Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21, Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21, Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học

II/ Trả lời câu hỏi:

1/ Hai hàng cây bên đường chđ theo chiều ngược lại vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chđ tương đối so với ôtô và người.

2/ Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.

3/ Khi xe đang chđ thẳng, đột ngột xe lái sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang trái.

4/ Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại vừa giảm diện tích mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn.

5/ Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét tính bằng trọng lượng của vật đó.

FA = Pvật = V.d (V là thể tích của vật, d là trọng lượng riêng của vật)

6/ Các trường hợp sau có công cơ học:

a) Cậu bé trèo cây

b) Nước chảy xuống từ đập chắn nước

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21, Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§18.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 21 :
Ngày dạy :
1. MỤC TIÊU:
 a/ Kiến thức :
- Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng 
 b/ Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính và định lượng.
 c/ Thái độ : 
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính chính xác khi giải bài tập. 
2. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án + SGK + SBT + bảng phụ ghi sẵn các bài tập
/HS : SGK + VBT + SBT + Vở ghi bài + kiến thức hướng dẫn tự học ở nhà tiết 20
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại.
- Phân tích.
- So sánh.
4. TIẾN TRÌNH : 
 4.1/ Ổn định tổ chức: 
 4.2/ Kiểm tar bài cũ: 
 HS1: Nêu ví dụ chứng tỏ có sự chuyển hoá cơ năng từ dạng này sang dạng khác? 
 Sửa bài tập 17.1/23SBT (17.1: a) C ; b) A)	 (10đ)
 HS2: Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?	
 Sửa bài tập 17.2/23SBT (17.2: Hai vật đang rơi chúng đều có TN và ĐN. Hai vật có khối lượng như nhau, như vậy TN và ĐN của chúng như nhau hay khác nhau tuỳ thuộc vào độ cao và vận tốc có khác nhau hay không. Ở cùng độ cao thì TN như nhau còn ĐN của 2 vật có thể như nhau hoặc khác nhau tuỳ thuộc vận tốc của chúng ở độ cao ấy (ở đây không cho biết ban đầu 2 vật có rơi ở cùng một độ cao không) )	 (10đ)
 4.3/ Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*HĐ1: Kiểm tra, hệ thống hoá kiến thức
-GV : kiểm tra việc ôn tập của HS ở nhà dựa trên 17 câu hỏi ôn tập mà HS đã chuẩn bị trả lời ở nhà.
-HS : cá nhân trình bày
-HS: HS khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV : Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: kiểm tra vở bài tập 3 hs.
*HĐ2 : Vận dụng 
-GV: Y/C cá nhân HS trả lời câu hỏi từ 1 -> 6
-HS: cá nhân trả lời
-HS: HS khác nhận xét.
-GV : Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
-GV: lần lượt gọi HS đọc câu hỏi và trả lời từ 1 -> 6
-HS: cá nhân trả lời
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV : Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
-GV: Gọi HS đọc đề bài và Y/C HS lên bảng giải bài 1, 2. Tất cả HS còn lại giải vào VBT.
-HS: cá nhân thực hiện
-HS: khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV : Nhận xét, thống nhất kết quả đúng, ghi điểm
-GV: Gọi HS đọc đề bài 3. Y/C HS hoạt động nhóm làm bài tập 3.
-HS: hoạt động nhóm giải bài 3
-HS: đại diện nhóm trình bày
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV : Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
*HĐ3 : Trò chơi ô chữ 
-GV: Giải thích trò chơi ô chữ đã kẻ sẵn ở bảng phụ và nêu rõ luật chơi. 
-GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo câu hỏi SGK. Cử một bạn làm quản trò 
-HS: chia làm 4 đội và tham gia trò chơi
-HS: nhận xét, sửa nếu sai
-GV: Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
A. ÔN TẬP:
B. VẬN DỤNG:
I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng
1. D	2. D	3.B
4.A	5.D	6.D
II/ Trả lời câu hỏi:
1/ Hai hàng cây bên đường chđ theo chiều ngược lại vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chđ tương đối so với ôtô và người.
2/ Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.
3/ Khi xe đang chđ thẳng, đột ngột xe lái sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang trái.
4/ Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại vừa giảm diện tích mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn.
5/ Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Aùcsimét tính bằng trọng lượng của vật đó.
FA = Pvật = V.d (V là thể tích của vật, d là trọng lượng riêng của vật)
6/ Các trường hợp sau có công cơ học:
a) Cậu bé trèo cây
b) Nước chảy xuống từ đập chắn nước
III/ Bài tập:
1/ Vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường
	Vtb1 = 
	Vtb2 = 
	Vtb = 
ĐS: 	Vtb1 = 4m/s
	Vtb2 = 2,5m/s
	Vtb = 3,33m/s
2./ a) Khi đứng cả hai chân:
 b) Khi co một chân thì diện tích tiếp xúc giảm một ½ lần nên áp suất tăng 2 lần:
	p2 = 2p1 = 3.104 Pa 
ĐS: 	p1 = 1,5.104 Pa
	p2 = 3.104 Pa 
3./ Hai vật giống hệt nhau nên:
	PM = PN
	VM = VN = V
Khi vật M và N đứng cân bằng trong chất lỏng 1 và 2, tác dụng lên vật M có trọng lực PM, FAM; tác dụng lên vật N có PN, FAN. Các cặp lực này cân bằng nên PM, = FAM , PN, = FAN suy ra FAM, = FAN 
Vì phần thể tích của vật M ngập trong chất lỏng 1 nhiều hơn phần thể tích của vật N ngập trong chất lỏng 2 nên
	V1M > V2N
Lực đẩy Aùcsimét đặt lên mỗi vật 
FAM = V1M.d1; FAN = V2N.d2
Do F1 = F2 nên V1M.d1 = V2N.d2
Kết quả: d2 > d1
C. TRÒ CHƠI Ô CHỮ:
1. CUNG
2. KHÔNG ĐỔI
3. BẢO TOÀN
4. CÔNG SUẤT
5. ÁCSIMÉT
6. TƯƠNG ĐỐI
7. BẰNG NHAU
8. DAO ĐỘNG
9. LỰC CÂN BẰNG
 4.4/ Củng cố và luyện tập :
-GV: Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị bài của lớp. 
 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
-	Học lại các kiến thức ở chương I. 
	Làm bài tập 4, 5/65 SGK.
- Bài mới : Chương II §19. “Các chất được cấu tạo thế nào?”.
+ Mục tiêu của chương II
+ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
+ Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET21-L8.doc