Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Nhiệt năng

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Nhiệt năng

Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng, ví dụ như:

 1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ, động năng của các phân tử đồng tăng lên.

 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.

 [NB]. Nêu được

 - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

 - Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).

 3.Th¸i ®é: . Nghiêm túc, giải thích các hiện tượng, các ví dụ

 4. BVMT :

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Nhiệt năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
TiÕt ct : 26 
Ngµy so¹n: 
Bµi dạy : NHIỆT NĂNG
I. Môc Tiªu
 1. KiÕn thøc:
 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
 - Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
 - Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.?
2. KÜ n¨ng :
 [NB]. Nêu được
 - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 - Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
 - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
 [TH]. Nêu được
 - Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
 - Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng, ví dụ như:
 1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ, động năng của các phân tử đồng tăng lên. 
 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.
 [NB]. Nêu được
 - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
 - Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). 
 3.Th¸i ®é: . Nghiêm túc, giải thích các hiện tượng, các ví dụ
 4. BVMT :
II. ChuÈn bÞ :
 + GV : quả bóng
	+ HS : Nghiên cứu kỹ trước bài học trong sách giáo khoa
 III. KiÓm tra bµi cò : 5’
 HS1 : Mô tả thí nghiệm của Bơ rao ? giải thích tại sao hạt phấn hoa cđ hổn độn ?
 HS2 : Tại sao nước trong ao, hồ, sông, suối nlại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước
HS3 : 
V. Tiến trình tiết dạy 
1. æn ®Þnh lớp 
	2. Các hoạt động dạy học 
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
2
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập 
GV lấy tình huống như ghi ở sgk
GV cơ năng của quả bóng không thể biến mất được , nó phải được chuyển hóa thành một dạng năng lượng khác
HS quan sát ?
HS nghe lời giải thích và giới thiệu bài mới gv 
15
Hoạt động 2 Tìm hiểu nhiệt năng.
GV: Gọi 1 hs đứng lên đọc phần I sgk
GV: Các phân tử có chuyển động không?
GV: Nhiệt năng của vật là gì?
GV: Nhiệt độ liên hệ như thế nào với nhiệt năng?
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
HS: Chuyển động không ngừng
HS: Là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
HS trả lời câu hỏi gv
I/ Nhiệt năng:
- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
8
Hoạt động 3:: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng
GV: Em hãy thảo luận xem làm thế nào để tăng nhiệt năng của miếng đồng?
GV: Nếu thực hiện công thì ta làm thế nào để tăng nhiệt năng?
GV: Nếu truyền nhiệt ta làm thế nào?
.
GV: Hãy nghĩ một cách làm tăng nhiệt độ vật bằng cách truyền nhiệt?
HS: Thảo luận và trả lời: Có thể thực hiện công hoặc truyền nhiệt
HS: Cọ xát miếng đồng 
HS: Cho tiếp xúc với vật ở nhiệt độ cao
HS: Trả lời
II/ Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
 1 Thực hiện công:
C1: Làm miếng đồng ma sát
 2. Truyền nhiệt:
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
C2: Cho vật đó tiếp xúc với vật nóng hơn.
5
Hoạt động 4: Tìm hiều nhiệt lượng
GV: Cho hs đọc phần III sgk
GV: Nhiệt lượng là gì?
GV: Kí hiệu là gì?
GV: Đơn vị là gì?
HS: Trả lời như sgk
HS: Q
HS: Jun (J)
III/ Nhiệt lượng:
 Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
Kí hiệu: Q
Đơn vị: Jun (J)
5
Hoạt động 5: vận dụng
GV: C3 Khi nung nóng miếng đồng, bỏ vào nước thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Đó là thực hiện công hay truyền nhiệt?
GV: C4 Khi xoa bàn tay thì bàn tay nóng lên. Đó là truyền nhiệt hay thực hiện công.
GV: C5 Hãy giải thích câu hỏi ở đầu bài
HS: thực hiện C3 Nước nóng đó là truyền nhiệt
HS: C4 Thực hiện công
HS: C5 Một phần cơ năng biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
IV/ Vận dụng:
C3: Nhiệt năng miếng đồng giảm, của nước tăng đó là sự truyền nhiệt.
C4: Cơ năng sang nhiệt năng đây là thực hiện công
C5:Một phần cơ naăg -> nhiệt năng của không khí, quả bóng và sàn nhà.
V. Cñng cè : 5’
 GV. Ôn lại những phần chính mà hs vừa học
Hướng dẫn hs làm BT 21.1; 21.2 SBT
VI. H­íng dÉn häc ë nhµ :
 - Học thuộc ghi nhớ sgk. 
 - Bài vừa học: “ nhiệt năng”
 - Ôn tập từ bài Công suất đền bài nhiệt năng chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
-Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LI 8 TIET 26.doc