C- Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Câu hỏi 1: Chuyển động cơ học là gì?
Câu hỏi 2: Em hãy kể tên một số dạng chuyển động thường gặp và cho ví dụ?
Câu hỏi 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc?
3. Tổ chức hoạt động dạy học: (3 phút)
Giới thiệu bài: GV hỏi HS: nhà em cách trường là bao nhiêu?, Em đi học từ nhà đến trường mất bao nhiêu phút? (Bạn A: 1km, 10 phút, bạn B:2.2 km 20 phút). Theo các em bạn nào đi nhanh hơn? Tại sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết PPCT: BÀI 2: VẬN TỐC A- Mục tiêu: 1. Về kiến thức: sau khi học xong bài này học sinh sẽ: Biết được ý nghĩa của khái niệm vận tốc Nắm vững công thức tính vận tốc và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 2. Về kỹ năng: Áp dụng công thức để tính vận tốc của chuyển động. Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động. 3. Về thái độ: HS có cảm thấy thích thú khi học được kiến thức mới B- Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết: 1. Trọng tâm: Khái niệm vận tốc Công thức tính vận tốc 2. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học C- Các hoạt động học – dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Câu hỏi 1: Chuyển động cơ học là gì? Câu hỏi 2: Em hãy kể tên một số dạng chuyển động thường gặp và cho ví dụ? Câu hỏi 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc? 3. Tổ chức hoạt động dạy học: (3 phút) Giới thiệu bài: GV hỏi HS: nhà em cách trường là bao nhiêu?, Em đi học từ nhà đến trường mất bao nhiêu phút? (Bạn A: 1km, 10 phút, bạn B:2.2 km 20 phút). Theo các em bạn nào đi nhanh hơn? Tại sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Bài mới: Trợ giúp của giáo GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu về vận tốc (12 phút) GV yêu cầu HS quan sát bảng C2. Từ kinh nghiệm hằng ngày em hãy sắp xếp thứ tự chuyển động nhanh, chậm của các bạn vào cột 4. ? Dựa vào đâu mà em sắp xếp được thứ tự trên? Yêu cầu HS trả lời C2. GV giới thiệu: Quãng đường đi được trong 1s gọi là vận tốc Yêu cầu HS trả lời C3 GV nêu lại một cách chính xác và cho HS ghi bài Đọc thông tin trên bảng 2.1 Sắp xếp thứ tự của các chuyển động để điền vào cột 4, bảng 2.1 Trả lời câu hỏi của GV Chú ý lắng nghe . Trả lời C3 I. Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hoạt động 2: Giới thiệu công thức tính vận tốc (7 phút) GV thông báo với HS công thức tính vận tốc. Ý nghĩa các đại lượng có trong công thức. Yêu cầu HS tính vận tốc của bạn A, bạn B và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài? Chú ý lắng nghe Áp dụng công thức để tính vận tốc và trả lời câu hỏi ở đầu bài. II. Công thức tính vận tốc: Trong đó: v : vận tốc s: quãng đường đi được. t: thời gian để đi hết quãng đường Hoạt động 3: Tìm hiểu về đơn vị vận tốc (7 phút) ? Đơn vị nào thường dùng để đo quãng đường. ? Đơn vị nào thường dùng để tính thời gian? GV yêu cầu HS đọc phần ¾ SGK. ? Theo các em đơn vị của vận tốc là gì? Yêu cầu HS trả lời C4 GV khẳng định lại đơn vị vận tốc thường dùng là: km/h, m/s GV giới thiệu với HS về dụng cụ đo vận tốc đó là tốc kế (đồng hồ vận tốc) GV hướng dẫn HS trả lời C5 Yêu cầu HS trả lời C6, C7, C8 SGK m, km giờ (h), phút , giây (s) Đọc bài và trả lời câu hỏi của GV. Trả lời C4 Chú ý lắng nghe III. Đơn vị đo vận tốc: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. VD: km/h, m/s ... Cũng cố – Hướng dẫn về nhà (10 phút) GV: Đặt một số câu hỏi để HS ôn lại nội dung bài học: ? Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? ? Công thức nào dùng để tính vận tốc. ? Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không? GV hướng dẫn cho HS giải các bài tập trong SBT, yêu cầu HS về nhà làm bài tập. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: