I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề khi nào một vật chuyển động hay đứng yên
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề về chuyển động hay đứng yên của một vật.
Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG I: CƠ HỌC TIẾT 1 - BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học. - Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. - Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề khi nào một vật chuyển động hay đứng yên - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề về chuyển động hay đứng yên của một vật. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên kể tên được các loại chuyển động trong cuộc sống - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày báo cáo và thảo luận về tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Hiểu rõ chuyển động để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có) 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. b) Nội dung: Căn cứ vào điều kiện nào để nói vật chuyển động hay đứng yên. c) Sản phẩm: HS đưa dự đoán về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + Đọc phần giới thiệu nội dung chương I. + Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây.Như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Đọc nội dung trong SGK. *Báo cáo kết quả và thảo luận Không phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + Một vật có thể là chuyển động, cùng lúc đó có thể là đang đứng yên, vậy đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào điều gì. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học. b) Nội dung: - Nêu ví dụ về chuyển động cơ học, đứng yên, tính tương đối của chuyển động, đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trường hợp. c) Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 - C3, C10, C11 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS thảo luận C1 - C3. + Lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc. + Đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C3, tự tìm ví dụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C3. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C10, C11 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. I - Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. C1: So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên bờ sông, trên đường. - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (Vật mốc) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt (chuyển động). C2: Xe ôtô chuyển động so với cây cối (cây cối làm vật mốc). C3: vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật đứng yên. Nhà đứng yên so với cây cối (cây làm vật mốc). - Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. Hoạt động 2.2: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động. + Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4-C8. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. Nhận xét và đưa ra tính tương đối của chuyển động. *Báo cáo kết quả và thảo luận: trả lời câu hỏi C4-C8. Rút ra kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II – Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí hành khách đối với toa tàu không thay đổi. C6: 1. Đối với vật này ; 2. Đứng yên. C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu. C8: có thể nói mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất. Kết luận: Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Hoạt động 2.3: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Có mấy dạng chuyển động. + Mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế. (Cho ví dụ) - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: nghiên cứu SGK và nêu tên 3 dạng chuyển động. Cho ví dụ. - Giáo viên: giới thiêu quỹ đạo chuyển động. *Báo cáo kết quả và thảo luận (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III – Một số chuyển động thường gặp. - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động. - Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động. + Chuyển động thẳng. + Chuyển động cong. + Chuyển động tròn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa iến thức và làm một số bài tập b) Nội dung: Luyện tập trả lời câu hỏi C10,C11 c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm: Trả lời C10, C11/SGK d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C10. + Trả lời nội dung C11. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C10, C11 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quảvà thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu C10, C11 *Đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: IV/Vận dụng: C10. - Ôtô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. - Người lái xe đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện. - Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe. - Cột điện đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe. C11. Khi nói: khoảng cách từ vật tới mốc khong thay đổi thì đứng yên so với vật mốc, không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ trong chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật đến mốc (Tâm) là không đổi song vật vẫn chuyển đông. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng vào làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh bài 1.1 ->1.8/SBT d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Tại sao Trái Đất và nhiều hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời? Mặt Trời sao không quay quanh hành tinh khác? Ngoài một số dạng chuyển động thường gặp trên còn có các dạng chuyển động nào nữa? + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: từ bài 1.1 -> 1.8/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quảvà thảo luận: Trong vở BT. *Đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT vào tiết học sau.. Bài 1.1 ->1.8/SBT Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC VÀ CÁC LOẠI CHUYỂN ĐỘNG (2 TIẾT: TIẾT 2 + 3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều. - Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. - Vận dụng được công thức tính tốc độ . - Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để chuẩn bị bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức: Biết được nghĩa của vận tốc, công thức và đơn vị của vận tốc, nhận biết dduawcj chuyển động đều và chuyển động không đều trong thực tế. - Năng lực tìm hiểu: Dựa vào độ lớn của vận tốc trong từng thời điểm để xác định được vật chuyển động đều hay không đều. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được công thức tính vận tốc để giải các bài tập, đổi được đơn vị vận tốc, tính được vận tốc trung bình trong chuyển động không đều. 3. Phẩm chất: - Trung thực trong việc chuẩn bị bảng kết quả chạy 100m trong tiết thể dục, kết quả tính toán. - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Thí nghiệm ảo cho thí nghiệm hình 3.1 - Phiếu học tập cho các n ... : - Gọi một hs đọc câu hỏi -y/c hs làm việc theo nhóm bàn trả lời câu hỏi -y/c đại diện nhóm trả lời - y/c một vài nhóm khác nhận xét -GV: chốt lại và cho hs ghi vở - hs thảo luận từng câu hỏi trong phần ôn tập - tranh luận khi cần thiết - Thu thập thông tin và ghi vở 1-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở *Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử , nguynê tử 2-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở * Các phân tử , nguynê tử chuyển động không ngừng , giữa chúng có khoảng cách 3-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở *Nhiệt độ của vật càng cao thì nguynê tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng mạnh 4-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở *Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn 5-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở *Có hai cách làm biến đổi nội năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt 6-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở Chất Cách truyền nhiệt Rắn Lỏng Khí Chân không Dẫn nhiệt * + + - Đối lưu - * * - Bức xạ - + + * 7-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở * Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt 8-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở *Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg .K có nghĩa là muốn cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần 4200 J . 9-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở * Q= m. c.Dt Trong đó Q 10-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở * Khi hai vật trao đổi nhiệtvới nhau thì : - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sangvật có nhiệt độ thấp hơn cho khi tớikhi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau -Nhiệt lượng do vật này toả rabằng nhiệt lượng do vật vật kia thu vào 11-làm việc theo nhóm bàn , trả lời câu hỏi , nhận xét nhóm mình trả lời , đồng thời ghi vở -Tổ chức cho hs thảo luận từng câu hỏi trong phần vận dụng - Hướng dẫn hs tranh luận khi trong lớp cần thiết -Sau mỗi câu trả lời GV phải kết luận rõ ràng và cho hs ghi vào vở để làm tài liệu kiểm tra học kỳ - hs thảo luận từng câu hỏi trong phần ôn tập - tranh luận khi cần thiết - Thu thập thông tin và ghi vở I .Khoanh tròn chữ cái đứ ng trước phương án mà em cho là đúng : 1-câu B ;2-câu B ; 3 –câu D ; 4 – câu C ;5-câu C II:Trả lời câu hỏi 1- Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử , phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách , khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xẩy ra chậm 2-Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động 3-Không vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng cách thực hiện công 4-Nước nóng dần vì có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng Chia lớp thành 4 nhóm Mỗi nhóm tìm từ trong hai câu Mời đại diện các nhóm lên bảng điền các từ Mời một hs điền các từ vào hàng dọc HS làm theo hướng dẫn của GV IV. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài. V. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài mới cho tiết học tiếp theo Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 35: KIỂM TRA CUỐI KÌ II I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 34 theo phân phối chương trình. 2. Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần chuyển động cơ học, vận tốc, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát.... Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. - Đánh giá quá trình học của học sinh khi học xong kiến thức từ bài 14 đến bài 29. - Rèn kỹ năng làm bài tập định lượng và định tính . - Phát triển năng lực tư duy lôzíc . - Rèn tính trung thực, tự giác trong học tập. II - HÌNH THỨC KIỂM TRA: MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Điểm trắc nghiệm 0,25 0,25 0,25 0,25 Chủ đề I. Lực Công- Định luật về công Khi nào có công cơ học; - Vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của lực nào; Tác dụng của ròng rọc; Đơn vị của công suất; Khi nào có công cơ học; Cách tính công, Công suất Tính được hiệu suất mpn và độ lớn lực ma sát. Câu 1,6,11 2,4,7,10 8 18c Số câu 3 4 1 1 9 Số điểm 0,75 1 0,25 0 2 4 Tỉ lệ % 7,5 0 10 0 2,5 0 0 20 40 Chủ đề II: Công suất Nắm được đơn vị công suất; Biết cách xác định công suất; Áp dụng công thức tính được công, Công suất. , Câu 12 5 18a, 18b Số câu 1 1 2 4 Số điểm 0,25 0,25 0 2 0 2,5 Tỉ lệ % 2,5 0 2,5 0 0 20 0 0 25 Chủ đề III: Cơ năng Biết vật có cơ năng khi nào Các dạng năng lượng của cơ năng Tính được công suất Các yếu tố liên quan tới động năng Câu 13,16 3,14 17a, 17b 15 Số câu 2 2 2 1 7 Số điểm 0,5 0,5 0 2 0,25 3,25 Tỉ lệ % 5 0 5 0 0 20 2,5 0 32,5 Chủ đề IV. Cấu tạo của chất Vận dụng hiểu biết về cấu tạo của chất, giải thích được hiện tượng vật lý trong cuộc sống Câu 9 Số câu 1 1 Số điểm 0 0 0 0,25 0,25 Tỉ lệ % 0 0 0 0 0 0 2,5 0 2,5 Tổng số câu 6 0 7 0 1 4 2 1 21 6 7 5 3 21 Tổng số điểm 1,5 0 1,75 0 0,25 4 0,5 2 10 Tỉ lệ % 15 0 17,5 0 2,5 40 5 20 100 ĐỀ BÀI A – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm) Chọn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Cậu bé đang ngồi học bài C. Nước ép lên thành bình chứa B. Cô bé đang chơi đàn pianô. D. Con bò đang kéo xe. Câu 2 Dùng một ròng rọc động được lợi bao nhiêu lần về lực? A. ½ B. 2 C. 4 D. 6 Câu 3 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao nhất định. B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 4. Đơn vị của công suất là: A. Jun B. Oát C. km/h D. Niu tơn Câu 5 Một người công nhân dùng một ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 6m với lực kéo ở đầu dây tự do là 100N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu ? A. 1200J B. 600J C. 300J D. 2400J Câu 6 Vật nhúng trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Không lực nào. C. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét. D. Trọng lực. Câu 7. Khi nói về công của máy cơ đơn giản thì nhận xét nào sau đây là đúng: A. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực nên sẽ được lợi về công B. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về đường đi nên sẽ được lợi về công C. Máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực và thiệt về đường đi nên công không thay đổi D. Máy cơ đơn giản thiệt về công. Câu 8. Một người kéo một gàu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m trong thời gian 30 giây. Công suất của người đó là: A. 150W B. 2,5W C. 75W D. 5W Câu 9: Tại sao quả bổng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. Quả nặng rơi từ trên xuống. D. Cả ba trường hợp A,B,C Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 12: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Câu 13: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Câu 14: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 15: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 16: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 17: (2 điểm) Một con ngựa kéo xe đi được 120m với lực kéo là 200N trong thời gian 60 giây. a. Tính công của con ngựa đã thực hiện? b.Tính công suất làm việc của con ngựa? Câu 18: (4 điểm) Đưa một vật có trọng lượng P= 500N từ mặt đất lên độ cao 50cm. a. Tính công đưa vật lên theo phương thẳng đứng? b. Dùng ván nghiêng dài 2m để đưa vật lên thì cần lực kéo nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát giữa vật và ván nghiêng. c. Dùng tấm ván khác cũng có độ dài 2m. Nhưng do có ma sát nên lực kéo vật bằng ván nghiêng này là 150N. Hãy tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng và độ lớn của lực ma sát? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm(4 đ): mỗi câu đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn D B B B A C C B D D C D A A D A II. Tự luận(6 đ): Câu Lời giải Điểm Câu 17 (2đ) Tóm tắt: a,Công của con ngựa đã thực hiện: A= F.s= 200.120= 24000(J) 0,5 0,5 b, Công suất làm việc của con ngựa: P= A/t= 24000:60= 400(W). 1 Câu 18 (4điểm) Tóm tắt: Công để đưa vật lên theo phương thẳng đứng: A i = P.h= 500.0,5=250 J. 0,5 0,5 b) Lực kéo vật trên mpn: F= Ai/l= 250:2= 125 N 1 c), Công đưa vật lên bằng mpn: Atp= F’.l= 150.2= 300J. Hiệu suất của tấm ván là: H= Ai/Atp=83,3% Lực ma sát là: Fms=( Atp-Ai): l= 25N. Hoặc Fms= F’= 150-125=25N 2
Tài liệu đính kèm: