Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Phạm Đình Chính

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Phạm Đình Chính

2. Cơ năng

- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.

3. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

 

docx 3 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Phạm Đình Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 8
I. Lý thuyết
1. Công suất
Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất :
 p =At 
Trong đó : 
p là công suất, đơn vị W 
A là công thực hiện, đơn vị J.
t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).
2. Cơ năng
- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
3. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
4. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
5. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
a. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun.
b. Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác gọi là dẫn nhiệt.
 Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
 Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
c. Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
d. Bức xạ nhiệt: 
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
6. Công thức tính nhiệt lượng
 - Công thức tính nhiệt lượng thu vào:
 Q = m.c. Δt
Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.
m : Khối lượng của vật, đơn vị kg.
Δt : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị 0C hoặc 0K (Chú ý: Δt = t2−t1).
c : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
7. Phương trình cân bằng nhiệt
 a. Nguyên lí truyền nhiệt
 -Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
 - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn 
 - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
 - Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
b. Phương trình cân bằng nhiệt : Q tỏa ra = Q thu vào (Q1 = Q2 => m1c1Δt1 = m2c2Δt2 )
Chú ý: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được tính Q = m.c.Δt, trong đó Δt=tcao−tthấp .
II. Bài tập 
Bài 1:	Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ sôi nhanh hơn? Tại sao? 
 Nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn, vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất. 
Bài 2: Nhỏ một giọt mực vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì mực ở cốc nước nào hoà tan nhanh hơn? Vì sao?
 Ở cốc nước nóng mực hoà tan nhanh hơn; 
 Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên làm cho các nguyên tử, phân tử nước và mực chuyển động nhanh hơn và chúng hoà tan nhanh hơn.
Bài 3: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 90°C xuống 30°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K
Tóm tắt
m1= 1,5kg
C1 = 380J/kg.C
t1 = 90oC
t2 = 30oC
m2= 0,5kg
C2 = 4200J/kg.C 
Δt2 =?
Giải:
Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là:
Q1 = m1C1(90 – 30) = 1,5.380.(90 – 30) = 34200J
Nhiệt lượng mà nước nhận được là:
Q2 = m2C2Δt
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2 = 34200J
=> m2c2Δt2 = 34200J
=> Δt2 = Q2m2c2 = 342000,5.4200 = 16,280C
Đáp số Δt2 = 16,280C
Bài 4: Để 3kg chì tăng thêm 300C thì cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg.K.
Tóm tắt
m = 3kg
C = 130J/kgK
Δt = 30oC
Q=?
Giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:
 	 	Q = m. C. Δt
 = 3. 130. 30 = 11700J
 Đáp số Q = 11700J
Bài 5: Một người kéo một vật với một công 900J trong 20 giây. Hãy tính công suất của người là bao nhiêu?
Tóm tắt
A = 600J
t = 15s
 p = ? 
Giải:
Công suất do lực kéo sinh ra là: 
 p =At = 90020 = 45W 
Đáp số: p = 45W
C. Câu hỏi tham khảo:
Câu 1: Đơn vị công suất là?
Câu 2: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3: Một lực sĩ nâng một vật với một công là 400J trong thời gian 5 giây thì công suất của cần cẩu sinh ra là bao nhiêu? 
Câu 4: Tính chất nào không phải là của nguyên tử, phân tử?
Câu 5: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào?
Câu 6: Một vật có cơ năng khi nào?
Câu 7: Vật không có động năng khi nào?
Câu 8: Một cần cẩu nâng một vật với một công là 5000J trong thời gian 10 giây thì công suất của cần cẩu sinh ra là bao nhiêu? 
Câu 9: Các chất được cấu tạo từ .?
Câu 10: Khi đổ 500cm3 rượu vào 500cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp rượu và nước?
Câu 11: Nhiệt năng của một vật là .?
Câu 12: Vật nào có khả năng hấp thụ nhiệt tốt?
Câu 13: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
Câu 14: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là .?
Câu 15: Phương trình cân bằng nhiệt được viết .?
Câu 16: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm mau sôi hơn?
Câu 17: Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
Câu 18: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 5kg đồng và 5kg chì thêm 50°C thì đồng cần một nhiệt năng.?
Câu 19: Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để .?
Câu 20: Môi trường nào không có nhiệt năng ..? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_on_tap_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2.docx