Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2011-2012 - Trịnh Xuyến

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2011-2012 - Trịnh Xuyến

1. Lực cân bằng là gì?

 (SGK trang 17)

2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động

a. Dự đoán:( SGK)

b. Thí nghiệm kiểm tra

C2. Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: trọng lực PA sức căng T của dây,hai lực này cân bằng.

C3. Đặt thêm vật nặng A’ lên A, lúc này PA+PA’ lớn hơn T nên vật AA’ chuyển động nhanh dần đi xuống,B chuyển động đi lên.

C4.quả cân A còn chịu tác dụng 2 lực PA và T lại cân bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục chuyển động. TN cho biết kết quả chuyển động của A là thẳng đều.

C5.(Tuỳ vào kết quả đo được)

Kết luận:SGK

 

doc 45 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2011-2012 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
*****
GIÁO ÁN VẬT LÝ 8
Năm học: 2011 - 2012
GV: TRỊNH XUYẾN 
Chương I:
Tiết 1
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Kỹ năng
Chuẩn bị
Phương pháp dạy học
PP thực nghiệm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Giới thiệu nội dung chương trình vật lý 8 và nội dung chương I: “Cơ học”.
Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài trong SGK.
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
1. Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên
Yêu cầu các nhóm HS thảo luận thống nhất kết quả trả lời C1
Gọi HS trả lời, nhận xét. GV sửa sai.
Thông báo khái niệm về vật mốc,cách chọn vật mốc.
ĐVĐ:Khi nào ta nói vật đang chuyển động?
Gọi HS trả lời. GV sửa sai. Yêu cầu HS hoàn thành C2, C3.
Gọi HS trả lời GV theo dõi,sửa sai, nhận xét .
Thảo luận theo nhóm tìm câu trả lời C1: so sánh vị trí của vật đó với một vật khác đứng yên.
Thảo luận theo nhóm hoàn thành C2, C3
Nêu ví dụ về vật đứng yên.
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
C1. So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
-Trong vật lí học, để nhận biết một vật c/động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. 
C2(Tuỳ câu trả lời của HS)
C3.Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên. (Ví dụ tuỳ HS)
2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Yêu cầu HS thảo luận lần lượt hoàn thành C4,C5
Gọi HS trả lời.GV sửa sai,ghi điểm.
Yêu cầu HS tự hoàn thành C6
Yêu cầu HS tự hoàn thành C7 từ kết quả của C6
Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào?
Gọi HS trả lời. GV sửa sai,thông báo tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
Yêu cầu HS tự hoàn thành C8
Gọi HS trả lời.GV sửa sai.
Nhấn mạnh: chuyển động và đứng yên chỉ mang tính tương đối.
Thảo luận trả lời C4, C5.
Tự trả lời C6, C7
Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi của GV: phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Tự trả lời C8.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C4. So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
C5.So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí của hành khách đó đối với toa tàu không đổi.
C6. (1):đối với vật này ; (2): đứng yên
C7. (Tuỳ câu trả lời của HS)
- Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói: chuyển động hay 
đứng yên có tính tương đối
C8.Mặt Trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.
3. Một số chuyển động thường gặp
Gọi HS đọc phần III SGK. Yêu cầu HS tự hoàn thành C9.
Gọi HS trả lời. GV sửa sai.
Tự tìm ví dụ về chuyển động thẳng, cong, tròn...
III. Một ố chuyển động thường gặp
 (SGK trang 6)
C9.(Tuỳ câu trả lời của HS)
4. Vận dụng
IV. Vận dụng
C10. +Ôtô :đứng yên so với người lái xe,chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
+Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện
+ Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
+Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe
C11. Khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng.
Củng cố
? Muốn biết một vật chuyển động hay đứng yên ta làm thế nào? Trình bày tính chất cơ bản của chuyển động cơ học?
? Trả lời câu hỏi ở phần đầu bài học.
Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành các bài tập trong SBT &Chuẩn bị bài 2.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 1
*******
Tiết 2
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
 Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
Kỹ năng
Vận dụng được công thức tính tốc độ .
Chuẩn bị
Phương pháp giảng dạy
PP thảo luận nhóm
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Chuyển động cơ học là gì? Tính chất của chuyển động cơ học?
? Có những dạng chuyển động cơ học nào thường gặp? Lấy VD?
Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài trong SGK.
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
1. Vận tốc là gì
GV giới thiệu bảng 2.1 cho HS quan sát.Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C1. GV gơị ý:Ta cần so sánh đại lượng nào? Giải thích?
Yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng 2.1 SGK.
Gọi HS đọc kết quả.GV sửa sai .
Yêu cầu HS tự hoàn thành C2.
Hướng dẫn HS đưa ra khái vận tốc.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành C3.
Gọi HS cho biết công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc.
Hỏi: 
Trong cùng 1 q/đường, muốn biết vật nào chay nhanh, chậm ta phải so sánh đại lượng nào?
Trong cùng 1đơn vị thời gian, muốn biết vật nào chay nhanh, chậm ta phải so sánh đại lượng nào?
Muốn so sánh các vật chuyển động nhanh chậm ta cần so sánh đại lượng nào khi biết quãng đường và thời gian các vật đó đi được?
Xem bảng 2.1. Thảo luận theo nhóm theo hướng dẫn của GV trả lời C1.
Ghi kết quả vào bảng 2.1.
Làm việc cá nhân trả lời C2
Thảo luận theo nhóm trả lời C3
Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
I. Vận tốc là gì?
C1.Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian chạy nhanh hơn 
-Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc.
C3.(1):nhanh
(2):chậm
(3)quãng đường đi được
(4):đơn vị
2. Đơn vị vận tốc
ĐVĐ: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị nào?
Hỏi: Nêu những đơn vị vận tốc mà em đã học được? Từ đó cho biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị nào?
Yêu cầu HS hoàn thành C4. Gọi HS trả lời.GV sửa sai và thông báo đơn vị vận tốc hợp pháp. Cách đổi đơn vị vận tốc.
GV giới thiệu dụng cụ đo độ lớn vận tốc. 
Làm việc cá nhân nêu nhân nêu được một số đơn vị.
 Trả lời câu hỏi.
Làm việc cá nhân tự trả lời C4
II. Công thức tính vận tốc
Vận tốc tính bằng công thức
trong đó: 
v là vận tốc
s là quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
3.Vận dụng
C5.a.Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hoả đi được 10m
b.muốn biết chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo vậntốc của 3 chuyển động trong một đơn vị thời gian.
Ôtô có: v= 36km/h= m/s=10m/s
Người đi xe đạp có: v= 10,8km/h==10m/s
Tàu hoả có : v= 10m/s
Ôtô, tàu hoả chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất
C6.Cho biết Bài giải
t=1,5h Vận tốc của tàu 
s=81km v== 54(km/h)==15(m/s)
v=?km/h=?m/s Không s/sánh được vì khác đ/vị v/tốc
C7. Cho biết Bài giải
t=40ph t=40ph=40/60h=2/3h
v=12km Quãng đường đi được
s=? s= v.t= 12 . 2/3= 8(km)
C8. cho biết Bài giải
v= 4km t= 30ph= 30/60h= 1/2 h
t= 30ph Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là
s= ? s= v.t= 4 . 1/2 = 2(km)
Củng cố
? Vận tốc là gì?
Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị bài 3.
Rút kinh nghiệm
..
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 2
*******
Tiết 3
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
Kỹ năng
Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Chuẩn bị
Máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ có kim đo giây
Phương pháp dạy học
PP thực nghiệm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Vận tốc à gì? Công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc?
Tổ chức tình huống học tập 
GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài trong SGK.
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
1. Định nghĩa
Giới thiệu mục đích,dụng cụ, cách bố trí và tiến hành TN ở hình 3.1 SGK. Giới thiệu cách ghi kết quả TN như bảng 3.1
Yêu cầu các nhóm bố trí và tiến hành TN như hình 3.1 SGK
Yêu cầu các nhóm cho biết kết quả C1.
Yêu cầu HS tự hoàn thành C2
Tiến hành thí nghiệm.
Báo cáo kết quả C1.
Hoàn thành C2.
I. Định nghĩa:
Chuyển động đều là c/động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
C2.a/ Là chuyển động đều
B,c,d/ Là chuyển động không đều.
2.Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Yêu cầu HS tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe sau mỗi giây ứng với đoạn AB,BC,CD.
Gọi HS trả lời.GV sửa sai và thông báo K/N vận tốc trung bình.
Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành C3.
Gọi HS trả lời.GV sửa sai.
Hỏi:Từ cách tính C3 em hãy cho biết công thức tính vận tốc trung bình của 1 chuyển động không đều trên 1 quãng đường?
Yêu cầu HS so sánh vận tốc trung bình các đoạn đường AB,BC,CD mà trục bánh xe đi được.
Hỏi: Em có nhận xét gì về vận tốc TB trên các quãng đường của chuyển động trên?
Làm việc cá nhân tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe .
Thông báo kết quả.
Làm việc theo nhóm: thảo luận trả lời C3.
Trả lời câu hỏi.
So sánh vận tốc trung bình trên các đoạn đường.
Trả lời câu hỏi.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
C3. Vận tốc trung bình trên q/đường AB,BC,CD 
vAB= 0,017m/s; vBC=0,05m/s ; vCD= 0,08m/s 
Từ A đến D:c/động của trục bánh xe là nhanh dần
Công thức tính vận tốc t/bình của một c/động không đều trên một quãng đường
 vtb= 
 trong đó: 
s là quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
3. Vận dụng
III. Vận dụng:
C4.Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là c/động không đều. Vì trong suốt q/đường đó độ lớn của v/tốc có thể thay đổi theo t/gian,50km/h là v/tốc TB
C5. Bài giải
Cho biết Vận tốc TB người di xe đạp đi được khi 
s1= 120m xuống hết dốc: vtb1= = 4 m/s
s2= 60m Vận tốc TB xe lăn trên q/đường nằm ngang
t1= 30s vtb2= = 2,5m/s
t2= 24s V/tốc TB người đi xe đạp cả 2 q/đường trên
vtb1=? vtb2=? vtb= = = 3,3m/s
vtb=? 
C6. Cho biết Bài giải
t=5 h Quãng đường đoàn tàu đi được
vtb= 30km/h s = vtb. t = 30 . 5 = 150 (km)
s= ?
Củng cố
 ? Có những dạng chuyển động cơ học nào? Dựa vào đâu người ta phân biệt các dạng chuyển động đó?
Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị bài 4.
Rút kinh nghiệm
..
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 3
*******
Tuần 4
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
 Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
Kỹ năng
Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
Chuẩn bị
Phương pháp dạy học
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày khái niệm chu ...  vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.
C5: Câu B.
III. Vận dụng
C6: Chứng minh dựa vào gợi ý:
C7: Chiếc kim có trọng lượng lớn hơn lực đẩy Acsimet nên chìm, còn tàu thủy có trọng lượng nhỏ hơn lực đẩy Acsimet nên nổi.
C8: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
C9: 
4. Kiến thức môi trường
Dầu và nước không hòa tan với nhau. Dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên bên trên. Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Lớp dầu nổi lên trên mặt nước ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước vì vậy sinh vật dưới nước không lấy được Oxi sẽ chết => có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa.
Các khí thải nặng hơn không khí nên chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí dưới mặt đất. Các khí này ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường và sức khỏe con người.
Các biện pháp:
Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí.
Hạn chế khí thải độc hại.
4. Củng cố
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT.
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK
Xem trước bài 13.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 14
*******
Tiết 15
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
Kỹ năng
Vận dụng công thức A = Fs.
Chuẩn bị
Phương pháp dạy học
PP thực nghiệm
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Trình bày điều kiện để vật nổi, vật chìm. Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt nước.
Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài (SGK).
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
1. Khi nào có công cơ học
Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 13.1 và 13.2 SGK và thông báo: lực kéo của con bò thực hiện công cơ học, người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2.
Nhận xét các câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời và giải thích C3, C4.
Gọi đại diện nhóm trả lời C3, C4.
Nhận xét và bổ sung các câu trả lời của học sinh.
Quan sát hình vẽ 13.1 và 13.2 kết hợp đọc SGK.
Trả lời C1, C2.
Thảo luận nhóm.
Trả lời C3, C4.
Khi nào có công cơ học
C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học.
C2: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời.
Công cơ học thường được gọi tắt là công.
C3: Trường hợp có công cơ học: a, c,d.
C4: Các lực thực hiện công:
a. Lực kéo của đầu tầu hỏa.
b. Lực hút của Trái Đất.
c. Lực kéo của người công nhân.
2. Công thức tính công
Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày biểu thức tính công cơ học, giải thích các đại lượng có trong công thức.
Gọi học sinh trình bày về công thức tính công.
Nhận xét và bổ sung câu trả lời của HS.
Thông báo phần chú ý SGK.
Đọc SGK.
Trình bày câu trả lời.
Công thức tính công:
A = F.s
A là công của lực F.
F là lực tác dụng vào vật.
s là quãng đường vật di chuyển.
Chú ý: SGK
3. Vận dụng
Vận dụng
C5: A = F.s = 5000.1000 = 5.106 J.
C6: A = F.s = 20.6 = 120J.
C7: vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.
4. Kiến thức môi trường
Khi có lực tác dụng vào vật nhưng không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu thụ năng lượng.
Trong giao thông vận tải, đường ghồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
Khi tắc đường, xe tham gia giao thông vẫn nổ máy nhưng không thực hiện công, điều đó gây tiêu tốn năng lượng và thải các khí độc hại ra môi trường.
Cần cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các biện pháp nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
4. Củng cố
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT.
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK
Xem trước bài 14.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 15
*******
Tiết 16
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
Chuẩn bị
01 thước đo 01 giá đỡ, 01 Quả nặng 100 – 200g, 01 Ròng rọc, dây kéo, 01 lực kế
PP dạy học
PP thực nghiệm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày điều kiện xuất hiện công cơ học. Lấy ví dụ về trường hợp lực tác dụng có sinh công cơ học. Viết biểu thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức.
? Chữa bài tập 13.4 SBT.
Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài (SGK).
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
1. Thí nghiệm
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và trình bày các bước tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn học sinh làm TN.
Yêu cầu học sinh tiến hành các phép đo như các bước đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng.
Yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3, C4.
Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh.
Nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và trình bày các bước làm thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng.
Trả lời C1, C2, C3, C4.
I. Thí nghiệm:
C1: 
C2: 
C3: 
C4: Dùng ròng rọc động, được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
2.Định luật về công
Thông báo: Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự TN trên.
Yêu cầu học sinh phát biểu định luật về công.
Thông báo trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng không lợi về lực: đòn bẩy.
Yêu cầu học sinh phát biểu đầy đủ định luật về công.
Phát biểu định luật về công.
Phát biểu đầy đủ định luật về công.
II.Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
3.Vận dụng
III. Vận dụng
C5: a. Lực kéo nhỏ hơn 2 lần.
b.Công thực hiện trong hai lần bằng nhau.
c. A = P.h = 500.1 = 500J.
C6: a. , 
b. 
4. Củng cố
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT.
5. Hướng dẫn về nhà
Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK
Ôn tập kiến thức từ tiết 1 tới tiết 16.
Rút kinh nghiệm
..
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 16
*******
Tiết 17
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Mục tiêu
Ôn tập kiến thức trong học kỳ I.
Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
Chuẩn bị
Giáo viên:
 Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập tổng hợp kiến thức.
Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức theo chủ đề
LÝ THUYẾT
BÀI TẬP
1. Chuyển động cơ học
 ( Bài 1,2,3)
2. Lực và cân bằng lực
 ( Bài 4,5,6, 10,12)
3. Áp suất
 ( Bài 7,8,9) 
4. Công cơ học
Chuyển động cơ học.
Áp suất chất lỏng, 
Lực đẩy acsimet
Công cơ học
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết
Câu
Nội dung
Đáp án
1
1. Vận tốc, vận tốc trung bình là gì? Viết công thức tính vận tốc và vận tốc trung bình?
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.:v = .
Vận tốc trung bình: vtb= = 
2
a. Cách biểu diễn véc tơ lực.
b. Thế nào là hai lực cân bằng? Tác dụng của hai lực cân bằng vào vật đang đứng yên và vật đang chuyển động như thế nào?
a. Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ gốc: là điểm đặt của lực.
+ Phương: trùng với phương của Lực
+ Chiều: Cùng với chiều của Lực.
+ Độ dài mũi tên: biểu thị cường độ của lực
b. -Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều (chuyển động theo quán tính).
3
Có những loại lực ma sát nào? Lấy ví dụ về lực ma sát có ích, có hại? Cách làm tăng, giảm ma sát trong các trường hợp cụ thể?
-Lực ma sát trượt: sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
-Lực ma sát lăn : sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
-Lực ma sát nghỉ : giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng.
- Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
- Làm giảm ma sát bằng cách : tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc,
4
Áp suất chất lỏng được tính theo công thức nào? Trình bày nguyên tắc bình thông nhau?
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. Công thức: p = d.h.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
5
 Trình bày điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Khi vật nổi cân bằng trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Acsimet và trọng lượng của vật có mối quan hệ như thế nào?
Khi nhúng chìm một vật vào chất lỏng thì vật sẽ:
+ chìm xuống khi : FA P
+ lơ lửng khi: FA= P.
Lưu ý: -Khi vật đã nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì với: V’ là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chổ (bằng phần thể tích của vật bị chìm trong chất lỏng)
-Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng: FA = P .
6
Khi nào thì có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức? Phát biểu định luật về công?
-Công cơ học chỉ có khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương của lực.
- Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
- Công thức: A= F.S. hoặc A=P.h
Hoạt động 3: Làm bài tập áp dụng.
Bài
Nội dung
Lời giải
1
Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m. Trong nữa đoạn đường đầu vật đi hết 18giây, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc 3m /s .
a) Tính vận tốc trung bình của vật trên nửa đoạn đường đầu và trên cả đoạn đường AB.
b) Sau bao lâu vật đến B.
a. Thời gian vật đi trên nửa quãng đường sau:
Vận tốc trung bình của vật:
-Trên nửa quãng đường đầu: 
- Trên cả quãng đường: 
b. Thời gian để vật đi từ A đến B: 
2
Một quả cầu sắt có thể tích là 0,002 m được nhúng trong nước.
a. Vật chịu tác dụng của những lực nào? Tính độ lớn các lực đó.Biết dN =10000N/m3,dS=78000N/m3
b. Quả cầu nổi, chìm hay lơ lửng? Vì sao?
a. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Acsimet.
- Độ lớn của lực đẩy Acsimet: 
- Độ lớn của trọng lực:
b. Do P > FA nên quả cầu chìm
3
Một trái dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 7m.
a. Chỉ ra lực đã thực hiện công trong trường hợp này?
b. Tính công thực hiện của lực đó.
a. Lực thực hiện công là trọng lực.
b. Công của trọng lực:
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 17
*******

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ly 8 ki I.doc