Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 29: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 29: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

, Trả lời câu hỏi :

C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống .

C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước , nở ra , trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên . Do đó lớp nước nóng nổi lên , lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng .

C3: Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên .

Vậy : Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng ( khí ) gọi là sự đối lưu.

 3, Vận dụng :

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 29: Đối lưu - Bức xạ nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8a/../2012
 8b/../2012 da in
 Tiết 29 : 	 Đối lưu – Bức xạ nhiệt 	
1-Mục tiêu: 
 a * Kiến thức : - Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí . 
 - Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào 
 - Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt 
 - Nêu được các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn , chất lỏng , chất khí , chân không 
b* Kỹ năng : - Sử dụng 1 số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như đèn cồn , nhiệt kế .
 - Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ 
 - Sử dụng khéo léo 1 số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ .
c* Thái độ : Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm .
2. Chuẩn bị của GV và HS :
 a. Chuẩn bị của GV: - TN hình vẽ 23.1, 23.4 , 23.5 SGK ; Hình 23.6 
 b. Chuẩn bị của HS : Mỗi nhóm : Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 23.2 , 23.3 . 
3. Tiến trình bài dạy :
 a. Kiểm tra bài cũ: (5') 
	- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn , chất lỏng , chất khí . 
 - làm bài tập 22.1+22.2/SBT.60 
	(Đáp án- bài tập 22.1-B	+Bài 22.2-C /SBT.60)
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống HT : 
GV : Làm TN hình 23.1 .
HS: Quan sát nêu hiện tượng 
GV: Đặt vấn đề vào bài mới 
 b- nội dung dạy họcBài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính (ghi bảng)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu : (13') 
GV: cho HS đọc qua nội dung yêu cầu của các câu hỏi C1->C3
HS : Nêu dụng cụ TN , cách tiến hành TN 
GV: Cho HS làm TN H23.2 theo nhóm 
HS: nhận dụng cụ và tiến hành TN như H.23.2-> thảo luận nhóm và trả lời câu C1,C2,C3 SGK
GV: H/dẫn -chỉ đạo HS hoạt động nhóm yêu cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra , thảo luận nhóm và trả lời câu C1,C2,C3 SGK
HS: cử đại diện nhóm lần lượt trả lời câu C1,C2,C3
GV: Thông báo : Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu . 
Vậy sự đối lưu là gì ? gv Nêu kết luận
HS: ghi nhớ kiến thức mới KL sự đối lưu
GV: yêu cầu hs làm bài tập phần vận dụng 
HS : Đọc câu C4 
GV: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm H23.3 
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C4,C5,C6 ( giải thích như câu C2) 
GV: Nhấn mạnh : Sự đối lưu xảy ra ở trong chất lỏng và chất khí . 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt (14') 
GV: (ĐVĐ -vào phần tìm hiểu bức xạ nhiệt như SGK.81)
GV: gọi 1HS đọc nội dung phần TN. Hình 23.4 + H.23.5SGK.81)
GV: Làm TN H23.4 , 23.5 
HS : Quan sát phần TN. Hình23.4+H.23.5 SGK.81)->mô tả hiện tượng xảy ra 
GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi C7,C8,C9 . 
HS: cử đại diện nhóm lần lượt trả lời câu C7,C8;C9-nhận xét -bổ sung(nếu có )
GV: tổng hợp ý kiến -> chuẩn hoá kiến thức các câu hỏi C7,C8,C9 . 
GV: Thông báo về ĐN bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt .
HS: ghi nhớ kiến thức mới KL về sự bức xạ nhiệt
Hoạt động 4 : Vận dụng (9') 
GV: Cho hs đọc các câu hỏi phần vận dụng và yêu cầu hs trả lời 
HS: Đọc các câu hỏi SGK và trả lời theo hướng dẫn của GV 
GV: uốn nắn và sửa chỗ sai cho hs 
GV: đặt các câu hỏi tổng hợp bài học 
1HS: nêu lại nội dung chinh của bài học qua phần ghi nhớ 
I. Đối lưu : 
1, Thí nghiệm : SGK/80
- Dụng cụ :như H.23.1/SGK.80
- Tiến hành : 
2, Trả lời câu hỏi : 
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống .
C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước , nở ra , trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên . Do đó lớp nước nóng nổi lên , lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng .
C3: Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên .
Vậy : Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng chất lỏng ( khí ) gọi là sự đối lưu.
 3, Vận dụng : 
C4: 
C5: Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên , phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu .
C6: Không vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu .
II. Bức xạ nhiệt : 
1, Thí nghiệm: 
C7: Không khí trong bình nóng lên , nở ra đẩy giọt nước màu dịch về phía đầu B .
C8: Không khí trong bình đã lạnh đi . Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình . Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ đèn đến bình theo đường thẳng .
C9: Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém . Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng .
* Vậy : Bức xạ nhiệt là truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng .
III. Vận dụng : 
C10: Để tăng khả năng hấp thụ nhiệt 
C11: Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt .
C12: chất rắn : dẫn nhiệt 
 Chất lỏng , chất khí là : Đối lưu 
 Chân không là : Bức xạ nhiệt 
* ghi nhớ : (SGK/82) 
c. Củng cố -luyện tập (3'):
-GV: Nhấn mạnh ý chính của bài thông qua cách yêu cầu HS lần lượt TL các câu hỏi sau: .
GV: em hãy cho biết đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào? 
 - Nêu ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt ?
 - Nêu các hình thức truyền nhiệt chủ yếu ?(của chất rắn , chất lỏng , chất khí , chân không )
-HS: lần lượt TL các câu hỏi trên (có thể dựa vào nội dung phần ghi nhớ của bài học để TL)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'): 
- Học phần ghi nhớ(SGK/82) - Làm các bài tập 23.1->23.13.SBT/62-63 ,
- đọc phần có thể em chưa biết (SGK/82) .
-Đọc trước bài 24- Công thức tính nhiệt lượng

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi lu buc xa nhiet li8 da in.doc