Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

*T/c tình huống học tập (5)

-Cung cấp thông tin về chuyển động đều,chuyển động không đều và rút ra định nghĩa về các chuyển động này.

-Tìm một số thí dụ về 2 chuyển đông này.

*Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều(15)

-HD hs lắp TN hình 3.1,tập cho các em biết cách xác định quãng đường liên tiếp mà trục bánh xe lăn được trong những khoảng thời gian 3s liên tiếp.(10)

-tiến hành thí nghiệm , bấm thời gian, tính độ dài của các quãng đường.

-Dựa vào kết quả TN y/c hs trả lời C1.

-Trả lời C1

-Hình thành khái niệm chuyển động đều , chuyển động không đều.HD hs trả lời C2.

-Trả lời C2.

*Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều (15)

-y/c hs tính toán quãng đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	 Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Tiết 3 
Ngày
Lớp
Vắng
I.MỤC TIÊU
-Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
-Nêu được những ví dụ về chuyển đông không đều thường gặp.Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
-Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
-Mô tả được thí nghiệm hình 3.1 (Sgk) và dựa vào các dự kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong TN để trả lời được những câu hỏi trong bài.
II.CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm hs:
-1 máng nghiêng, 1 bánh xe, 1 đồng hồ bấm giây.
Cho cả lớp 
Bảng 3.1(SGK)
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
1.KTBC : Kiểm tra bài cũ: 
-Trình bày công thức tính vận tốc và nêu tên các đại lượng trong công thức đó ?
	-Sửa C8.
2.Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*T/c tình huống học tập (5’)
-Cung cấp thông tin về chuyển động đều,chuyển động không đều và rút ra định nghĩa về các chuyển động này.
-Tìm một số thí dụ về 2 chuyển đông này.
*Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều(15’)
-HD hs lắp TN hình 3.1,tập cho các em biết cách xác định quãng đường liên tiếp mà trục bánh xe lăn được trong những khoảng thời gian 3s liên tiếp.(10’)
-tiến hành thí nghiệm , bấm thời gian, tính độ dài của các quãng đường.
-Dựa vào kết quả TN y/c hs trả lời C1.
-Trả lời C1
-Hình thành khái niệm chuyển động đều , chuyển động không đều.HD hs trả lời C2.
-Trả lời C2. 
*Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều (15’)
-y/c hs tính toán quãng đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường AB,BC,CD và nêu rõ vận tốc trung bình là :
+Trong chuyển động không đều ,trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu mét trên giây. 
+Chốt lại : Vận tốc TB trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau .Vận tốc TB trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó.
-HD hs tìm ra công thức tính vận tốc trung bình.
-Dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 để tính toán và trả lời C3.
*Vận dụng (8’)
-HD hs làm C4,C5,C6.
C4. chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
-C5. vtb1 = 120/30=4m/s
 vtb2 =60/24 =2,5m/s.
vtb = (120+60)/(30+24)=3.3m/s
-C6. s = vtb.t =30.5=150 km.
-y/c hs tự đo thời gian chạy và tính vtb theo C7.
-C7.hs tự đo thời gian chạy cự 
li 60m và tính vtb.
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.ĐỊNH NGHĨA:
-Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
-Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn thay đổi theo thời gian.
II.VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức
 vtb= 
 - s:quãng đường đi được
 -t:thời gian để đi hết quãng đường đó.
 - v: vận tốc
3.Cũng cố:
 - Định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều
 - Viết công thức tính vận tốc trung bình trên 2 quãng đường
4.Dặn dò:
-Hs về nhà học bài +làm bt 3.1 đến 3.6 (SBT).
-Chuẩn bị trước bài 4”Biểu diễn lực”
Cách biểu diễn lực như thế nào?
Đơn vị của lực là gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3tiet 3.doc