Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2009-2010

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2009-2010

I. Ôn lại khái niệm lực

C1:

 Lực là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

II./ Biểu diễn lực :

1. Lực là một đại lượng Vectơ :

- Đại lượng Vectơ là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.

2. Cách biểu diễn lực

a. Lực là một đại lượng Véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :

* Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật.

* Phương, chiều trùng với phương , chiều của lực

* Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước .

 Véctơ lực được kí hiệu :

 

doc 35 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22-08-2009
Ngày dạy: Lớp 8A: 24 – 08 – 2009
 8B:27– 08 – 2009
 8C: 24 – 08 – 2009
 8D:29– 08 – 2009
 8E:27– 08 – 2009
Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
1. Mục tiêu
a, Về kiến thức:
- Học sinh biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc
- HS biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- HS biết được các dạng của chuyển động cơ học thường gặp.
b, Về kĩ năng:
- HS nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
c, Về thái độ:
- Rèn luyện cho HS tính độc lập, tính tập thể, tính hợp tác trong học tập.
- HS tích cực trong quá trình học tập.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a, Chuẩn bị của GV:
* Chuẩn bị cho cả lớp:
Bảng phụ ghi các bài tập: C6, Bài tập 1.1, 1.2 (SBT – Tr3), đồng hồ như hình 1.3c – SGK tr6.
b, Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu và đồ dùng học tập: SGK, SBT, vở viết,
- Đọc trước bài.
3. Tiến trình bài dạy
a, Giới thiệu chương trình vật lí 8+ Đặt vấn đề vào bài mới (5’).
* Giới thiệu chương:
G: Chương trình vật lí 8 gồm hai chương: Cơ học và Nhiệt học.
Trong chương I sẽ giúp các bạn hiểu thêm rất nhiều vấn đề. Đó là vấn đề gì? Xin mời 1 em đọc to nội dung cần tìm hiểu của chương.
H: 1 em đọc, cả lớp theo dõi.
G: Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thứ nhất
H: Cả lớp ghi đầu bài
* ĐVĐ: Như SGK
G: Nhấn mạnh: Như trong cuộc sống chúng ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đang đứng yên. Vậy theo các em căn cứ nào có thể khẳng định được điều đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
b, Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phần ghi bảng
HĐ 1 (13’): Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
?: Hãy nêu VD về vật chuyển động? VD về vật đứng yên?
?: Làm thế nào biết được một vật đang đứng yên hay chuyển động?
Yêu cầu HS trả lời câu C1
Trong vật lí, để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
Có thể chọn bất kì một vật nào làm vật mốc. Thường thì ta chọn Trái đất và những vật gắn với Trái đất như nhà cửa, cây cối,làm vật mốc.
Trong những bài sau, nếu không nói tới vật mốc thì ta hiểu ngầm vật mốc là Trái Đất hoặc những vật gắn với Trái Đất
GV nêu KL
Chúng ta dựa vào kết luận này để làm các câu hỏi 
C2, C3
Yêu cầu các em tự tìm một số VD. Lưu ý về vật chọn làm mốc
Gọi 1 em HS đọc câu hỏi, yêu cầu các em trả lời dưới lớp
Chuyển ý: Cái cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển đông? Nếu là đứng yên thì có đúng hoàn toàn không?
Đó chính là tính tương đối của chuyển động và đứng yên, các em sang phần II
HĐ 2(10’)
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Yêu cầu học sinh quan sát hình1.2 SGK. Chia lớp làm 2 dãy: dãy1: Trả lời C4, dãy2: Trả lời C5
Dựa vào phần trả lời câu C4, C5 hãy hoàn thành câu C6? 
Gọi 1 em trả lời các em khác bổ sung
Yêu cầu HS trả lời tại chỗ
GV yêu cầu học sinh trả lời C8.
HĐ 3 (5’)
Giới thiệu một số chuyển động thường gặp
Yêu cầu HS quan sát thông tin trong SGK rồi trả lời các câu hỏi:
+ Quỹ đạo cchuyển động là gì?
+ Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết?
Ghi bài
Cá nhân suy nghĩ và trả lời trước lớp.
VD: Bánh xe đạp quay (đang chuyển động, hòn đá nằm trên đường (đang đứng yên),
Đưa ra các căn cứ chẳng hạn: Bánh xe quay so với thân xe, hòn đá nằm yên so với đường,
Thảo luận theo bàn trong thời gian 2’ 
HS có thể đưa ra nhiều cách khác nhau để trả lời câu C1: So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
Nghe 
Ghi vào vở
C2:
Trả lời
VD: HS tự lấy
Cây đứng yên so với cây khác trồng bên cạnh, nhưng lại chuyển động so với các xe đang chạy bên đường.
Như vậy, nếu là đứng yên cũng không đúng hoàn toàn
Thảo luận trong 2’, đại diện các dãy trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung hoàn chỉnh câu hỏi
C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi.
Cá nhân hoàn thành 
Trả lời tại chỗ câu C6
C7: Phi công đứng yên đối với máy bay nhưng lại chuyển động đối với mặt đất,
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời là chuyển động so với mốc là Trái Đất.
Tự tìm hiểu thông tin trong SGK rồi trả lời 2 câu hỏi của GV
Yêu cầu hs về nhà thực hiện câu C9
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1:
* Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (chuyển động)
C2:
C3:Vật không thay đổi vị trí đối với vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C4:
C5:
C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác
C7:
C8:
III. Giới thiệu một số chuyển động thường gặp
- Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
- Các quỹ đạo: thẳng, cong, tròn,
C9:
c, Củng cố, luyện tập (10’)
Yêu cầu HS trả lời cá nhân câu C10
Giáo viên cho các em khác hoàn chỉnh câu trả lời (nếu không đủ thời gian thì để 2 ý cuối giao về nhà.
Gọi 1 HS đọc câu hỏi, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời.
GV treo bảng phụ ghi đề bài các bài tập: 1.1 và 1.2 SGK yêu cầu HS trả lời tại chỗ
- Thế nào là chuyển động cơ học?
- Thế nào là tính tương đối của chuyển động cơ học?
Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào?
Đó cũng là nội dung bài học hôm nay.
1 em trả lời, các em khác bổ sung.
C10:
Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
Người đứng bên đường:Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
Cột điện:Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
C11: Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Chẳng hạn vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
Trả lời theo yêu cầu của GV.
Trả lời các ý tương ứng trong phần ghi nhớ SGK.
IV.Vận dụng
C10:
C11:
Bài tập 1.1 (SGK – Tr3)
Đáp án: C
Bài tập 1.2 (SGK – Tr3)
Đáp án: A
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập: C9; Từ bài 1.3 – 1.5 SBT
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
Ngày soạn: 27-8-2009 
Ngày dạy: Lớp 8A: 31 – 8 - 2009
 8B: 03 – 9 - 2009
 8C: 31 – 8 - 2009
 8D: 05 – 9 - 2009
 8E: 03 – 9 - 2009
Tiết 2:_
 BÀI 2: VẬN TỐC
1. Mục tiêu:
a, Về kiến thức:
- HS biết được ý nghĩa của vận tốc cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- HS nắm được công thức tính vận tốc và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- HS nắm được đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
b, Về kĩ năng:
- HS nắm được đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- HS vận dụng công thức để tính quãng đường và thời gian trong chuyển động.
c, Về thái độ:
- HS có ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.
- HS có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực tế.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a, Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
- Phiếu học tập nhóm bảng 2.1
b, Chuẩn bị của HS:
- Phiếu học tập cá nhân bảng 2.2.
- Học bài và làm bài được giao.
3. Tiến trình bài dạy
a, KTBC + ĐVĐ vào bài mới (5’):
* KTBC:
 G: Chuyển động cơ học là gì?
Trả lời bài tập 1.3 (SBT – 3)?
H: Một em lên bảng rí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Bài tập 1.3: Vật mốc là:trả lời, các em khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Đáp án: Sự thay đổi vị t
a, Đường.
b, Hành khách.
c, Đường.
d. Ôtô.
* ĐVĐ: Như SGK – tr8
b, Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phần ghi bảng
HĐ 1(12’): 
Tìm hiểu về vận tốc. (25phút)
Treo bảng phụ: Bảng 2.1 SGK.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
C1:
G: Hướng dẫn học sinh so sánh nhanh, chậm của chuyển động.
Yêu cầu H trả lời C1
Yêu cầu H thực hiện C2 theo nhóm.
?: Làm thế nào để tính được quãng đường chạy được trong 1 giây?
G thông báo: Quảng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc.
?: Vận tốc là gì?
GV ghi bảng 
Yêu cầu H thảo luận trả lời C3.
G yêu cầu HS đọc lại cho cả lớp nghe.
HĐ 2: (5’)
 Công thức vận tốc:
G thông báo công thức vận tốc
HĐ 3 (12’)
 Đơn vị vận tốc:
G: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
Yêu cầu thực hiện câu C4 điền vào bảng 2.2
G: Hướng dẫn HS dựa vào bảng 2.1 vừa rồi.
Gọi 1 em lên điền, các em khác bổ sung.
G: Giới thiệu
Treo tranh vẽ tốc kế của xe máy, giới thiệu cho H biết dụng cụ để đo vận tốc .
Hướng dẫn H đổi đơn vị vận tốc.
?: Vậy chuyển động nào nhanh nhất?, chuyển động nào chậm nhất?
Thảo luận trả lời câu C1:
+ Cùng quảng đường chuyển động , H nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ chuyễn động nhanh hơn
+ H tính quảng đường chạy được trong 1 giây.
(Lấy 60/thời gian chạy tương ứng)
+H thảo luận nhóm so sánh độ dài đoạn đường chạy được của mỗi H trong cùng 1 đơn vị thời gian để hình dung về sự nhanh, chậm
Quãng đường chạy được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
H thảo luận nhóm trả lời C3:
1 em đọc lại.
H làm việc cá nhân điền vào bảng 2.2 ( HS đã chuẩn bị trước)
Quan sát chanh vẽ, kết hợp với hướng dẫn của GV.
C5:
a. Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
b. Đổi đơn vị:
- Trả lời theo hướng dẫn của GV.
Trả lời....
I. Vận tốc là gì?
C1:
C2:
* Khái niệm vận tốc: Quãng đường chạy được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
C3:
(1) nhanh
(2) chậm
(3)quảng đường đi được
(4) đơn vị
 II. Công thức tính vận tốc:
 v = 
trong đó:
v: vận tốc 
s: quãng đường đi
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
III. Đơn vị vận tốc:
C4:
- Đơn vị vận tốc thường dùng là met trên giây (m/s) hoặc kilômet trên giờ (km/h).
1km/h = 
C5:
a. Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
b. Đổi đơn vị:
- Ôtô: v=36km/h=
- Xe đạp: v=10.8km/h=
- Tàu hỏa: v=10m/s
Như vậy: Ô tô, tàu hỏa nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất
c, Củng cố, luyện tập (10’)
GV hướng dẫn HS thực hiện C6, C7, C8.
?: Từ công thức: v = s/t. Ta tính s như thế nào?
?: Đổi 40 phút ra giờ như thế nào?
?:Vận tốc là gì ? Công thức tính vận tốc?
C6:
- Trả lời tại chỗ
C7: 
 s=v.t
40’ = 40/60= 2/3 giờ 
Trả lời....
C6:
v=
C7:
 s = v.t = 12.
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
Trả lời C8.
Chữa các bài tập: 2.1 – 2.4 SGK – Tr 5.
- Về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài mới “ CHYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU”
Ngày soạn: 04-09-2009
Ngày dạy: Lớp 8A: 07 – 09 – 2009
 8B:10– 09 – 2009
 8C: 07 – 09 – 2009
 8D:10– 09 – 2009
 8E:12– 09 – 2009
Tiết 3
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂ ... 
I/ Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt
- Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt của vật khác.
VD: 
 - Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục.
C1:
2. Lực ma sát lăn 
- Lực ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C2: Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục
C3:
3.Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ giúp cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: + Nhờ ma sát nghỉ ta mới đi lại được.
+ Sách vở có thể nằm yên trên bàn nhờ ma sát nghỉ.
C5:
II/ Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật: 
1. Lực ma sát có thể có hại. 
Ví dụ: 
Lực ma sát trượt làm mòn trục và cản chuyển động của bánh xe.
C6:
2. Lực ma sát có thể có ích. 
C7:
c. Củng cố, luyện tập (6’)
Gọi 1 em học sinh đọc
- Hướng dẫn các em trả lời tại chỗ
- Yêu cầu học sinh trả lời C9
* Củng cố:
- Lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
- Lực ma sát nghỉ sinh ra khi nào?
- Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
- Nêu ví dụ về lực ma sát gây hại trong đời sống kỹ thuật và cách làm giảm?
- Nêu ví dụ về lực ma sát có lợi trong đời sống kỹ thuật?
- Yêu cầu học sinh đọc “Có thể em chưa biết”.
- Đọc
- Hoàn thành đáp án cho câu C8.
- 1 em trả lời
Trả lời cá nhân các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh đọc “ Có thể em chưa biết”
III. Vận dụng
C8:
C9:
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Bài tập về nhà 6.1 – 6.4 (SBT – tr 11).
 - Ôn tập tất cả các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 1/10/2009
Ngày kiểm tra: Lớp 8A: 7/10/2009
 8B: 5/10/2009
 8C: 7/10/2009
 8D: 7/10/2009
 8E: 7/10/2009
Tiết 7
KIỂM TRA 1 TIẾT
1. Mục tiêu bài kiểm tra
a. Kiến thức
- Kiểm tra các kiến thức cơ bản của các bài đã học (Từ bài 1 đến bài 6)
- Kiểm tra việc nắm bắt bài của học sinh.
b. Kĩ năng
- Kiểm tra kĩ năng trình bầy bài làm của HS, kĩ năng biểu diễn lực và nhận biết được các yếu tố của lực.
- Kiểm tra kĩ năng trình bầy bài giải môn vật lí (cấp độ đơn giản)
c. Thái độ, tình cảm
- HS làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, từ đó trung thực trong cuộc sống và trân trọng giá trị lao động.
* Ma trận đề kiểm tra (Áp dụng cho cả 4 lớp)
Chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các loại chuyển động
1
1
1
1
2
2
Vận tốc, biểu diễn lực
1
1
1
3,5
2
4,5
Sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát
1
1
1
2,5
2
3,5
Tổng
2
2
3
5,5
1
2,5
6
10
2. Nội dung đề
Đề 1 (Lớp 8B)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Một ôtô chở khách đang chạy trên đường, hành khách đang chuyển động so với
Ghế hành khách đang ngồi.
So với ôtô.
So với cây bên đường.
So với gió.
Câu 2: Khi nói Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật mốc là
Trái Đất.
Mặt Trời
Cả Trái Đất và Mặt Trời
Một đáp án khác
Câu 3: Đơn vị vận tốc là:
km/h
km.h
m.s
s/m
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực:
Cùng cường độ, cùng phương.
Cùng phương, ngược chiều
Cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
Cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều, cùng điểm đặt.
II. Phần tự luận
Bài 1: (3,5 điểm) 
Một bạn học sinh đi bộ từ Bản Cống lúc 5h, tới Trường học lúc 6h30’ cùng ngày. Cho biết đoạn đường từ Bản Cống tới Trường dài 9km. Tính vận tốc của bạn học sinh đó?
Bài 2: (2,5 điểm)
Tại sao khi ôtô phanh gấp thì hành khách lại bị lao đầu về phía trước? Để khắc phục tình trạng này ta cần phải làm gì?
Đề 2 (Lớp 8A)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Người đang đi xe đạp. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Người đứng yên so với xe đạp.
B. Người chuyển động so với xe đạp.
C. Người đứng yên so với cây bên đường.
D. Người chuyển động so với xe đạp.
Câu 2: Khi nói Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật mốc là
Trái Đất;
Mặt Trời;
Cả Trái Đất và Mặt Trời
Một đáp án khác
Câu 3: Vận tốc được tính theo công thức?
A. v = s.t 
B. v = 
C. km.h
D. v = 
 	Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện làm mòn ghế ngồi.
Lực xuất hiện khi lò so bị dãn hay nén.
Lực xuất hiện giữa vòng bi và các ổ trục.
II. Phần tự luận
Bài 1: (3,5 điểm) 
Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu thời gian?
Bài 2: (2,5 điểm)
Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động thẳng đều, khi xe ôtô đột ngột rẽ sang phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên nào? Tại sao?
Đề 3 (Lớp 8C)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Một ôtô chở khách đang chạy trên đường, hành khách đang chuyển động so với
So với gió
So với ôtô.
So với cây bên đường.
Ghế hành khách đang ngồi.
Câu 2: Khi nói Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật mốc là
Trái Đất;
Mặt Trời;
Cả Trái Đất và Mặt Trời
Một đáp án khác
Câu 3: Đơn vị vận tốc là:
s/m
m.s
km.h
km/h
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực:
Cùng phương, cùng cường độ, cùng điểm đặt, ngược chiều
Cùng cường độ, cùng phương.
Cùng phương, ngược chiều
Cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
II. Phần tự luận
Bài 1: (3,5 điểm) 
Một bạn học sinh đi bộ từ Bản Khá lúc 5h30’, tới Trường học lúc 6h30’ cùng ngày. Cho biết đoạn đường từ Bản Khá tới Trường dài 6,5km. Tính vận tốc của bạn học sinh đó?
Bài 2: (2,5 điểm)
Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động thẳng đều, khi xe ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên nào? Tại sao?
Đề 4 (Lớp 8D)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Người đang đi xe đạp. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Người chuyển động so với xe đạp.
B. Người đứng yên so với xe đạp.
C. Người đứng yên so với cây bên đường.
D. Người chuyển động so với xe đạp.
Câu 2: Một ôtô trở khách đang chạy trên đường, nếu nói hành khách đang chuyển động thì vật nào có thể được chọn làm mốc?
Cây bên đường
Cột điện bên đường
Bến xe
Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 3: Đơn vị vận tốc là:
km/h
km.h
m.s
s/m
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện làm mòn ghế ngồi.
Lực xuất hiện khi lò so bị dãn hay nén.
Lực xuất hiện giữa vòng bi và các ổ trục.
II. Phần tự luận
Bài 1: (3,5 điểm) 
Một máy bay bay với vận tốc 500km/h từ Hà Nội đến Sơn La. Nếu đường bay Hà Nội – Sơn La dài 250km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu thời gian?
Bài 2: (2,5 điểm)
Tại sao khi ôtô bất ngờ tăng tốc thì hành khách lại bị nghiêng người về phía sau? Để khắc phục tình trạng này ta cần phải làm gì?
Đề 5 (Lớp 8E)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Người đang đi xe đạp. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Người chuyển động so với xe đạp.
B. Người đứng yên so với xe đạp.
C. Người đứng yên so với cây bên đường.
D. Người chuyển động so với xe đạp.
Câu 2: Chuyển động của máy bay khi đang bay ổn định là dạng chuyển động
Tròn
Cong
Thẳng
Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực:
Cùng cường độ, cùng phương.
Cùng phương, ngược chiều
Cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
Cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều, cùng điểm đặt.
Câu 4: Lực là nguyên nhân làm:
Thay đổi vận tốc của vật
Vật bị biến dạng
Thay đổi dạng quỹ đạo của vật
Tất cả các phương án trên đều đúng
II. Phần tự luận
Bài 1: (3,5 điểm) 
Một người đi xe máy từ Mường Lạn lúc 7h00’, tới Trung tâm Sốp Cộp lúc 8h30’ cùng ngày. Cho biết đoạn đường từ Mường Lạn tới Trung tâm Sốp Cộp dài 30km. Tính vận tốc của người đó?
Bài 2: (2,5 điểm)
Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động thẳng đều, khi xe ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên nào? Tại sao?
3. Đáp án và biểu điểm
Đề 1 (Lớp 8B)
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
C
B
A
D
II. Phần tự luận
Bài 1: 
Tóm tắt (1điểm)
t = 1,5h
s = 9km
 v = ?
Giải
Vận tốc của bạn học sinh là:
v = = = 6km/h (2điểm)
Đáp án: 6km/h (0,5điểm)
Bài 2: (2,5 điểm)
Khi ôtô phanh gấp, mặc dù ghế ngồi của hành khách ngồi dừng lại cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân hành khách vẫn chuyển động, nên hành khách bị lao đầu về phía trước. Để khắc phục tình trạng này ta cần bám trắc vào xe khi ôtô chuẩn bị phanh, đồng thời hạn chế thay đổi vận tốc đột ngột.
Đề 2 (Lớp 8A)
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
A
B
D
C
II. Phần tự luận
Bài 1: 
Tóm tắt 
(1điểm)
v = 800km/h
s = 1400km
 t = ?
Giải
Thời gian máy bay bay là:
Từ công thức: v = t = = = 1,75h = 1h45phút (2điểm)
Đáp án: 1h45phút (0,5điểm)
Bài 2: (2,5 điểm)
Khi ôtô đột ngột rẽ sang phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên trái.
Giải thích: Mặc dù ghế ngồi của hành khách chuyển động sang phải cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân hành khách vẫn chuyển động thẳng đều, nên hành khách bị nghiêng người về bên trái.
Đề 3 (Lớp 8C)
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
C
B
D
A
II. Phần tự luận
Bài 1: 
Tóm tắt (1điểm)
t = 1h
s = 6,5km
 v = ?
Giải
Vận tốc của bạn học sinh là:
v = = = 6,5km/h (2điểm)
Đáp án: 6,5km/h (0,5điểm)
Bài 2: (2,5 điểm)
Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên phải.
Giải thích: Mặc dù ghế ngồi của hành khách chuyển động sang trái cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân hành khách vẫn chuyển động thẳng đều, nên hành khách bị nghiêng người về bên phải.
Đề 4 (Lớp 8D)
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
C
II. Phần tự luận
Bài 1: 
Tóm tắt 
(1điểm)
v = 500km/h
s = 250km
 t = ?
Giải
Thời gian máy bay bay là:
Từ công thức: v = t = = = 0,5h = 30phút (2điểm)
Đáp án: 30phút (0,5điểm)
Bài 2: (2,5 điểm)
Khi ôtô bất ngờ tăng tốc, mặc dù ghế ngồi của hành khách ngồi tăng tốc cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân hành khách vẫn chưa tăng kịp vận tốc, nên hành khách bị nghiêng về phía sau. Để khắc phục tình trạng này ta cần bám trắc vào xe khi ôtô chuẩn bị phanh, đồng thời không nên thay đổi vận tốc đột ngột.
Đề 5 (Lớp 8E)
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
D
II. Phần tự luận
Bài 1: 
Tóm tắt (1điểm)
t = 1,5h
s = 30km
 v = ?
Giải
Vận tốc của xe máy là:
v = = = 20km/h (2điểm)
Đáp án: 20km/h (0,5điểm)
Bài 2: (2,5 điểm)
Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên phải.
Giải thích: Mặc dù ghế ngồi của hành khách chuyển động sang trái cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân hành khách vẫn chuyển động thẳng đều, nên hành khách bị nghiêng người về bên phải.
4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (về nắm bắt kiến thức, kỹ năng vận dụng của học sinh, cách trình bày, diễn đạt bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAT LY 8 SOAN 3 COT CHUAN DU BO.doc