: Dùng tranh phóng to 20.2, 20.3 và thông báo kết quả các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía.
I.Thí nghieäm Bôrao
Hñ3: Tìm hieåu veà chuyeån ñoäng cuûa nguyeân töû, phaân töû(10’)
- Hs đọc phần mở bài SGK, dựa vào sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng để thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi c1, c2, c3
- Hs ghi câu trả lời của câu c1, c2, c3 vào vở.
-Hs ghi phần kết luận vào vở
Gv: Chúng ta biết phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé, vì vậy để giải thích được chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brơrao, chúng ta dựa vào sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở đầu bài.
- Gọi 1hs đọc phần mở bài SGK
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu c1, c2, c3
- Điều khiển hs thảo luận chung toàn lớp về các câu hỏi trên
- Gv chú ý phát hiện ra các câu trả lời chưa đúng để cả lớp phân tích tìm câu trả lời chính xác.
- Sau đó Gv treo tranh h. 20.2, 20.3 và nói thêm: Năm 1905, nhà bác học Anh – Xtanh (người Đức) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm Bơrao. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
HĐ4: Tìm hieåu veå moái quan heä giöõa chuyeån ñoäng cuøa phaân töû vaø nhieät ñoä(10’)
Hs chú ý lắng nghe phần thông báo của Gv
- Dựa vào thí nghiệm mô hình để giải thích được: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm các hạt phấn hoa 
chuyển động càng nhanh.
Hs ghi kết luận vào vở
Hs nhắc lại kết luận
Gv: Thông báo: trong thí nghiệm Bơrao, nếu ta cũng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh.
- Yêu cầu hs dựa sự tương tự với thí nghiệm mô hình về quả bóng ở trên để giải thích điều này.
- Gv: Thông báo đồng thời ghi lên bảng kết luận: Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là 
chuyển động nhiệt.
- Cho vài hs nhắc lại kết luận.
II/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Hñ5: Vaän duïng – Cuûng coá(15’)
- Hs nêu được nội dung phần ghi nhớ cuối bài, ghi nhớ bài luôn tại lớp.
- Hs trả lời c4
- Đại diện hs các nhóm trình bày kết quả quan sát được trong quá trình thí nghiệm của nhóm mình đồng thời giải thích hiện tượng đó. Yêu cầu giải thích được : các phân tử nước và đồng sunfát đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng sunfát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfát, cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và đồng sunfát mờ dần cuối cùng trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng chất màu xanh nhạt. 
-HS: Nêu : mùi thơm của nước hoa khuếch tán trong không khí,  
-Hs: Nó sẽ làm ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe của con người và mọi sinh vật sống
- Cá nhân hs trình bày câu C5: Trong nước hồ ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều là do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
- Bài học hôm nay giúp các em biết thêm vấn đề gì về nguyên tử, phân tử cần phải ghi nhớ?
- c4: Gv đưa lên bàn khay thí nghiệm hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunfát đã được hs chuẩn bị từ trước hoặc thí nghiệm Gv đã chuẩn bị trên mỗi ống nghiệm có ghi thời gian để hs dễ quan sát, nhận xét.
- Gọi đại diện hs các nhóm trình bày kết quả quan sát được của nhóm mình.
- Gv: Tương tự yêu cầu hs nêu hiện tượng khuếch tán xảy ra đối với chất khí và chất rắn
-Gv: Mùi hôi của các chất thải, mùi của các chất hóa học độc hại,  khuếch tán trong không gian có ảnh hưởng gì đến môi trường sống của con người ?
- Yêu cầu hs trả lời câu C5
- Tương tự Gv hướng dẫn hs thảo luận câu C6
- Cho hs đọc “ Em có biết”
 4. Hướng dẫn về nhà.1’
 - Học thuộc phần ghi nhớ của bài.
 - Hoàn thành lại các câu c vào vở bài tập.
 - Giải bài tập ở SBT.
 -Đọc – tìm hiểu bài mới: “ Nhiệt năng”
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet23.doc