Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2010-2011

 - So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động (vận tốc).

 - Nắm được công thức tính vận tốc: v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.

 - Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.

B. Chuẩn bị:

 - Cả lớp: Tranh vẽ tốc kế của xe máy.

C. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: (5 ph)

 HS1: Thế nào là chuyển động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài tập 1.1 (SBT). HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT).

 3. Bài mới:

HĐ của GV HĐ của HS

* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.

- GV cho HS quan sát H2.1 và hỏi:Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh,chạy chậm? - HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán (không bắt buộc phải trả lời).

- Ghi đàu bài.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2	Ngày soạn / 08 / 2010
 Tiết 2	Ngày giảng / 08 / 2010
Vận tốc
A. Mục tiêu:
 - So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động (vận tốc).
 - Nắm được công thức tính vận tốc: v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
 - Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
B. Chuẩn bị:
 - Cả lớp: Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
C. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: (5 ph)
 HS1: Thế nào là chuyển động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài tập 1.1 (SBT). HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT).
 3. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- GV cho HS quan sát H2.1 và hỏi:Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh,chạy chậm?
- HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán (không bắt buộc phải trả lời).
- Ghi đàu bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1.
- Hướng dẫn HS so sánh sự nhanh chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm căn cứ vào kết quả cuộc chạy 60m (bảng 2.1) và điền vào cột 4, cột 5.
- Yêu cầu HS trả lời và thảo luận C1,C2
(có 2 cách để biết ai nhanh, ai chậm: 
+ Cùng một quãng đường chuyển động, bạn nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ chuyển động nhanh hơn. 
+ So sánh độ dài qđ chạy được của mỗi bạn trong cùng một đơn vị thời gian). Từ đó rút ra khái niệm vận tốc.
-Cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C3.
- GV thông báo công thức tính vận tốc. 
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc yếu tố nào?
- Yêu cầu HS hoàn thiện câu C4.
- GV thông báo đơn vị vận tốc (chú ý 
cách đổi đơn vị vận tốc).
- GV giới thiệu về tốc kế qua hình vẽ hoặc xem tốc kế thật. Khi xe máy, ô tô chuyển động, kim của tốc kế cho biết vận tốc của chuyển động.
I. Vận tốc là gì?
- HS đọc bảng 2.1.
- Thảo luận nhóm để trả lời C1, C2 và điền vào cột 4, cột 5 trong bảng 2.1.
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. 
C2: HS ghi kết quả vào cột 5.
- Khái niệm: Quãng dường chạy được trong một giây gọi là vận tốc.
- C3: Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc:
- Công thức tính vận tốc: v=
Trong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết q.đ đó
III. Đơn vị vận tốc:
- HS trả lời:đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- HS trả lời C4.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
 + Mét trên giây (m/s)
 + Kilômet trên giờ (km/h)
- HS quan sát H2.2 và nắm được: Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc.
* Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
- Vận dụng:
- Hướng dẫn HS vận dụng trả lời C5: tóm tắt đề bài . Yêu cầu HS nêu được ý nghĩa của các con số và so sánh. Nếu HS không đổi về cùng một đơn vị thì phân tích cho HS thấy chưa đủ khả năng s.s.
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C6:
- Đại lượng nào đã biết,chưa biết?Đơn vị đã thống nhất chưa ? áp dụng công thức nào?
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm C7 & C8. Yêu cầu HS dưới lớp tự giải.
- Cho HS so sánh kết quả với HS trên bảng để nhận xét.
Chú ý với HS: + đổi đơn vị 
 + suy diễn công thức
- Củng cố
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì?
- Công thức tính vận tốc?
- Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không?
- Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm bài tập 2.1-2.5 (SBT).
- Đọc trước bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
- HS nêu ý nghĩa của các con số và tự so sánh(C5): Đổi về m/s hoặc đổi về đơn vị km/h.
- C6: Tóm tắt:
t =1,5h Giải
s =81km Vận tốc của tàu là:
= ? m/s 
v =? km/h v===54(km/h)
 ==15(m/s)
Chú ý: Chỉ so sánh số đo vận tốc của tàu khi quy về cùng một loại đơn vị vận tốc
C7: Giải
t = 40ph = 2/3h Từ: v =s = v.t 
v=12km/h Quãng đường người đi xe 
 s=? km đạp đi được là: 
 s = v.t = 12. = 4 (km)
 Đ/s: 4 km
C8: v= 4km/h , t = 30ph = 1/2 h
 S = v.t = 4. 0,5 = 2 km
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu để hệ thống lại kiến thức.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc8L 2.doc