Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 7 đến 11

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 7 đến 11

Hỏi: Vận tốc phụ thuộc vào các đại lượng vật lý nào? Khi nói vận tốc của một ôtô là 36 km/h điều đó cho ta biết gì?

HS: quãng đường đi được (s) và thời gian đi hết quãng đường đó (t). Khi nói vận tốc của ôtô là 36 km/h điều đó cho ta biết được là: trong 1 giờ ôtô đi được quãng đường là 36 km

Hỏi: nêu điểm giống nhau giữa chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng không đều?

HS: +Giống nhau: quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.

+Khác nhau:

-CĐTĐ: vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

-CĐTKĐ: vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Hỏi: Nêu cách ký hiệu véc tơ lực?

HS:

Hỏi: tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được? cho ví dụ ?

HS: vì do mọi vật đều có quán tính.

Ví dụ: khi bị vấp ta ngã về phía trước, giũ áo quần cho sạch bụi.

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 7 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TIẾT 7
BÀI 6: LỰC MA SÁT
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát. Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, lăn, nghỉ.
2. Kĩ năng
Làm được TN để phát hiện ra lực ma sát nghỉ.
3. Thái độ
Tích cực, tập trung trong học tập, làm TN.
II. Chuẩn bị tài liệu và thiết bị dạy học:
+ Giáo viên: 
1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho TN
+ Học sinh:
Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giống như giáo viên.
III.Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng?
Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm 
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới:
3.Dạy bài mới
GV giới thiệụ bài mới
Tình huống bài mới:
Gọi 1 HS đứng lên đọc phần nêu vấn đề ở đầu bài SGK.
GV: Qua bài này sẽ giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của việc phát minh ra ổ bi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG 1: 
 Tìm hiểu khi nào có lực ma sát:
 GV: cho HS đọc phần 1 SGK
 HS: Thực hiện đọc
 GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì?
 HS: ma sát trượt
 GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
 HS: Vật này trượt lên vật kia
 GV: Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống?
 HS: Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh.
 GV: khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì?
 HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia
 GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt?
 HS: Hình a là ma sát trượt, hình b là ma sát lăn.
 GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK
 GV: Làm TN như hình 6.1
 HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động
 GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên?
 HS: Vì lực kéo chưa đủ lớn
 GV: Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kỉ thuật?
 HS: - Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.
Nhờ lực ma sát nghỉ mà ta đi lại được
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật
 GV: Lực ma sát có lợi hay có hại?
 HS: Có lợi và có hại.
 GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại?
 HS: Ma sát làm mòn giày ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp 
 GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát?
 HS: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.
 GV: Hãy nêu một số lực ma sát có ích?
 HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng 
 GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào?
 HS: trả lời
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng
 GV: Hướng dẫn HS giải thích câu C8
 HS: Thực hiện
 GV: Cho HS ghi những ý vừa giải thích được.
 GV: Ổ bi có tác dụng gì?
 HS: Chống ma sát
 GV: tại sao phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kỉ thuật, công nghệ?
 HS: vì nó làm giảm được cản trở chuyển động, góp phần phát triển ngành động cơ học
I/ Khi nào có lực ma sát:
Lực ma sát trượt:
 C1: Ma sát giữa bố thắng và vành bánh xe.
Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.
Lực ma sát lăn:
Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.
 C2: - Bánh xe và mặt đường
Các viên bi với trục
Lực ma sát nghỉ:
 C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động.
Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.
II/ Lực ma sát trong đời sống và kỉ thuật:
Ma sát có thể có hại:
Lực ma sát có ích
III/ Vận dụng:
C9: Ổ bi có tác dụng giảm lực ma sát. Nhờ sử dụng ổ bi nên nó làm giảm được lực ma sát khiến cho các máy móc họat động dễ dàng.
4. Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức chính của bài.
Hướng dẫn học sinh làm BT 6.1 SBT
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Bài vừa học:
Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Đọc phần “ Em có thể chưa biết”. Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT
Bài sắp học: Áp suất
* Câu hỏi soạn bài:
- Áp suất là gì?
- Công thức tính áp suất? Đơn vị áp suất?
Kí duyệt
Ngày..tháng.năm.
Tổ trưởng
Ngày dạy: 
TIẾT 8: BÀI TẬP
I.Mục tiêu bài học : 
1.Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, khí vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
3.Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị tài liệu và thiết bị dạy học
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm qua từng bài học cho học sinh; lựa chọn bài tập phù hợp.
HS: ôn tập ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1.Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3.Dạy bài mới: 
Hoạt Động Của Thầy và Trò
Nội Dung
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Hỏi: Thế nào là tính tương đối của chuyển động? cho ví dụ?
HS: Một vật có thể đứng yên so với vật làm mốc này nhưng lại chuyển động so với vật làm mốc khác nên sự chuyển động hay đứng yên của vật chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: một hành khách ngồi trong xe ôtô đang CĐ, so với hành khách khác trong xe thì người đó đứng yên nhưng so với cây cối bên đường thì người đó đang CĐ
Hỏi: Vận tốc phụ thuộc vào các đại lượng vật lý nào? Khi nói vận tốc của một ôtô là 36 km/h điều đó cho ta biết gì?
HS: quãng đường đi được (s) và thời gian đi hết quãng đường đó (t). Khi nói vận tốc của ôtô là 36 km/h điều đó cho ta biết được là: trong 1 giờ ôtô đi được quãng đường là 36 km
Hỏi: nêu điểm giống nhau giữa chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng không đều? 
HS: +Giống nhau: quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.
+Khác nhau: 
-CĐTĐ: vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
-CĐTKĐ: vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Hỏi: Nêu cách ký hiệu véc tơ lực?
HS: 
Hỏi: tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được? cho ví dụ ? 
HS: vì do mọi vật đều có quán tính.
Ví dụ: khi bị vấp ta ngã về phía trước, giũ áo quần cho sạch bụi...
Hỏi: khi nào có lực ma sát trượt ? cho ví dụ?
HS: khi có một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác.
Ví dụ: đẩy thùng gỗ trượt trên sàn nhà...
Hỏi: Lực ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ minh họa.Các cách làm tăng và giảm ma sát.
HS: Ma sát vừa có lợi vừa có hại.
Có lợi: Đường trơn phải có ma sát chúng ta mới di lại được
Có hại: làm mòn, nóng động cơ, hao phí năng lượng.
Giảm ma sát bằng cách bôi trơn động cơ bằng dầu mỡ, dùng các vòng bi trong các ổ trục.
Tăng ma sát khi đường quá trơn bằng cách giải cát hay trấu.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
GV: Gọi học sinh lên làm một số bài tập trong SGK và SBT
HS: Làm bài.
GV: Chữa thêm bài mang kiến thức tổng hợp
Hỏi: có những cách nào để so sánh biết được người nào đi nhanh hơn?
HS: C1:so sánh trong cùng 1 thời gian: người nào đi được quãng đường dài hơn thì đi nhanh hơn.
C2: So sánh trên cùng một quãng đường: người nào đi với thời gian ít hơn là đi nhanh hơn
Hỏi:vậy theo các em bài toán này ta lựa chọn cách nào để so sánh? vì sao?
HS: cách 2, vì hai người đi trên cùng một quãng đường ABC dài như nhau.
Hỏi: tính t trên cả quãng đường ABC của từng người như thế nào?
HS: t1 = t1/ + t1//
t2 = t2/ + t2//
I/Lý thuyết:
- Một vật có thể đứng yên so với vật làm mốc này nhưng lại chuyển động so với vật làm mốc khác nên sự chuyển động hay đứng yên của vật chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: một hành khách ngồi trong xe ôtô đang CĐ, so với hành khách khác trong xe thì người đó đứng yên nhưng so với cây cối bên đường thì người đó đang CĐ
-Vận tốc phụ thuộc vào quãng đường đi được (s) và thời gian đi hết quãng đường đó (t). Khi nói vận tốc của ôtô là 36 km/h điều đó cho ta biết được là: trong 1 giờ ôtô đi được quãng đường là 36 km
- điểm giống nhau giữa chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng không đều:
+Giống nhau: quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.
+Khác nhau: 
-CĐTĐ: vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
-CĐTKĐ: vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- cách ký hiệu véc tơ lực: 
-khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì do có quán tính.
Ví dụ: khi bị vấp ta ngã về phía trước, giũ áo quần cho sạch bụi...
- lực ma sát trượt xuất hiện khi có một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác. Ví dụ: đẩy thùng gỗ trượt trên sàn nhà...
II/Bài tập: 
Bài 1: BT trong SGK, SBT.
Bài 1: Cùng một lúc, có 2 người cùng khởi hành từ A để đi trên quãng đường ABC (với AB = 2 BC).Người thứ nhất đi quãng đường AB với vận tốc 12 (km/h), quãng đường BC với vận tốc 4 (km/h); người thứ hai đi quãng đường AB với vận tốc 4(km/h), quãng đường BC với vận tốc 12 (km/h).
a-Hỏi người nào đến B trước?
b-Biết thời gian đến trước là 30 phút.Tính chiều dài quãng đường ABC?
Giải:
a/Người nào đến B trước:
+Thời gian đi của người thứ nhất là:
+Thời gian đi của người thứ nhất là:
Vì t2 > t1 nên người thứ nhất đi đến B trước người thứ hai.
b/ Tính chiều dài quãng đường ABC:
Theo đề bài ta có: t2 - t1 =0,5h
Hay: 
Vậy quãng đường ABC dài 9(km)
4.Củng cố:
GV: Nhắc nội dung kiểm tra, lý thuyết và các dạng bài tập
HS: Ghi chép.
5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Nhắc HS giờ sau KT 45 phút.
Kí duyệt
Ngày..tháng.năm.
Tổ trưởng
Ngày dạy:
Tiết 9: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học
	- Đánh giá quá trình học tập của học sinh từ đầu năm tới nử học kỳ I
II. Chuẩn bị tài liệu và thiết bị dạy học
	1. Giáo viên: Đề bài 
	2. Học sinh: Bài cũ ở nhà
Kí duyệt
Ngày..tháng.năm.
Tổ trưởng
Ngày dạy:
TIẾT 10
BÀI 7:ÁP SUẤT
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất
- Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức
2.Kỉ năng:
Làm TN xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố diện tích S và áp lực F
3.Thái độ:
Ổn định, chú ý lắng nghe giản bài, hoàn thành được TN
II.Chuẩn bị tài liệu và thiết bị dạy học:
1.Giáo viên: 1 khay đựng cát hoặc bột. tranh vẽ hình 7.1, 7.3.
2.Học sinh: chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 khay đựng cát hoặc bột
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Thế nào là lực ma sát trượt, nghỉ, lăn? Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có lợi và có hại?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
3. Dạy bài mới
GV giới thiệu bài mới
Tình huống bài mới:
Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm. Còn ôtô nhẹ hơn lại có thể bị lún bánh? để hiểu rõ, ta vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu áp suất là gì?
 GV: Người đứng, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà
 GV: Vậy áp lực là gì?
 HS: Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
 GV: Em hãy lấy một ví dụ về áp lực
 HS: Lấy ví dụ
 GV: Hãy quan sát hình 7.3 a,b thì lực nào là áp lực?
 HS: a. lực máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b. Cả hai lực
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu áp suất
 GV: Để biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tốc nào ta nghiên cứu thí nghiệm sau:
 GV: Làm TN như hình 7.4 SGK
 HS: Quan sát
 GV: Treo bảng so sánh lên bảng
 GV: Quan sát TN và hãy cho biết các hình (1), (2), (3) thì ở hình nào khối kim loại lún sâu nhất?
 HS: Hình (3) lún sâu nhất
 GV: Dựa vào TN đó và hãy điền dấu >, =, < vào bảng?
 HS: Lên bảng điền vào
 GV: Như vậy tác dụng của áp lực càng lớn khi nào? Và diện tích nó như thế nào?
 HS: trả lời
 GV: Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất. Vậy áp suất là gì?
 HS: Tinh bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.
 GV: Công thức tính áp suất là gì?
 HS: P = F S
 GV: Đơn vị áp suất là gì?
 HS: N/m2, Paxcan (Pa)
1Pa =1N/m2
HOẠT ĐỘNG 3:Vận dụng
 GV: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng hoặc giảm áp suất?
 HS: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất
 GV: Hãy lấy VD?
 HS: Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
 GV: Cho hs đọc SGK
 HS: Đọc và thảo luận 2 phút
 GV: Tóm tắt bài này
 GV: Em nào lên bảng giải bài này?
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Dựa vào kết quả tính toán hãy giải thích câu hỏi đầu bài?
 HS: Áp suất ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún.
I/ Áp lực là gì?
 Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
 C1: a. Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b. Cả hai lực
II/ Áp suất:
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào:
 C2: F2> F1 S2 = S1 h2 > h1
 F3 = F1 S3 h1
 *Kết luận:
 (1) Càng mạnh
 (2) Càng nhỏ
 2.Công thức tính áp suất:
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 F
P = S
Trong đó : P là áp suất (N/m2)
 F: áp lực (N)
 S: Diện tích (m2)
III/ Vận dụng:
 C4: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất.
VD: Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
 C5: Tóm tắt:
Fx = 340.000N
Sx = 1,5 m2
Fô = 20.000 N
Sô = 250 cm2 =0,025m2
Giải: Áp suất xe tăng:
 Fx 340000
Px = Sx = 1,5 = 226666,6N/m2
Áp suất ôtô
 Fô 20.000 
Pô = Sô = 0,025 = 800.000 N/m2
Vì áp suất của ôtô lớn hơn nên ôtô bị lún
4. Củng cố
Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK
Làm BT 7.1 SBT
5. Hướng dẫn HS học ở nhà
Bài vừa học:
Học thuộc phần ghi nhớ
Làm BT 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5 SBT
Bài sắp học: Áp suất chất lỏng bình thông nhau.
* Câu hỏi soạn bài:
- Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào?
- Công thức tính áp suất chất lỏng?
Kí duyệt
Ngày..tháng.năm.
Tổ trưởng
Ngày dạy:
TIẾT 11
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG BÌNH THÔNG NHAU
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ áp suất có trong lòng chất lỏng.
Nếu được công thức tính áp suất chất lỏng.
2.Kỉ năng:
Quan sát được các hiện tượng của TN, rút ra nhận xét.
3.Thái độ:
Học sinh tích cực, tập trung trong học tập
II.Chuẩn bị tài liệu và thiết bị dạy học: 
1.Giáo viên
1 bình hình trụ có đáy C và lỗ A, B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng. Một bình thủy tinh có đĩa C tách rời làm đáy, một bình thông nhau, một bình chứa nước.
2. Học sinh:
Nghiên cứu kĩ SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp: KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
GV: hãy viết công thức tính áp suất ?
Nếu ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức? Dựa vào công thức đó, để tăng P ta phải làm gì?
HS: trả lời
3.Dạy bài mới
GV giới thiệu bài mới
Tình huống bài mới
Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc áo chịu được áp suất lớn. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
 GV: Để biết chất lỏng có gây ra áp suất không, ta vào thí nghiệm.
 GV: Làm TN như hình 8.3 SGK
 HS: Quan sát
 GV: Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì?
 HS: Chất lỏng có áp suất
 GV: Chất lỏng gây áp suất có giống chất rắn không?
 HS: Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng
 GV: Làm TN như hình 8.4 SGK
 HS: Quan sát
 GV: Dùng tay cầm bình nghiêng theo các hướng khác nhau nhưng đĩa D không rơi ra khỏi bình. TN này chứng tỏ điều gì?
 HS: Áp suất tác dụng theo mọi hướng lên các vật đặt vào nó.
 GV: Em hãy điền vào những chỗ trống ở C1
 HS: (1) Thành; (2) đáy; (3) trong lòng
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng:
 GV: Em hãy viết công thức tính áp suất chất lỏng?
 HS: P = d.h
 GV: Hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng ở công thức này?
 HS: Trả lời
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu bình thông nhau:
 GV: Làm TN: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau.
 HS: Quan sát hiện tượng
 GV: Khi không rút nước nữa thì mực nước hai nhánh như thế nào?
 HS: Bằng nhau
 GV: Nguyên tắc bình thông nhau được ứng dụng để làm gid?
 HS: Trả lời
 HOẠT ĐỘNG 4: 
 Tìm hiểu phần vận dụng:
 GV: Tại sao người thợ lặn khi lặn phải mặc áo chống áp suất 
 HS: trả lời
 GV: Em nào giải được C7
 HS: lên bảng thực hiện
 GV: Quan sát hình 8.7
Ấm nào chứa nước nhiều hơn?
 HS: Ấm có vòi cao hơn
 GV: Hãy quan sát hình 8.8
 HS: Quan sát và đọc nội dung C8:
 GV: hãy giải thích họat động của thiết bị này?
 HS: Nhìn vào ống trong suốt ta biết được mực nước trong bình.
I/ Sự tồn tại của áp suất trong loòn chất lỏng
 P = d.h
Thí nghiệm:
 C1: Chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình.
 C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi hướng.
 C3: Áp suất tác dụng theo mọi hướng lên các vật đặt trong nó.
3. Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
II/ Công thức tính áp suất chất lỏng:
P = d.h
Trong đó
d: Trọng lượng riêng (N/m3)
h: Chiều cao (m)
P: Áp suất chất lỏng (Pa)
III/ Bình thông nhau:
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.
IV/Vận dụng:
C6: Vì lặn sâu dưới nước thì áp suất chất lỏng lớn:
 C7:- P1 = d. h1
 = 10.000.h2
 =12.000Pa
 h2 = h1 –h = 1,2-0,4 = 0,8 m
=> P2 = d.h2 = 10.000 x 0,8 
 = 8000 Pa
 C8: Ấm có vòi cao hơn đựng nhiều nước hơn
 C9: Nhìn vào ống trong suốt ta biết được mực nước trong bình.
4. Củng cố:
Sơ lược ôn lại kiến thức của bài.
Hướng dẫn HS giải BT 8.1, 8.2, 8.3 SBT.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Học thuộc lòng phần ghi nhớ sgk. Đọc phần “Em chưa biết”, làm BT 8.4; 8.5; 8.6 SBT.
Bài sắp học: Áp suất khí quyển
* Câu hỏi soạn bài:
- Tại sao dùng vòi hút nước từ dưới lên, nước lại vào miệng?
Kí duyệt
Ngày..tháng.năm.
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Vat ly 8(3).doc