Giáo án môn Vật lý 7 - Tiết 40: Môi trường truyền âm

Giáo án môn Vật lý 7 - Tiết 40: Môi trường truyền âm

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

2. Kỹ năng:

- HS trung bình, yếu: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua môi trường nào

- HS khá , giỏi: Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm thì biên độ dao động âm càng nhỏ  âm càng nhỏ

3.Thái độ: Nghiêm túc trong học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- TBDH – ĐDDH: Mỗi nhóm: 2 bóng, 2 quả cầu bấc, 1 nguồn phát âm, 1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình. Tranh vẽ phóng to hình 13.4.

 

doc 3 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 - Tiết 40: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 11/ 2010
Ngày giảng: 26/11/2010(7bc); 27/11/2010(7a)
Tiết 14. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
2. Kỹ năng:
- HS trung bình, yếu: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua môi trường nào 
- HS khá , giỏi: Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm thì biên độ dao động âm càng nhỏ à âm càng nhỏ 
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- TBDH – ĐDDH: Mỗi nhóm: 2 bóng, 2 quả cầu bấc, 1 nguồn phát âm, 1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình. Tranh vẽ phóng to hình 13.4.
- Nội dung ghi bảng:
I/ Môi trường truyền âm: 
Thí nghiệm : 
1.Sự truyền âm trong chất khí 
C1 : Hiện tượng xảy ra với quả bấc cầu treo gần trống 2 rung động và lệch khỏi vị trí ban đầu , hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất sang mặt trống thứ 2 . 
C2 : Qủa cầu thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu thứ nhất 
Kết luận : Độ to của âm càng giảm khi càng xa nguồn âm . 
2.Sự truyền âm trong chất rắn : 
C5: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn 
3.Sự truyền âm qua chất lỏng 
C4: Âm truyền đến tai qua môi trường khí, rắn, lỏng 
4.Âm có thể truyển được trong chân không hay không . 
C5: Chứng tỏ âm không truyền qua chân không 
Kếtluận:.rắn, lỏng, khíchân không xanhỏ
5.Vận tốc truyền âm : 
C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí. 
III.Vận dụng : 
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí. 
C8: Tuỳ theo học sinh . 
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất . 
C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo , mũ giáp bảo vệ .
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. Tổ chức hoạt động dạy - học:
Hoạt Động Của Học Sinh
Trợ Giúp Của Giáo Viên
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời
Thế nào là biên độ dao động ? Âm phát ra càng to khi nào? Đơn vị độ to của âm ? 
Hoạt động 2: Nghiên cứu môi trường truyền âm
-Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm . 
-Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời C1, C2 . 
-Mỗi nhóm sẽ nêu được hiện tượng quan sát của nhóm mình 
-Cá nhân trả lời C3. 
-Cá nhân học sinh quan sát thí nghiệm 3 câu hỏi của giáo viên 
-Học sinh quan sát tranh sau đó hoàn tất kết luận . 
-Cá nhân học sinh trả lời theo các yêu cầu của giáo viên . 
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm 1 trong sách giáo khoa trong 1 phút rồi cùng nhóm chuẩn bị thí nghiệm. 
-Gíao viên ghi sẵn sàng bảng phụ các bước tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát và tiến hành theo các bước . 
-Hướng dẫn học sinh thảo luận kết quả thí nghiệm theo 2 câu C1, C2. 
-Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 và làm theo hướng dẫn . 
-Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh trả lời C3. 
-Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 3 và trả lời câu hỏi 
+Thí nghiệm cần dùng dụng cụ gì ? Tiến hành thí nghiệm như thế nào ? Âm truyền đến tai qua môi trường nào ? 
-Giáo viên treo tranh hình 13.4 giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm 
-Qua thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì ? Điền vào chỗ trống kết luận . 
-Cho học sinh đọc mục 5 và trả lời câu hỏi 
+Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không ? 
+Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất . 
+Tại sao ở trong nhà nghe thấy tiếng đài trước loa công cộng . 
Hoạt động 2: Vận dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà .
-Cá nhân học sinh trả lời . 
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C7, C8, C9, C10
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Củng cố : 
-Yêu cầu đọc ghi đọc ghi nhớ. 
-Đọc mục “Có thể em chưa biết”
*Hướng dẫn về nhà : 
-Xem lại các C , học ghi nhớ. 
-Làm bài tập 13.1 đến 13.5.
-Chuẩn bị bài 14.

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc