Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Năm học 2019-2020

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS xây dựng được công thức tính diện tích của tứ giác có hai đường chéo vuông góc và công thức tính diện tích hình thoi.

2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc và công thức tính diện tích hình thoi vào giải các bài tập có liên quan.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công cụ.

- Năng lực chuyên biệt: biết cách tính được diện tích hình thoi.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: SGK, thước kẻ

2. Học sinh: - Ôn tập các công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình bình hành.

- Thước thẳng, eke.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc 48 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Hình học Lớp 8 - Chương III: Tam giác đồng dạng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
Chương III : 	TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
§1. ĐỊNH LÝ TA-LET TRONG TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhớ các khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng, đoạn thẳng tỉ lệ, định lý Ta-let trong tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lập các tỉ số của hai đoạn thẳng; vận dụng định lý Ta-Lét tính độ dài đoạn thẳng.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý Ta-lét vào việc tìm ra các tỉ số bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Thước thẳng, êke, các bảng phụ, vẽ hình 3 SGK Phiếu học tập ghi ?3
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Định lí Ta–lét trong tam giác.
Viết được tỉ số của hai đoạn thẳng.
Viết được GT – KL của định lí Ta-lét
Tìm được các đoạn thẳng tỉ lệ
Vận dụng định lí Ta-lét tính được độ dài 
của một đoạn thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát: Giới thiệu nội dung bài 
- Mục tiêu: Nhận biết nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, thước thẳng 
- Sản phẩm: Dự đoán cách tìm đoạn thẳng chưa biết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Cho hình vẽ:
Dựa vào các kiến thức 
đã học, em có 
thể tính x hay 
không?
GV: Để tính x trên hình, ta có thể sử dụng kiến thức của định lý Ta-lét.
Không thể tính x
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Tỉ số của hai đoạn thẳng 
- Mục tiêu: Nêu khái niệm và tìm tỉ số của hai đoạn thẳng
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS thực hiện 
HS đứng tại chỗ trả lời
GV: giới thiệu định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng, gọi 1 HS đọc định nghĩa SGK. 
HS: Phát biểu định nghĩa 
GV: Nêu ví dụ về tỉ số của hai đoạn thẳng,
 HS theo dõi ghi vở
GV: Có thể có đơn vị đo khác để tính tỷ số của hai đoạn thẳng AB và CD không? Hãy rút ra kết luận.?
HS: Có thể có đơn vị đo khác để tính tỷ số của hai đoạn thẳng AB và CD. Vậy tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
GV: Nêu chú ý SGK
1) Tỉ số của hai đoạn thẳng:
 AB = 3 cm, CD = 5 cm 
EF = 4dm, MN = 7dm 
*Định nghĩa: Tỉ số của 2 đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
Ví dụ: AB = 300 m, CD = 500 m 
*Chú ý: Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
HOẠT ĐỘNG 3: Đoạn thẳng tỉ lệ  
- Mục tiêu: Nhận biết định nghĩa hai đoạn thẳng tỉ lệ
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện dạy học: SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Lập tỉ lệ thức của hai đoạn thẳng tỉ lệ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV treo bảng phụ ?2 và hình vẽ 2.
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ So sánh các tỉ số và ?
+ Khi nào hai đoạn thẳng AB và CD tỉ lệ với hai đoạn thẳng A’B’ và C’D’?
Đại diện cặp đôi trả lời
GV: Giới thiệu AB, CD tỉ lệ với A'B', C'D'. Vậy AB và CD tỉ lệ với A'B' và C'D' khi nào?
HS: Phát biểu định nghĩa SGK
2) Đoạn thẳng tỉ lệ:
= ; = = 
 Vậy = 
*Định nghĩa: SGK/57
AB và CD tỉ lệ với A'B' và C'D' nếu 
= hay .
HOẠT ĐỘNG 4: Định lý Ta-lét  
- Mục tiêu: Phát biểu định lý Ta-lét trong tam giác
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: định lý Ta-lét trong tam giác, tính được độ dài đoạn thẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ ghi đề lên bảng, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
GV: gợi ý HS làm việc theo nhóm:
+ Các đoạn thẳng chắn trên AB, AC là các đoạn thẳng như thế nào?
+ Tính và; và ;
 và 
HS hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét
? Nhận xét vị trí của đường thẳng a với 3 cạnh của tam giác?
HS: a song song với 1 cạnh và cắt 2 cạnh còn lại của tam giác.
GV: Rút ra kết luận gì từ ?
HS: Phát biểu định lý Talet 
GV: Gọi 1 HS lên bảng ghi GT, KL của định lý, các HS còn lại ghi vào vở
3. Định lý Ta-lét trong tam giác:
 Nếu đặt độ dài các đoạn thẳng bằng nhau trên đoạn AB là m, trên đoạn AC là n
= 
Tương tự:
; 
*Định lý Talet: SGK/58
 GT ABC; B'C' // BC 
KL ;;
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 5: Bài tập
- Mục tiêu: Viết tỉ số các đoạn thẳng, tính độ dài đoạn thẳng
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Giải ?4, bài 1, bài 5
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS làm SGK
GV: Áp dụng định lý Talet, ta sử dụng tỉ lệ thức nào để tính x, y?
HS: a) b)
GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu, các HS còn lại làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu cá nhân làm bài 1 SGK
Gọi 3 HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn
GV nhận xét, đánh giá
- Tiếp tục làm 5aSGK
Yêu cầu HS lập các tỉ số bằng nhau rồi suy ra
1 HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn
GV nhận xét, đánh giá
a)Vì a // BC nên theo định lý Ta Lét ta có:
 x = 10: 5 = 2
b) Vì (cùng ) nên theo định lý Ta Lét ta có :
BT1/58 SGK 
a) ; b) c)
BT5/58 SGK 
a) Vì a // BC nên theo định lý Ta-let ta có:
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học kỹ định lý Talet trong tam giác
-BTVN: 2, 3, 4/59 SGK
- Xem trước bài: “Định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let”.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: (10 phút)
Câu 1: Phát biểu ĐL Ta Lét trong tam giác? (M1)
Câu 2: BT1/58 SGK (M3)
Câu 3 : BT5a/58 SGK (M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
§2. ĐỊNH LÝ ĐẢO VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐỊNH LÝ TA-LET
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Phát biểu được định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let
2. Kỹ năng: Vận dụng định lý đảo chứng minh hai đường thẳng song song; lập dãy các tỉ số bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Ta-let vào việc chứng minh hai đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Phát biểu định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let
Suy luận ra định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let, lập dãy các tỉ số bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Vận dụng định lý đảo chứng minh hai đường thẳng song song
Vận dụng hệ quả định lí Ta-lét tính được độ dài của một đoạn thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
HS1: Phát biểu định lý Talet?
Áp dụng:
 Tìm x trên hình vẽ 
Định lý Talet(SGK/57) (5đ)
Áp dụng: 
Vì PQ// EF nên theo định lý Talet ta có:
 (5đ)
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát: 
- Mục tiêu: Nhận biết nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng
- Sản phẩm: Dự đoán hai đường thẳng song song
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Cho hình vẽ:
Hãy so sánh . 
Dự đoán MN có song song với BC hay không?
GV: Chúng ta sẽ chứng minh dự đoán trên nhờ định lý Ta-lét đảo.
Dự đoán: MN//BC
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Định lý Ta-lét đảo 
- Mục tiêu: Phát biểu định lý Ta-lét đảo
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, SGK
- Sản phẩm: Định lý Ta-lét đảo, biết sử dụng định lý để chứng minh hai đường thẳng song song.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài , yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện 
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV : qua bài tập này em rút ra kết luận gì nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai đoạn thẳng đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ? 
HS: đường thẳng đó song song với cạnh còn lại
GV: Giới thiệu định lý Talet đảo
HS: Đọc định lý SGK
GV: Yêu cầu HS ghi GT, KL của định lý
1HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm bài vào vở
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài , yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thực hiện 
GV gợi ý: Để tìm các cặp đường thẳng song song ta áp dụng kiến thức nào?
HS: Định lý Talet đảo
1HS lên bảng chữa câu a, các HS khác làm bài vào vở
GV: Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao?
HS: Tứ giác BDEF là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song
GV: Thay vì so sánh các tỉ số ta có thể so sánh các tỉ số nào? Vì sao?
HS: vì BF = DE
GV: Nhận xét mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của ADE và ABC?
HS: tương ứng tỉ lệ
1) Định lý Talet đảo:
 1) Ta có: = ; 
= 
 Vậy = 
2.a)Vì B’C"// BC nên theo định lý Talet ta có:
 cm
 b) AC" = AC' = 3cm
 Ta có: B’C”//BC; C'C"B’C’ // BC
*Định lý Talet đảo: SGK/60
 ABC; B' AB ; C' AC 
 GT ; 
 KL B'C' // BC
a) Ta có :
 DE//BC 
(định lý Talet đảo)
Ta có: EF // AB
b) Tứ giác BDEF là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song
c)Ta có 
Mà BF = DE suy ra 
 Các cặp cạnh tương ứng của ADE và ABC tương ứng tỉ lệ
HOẠT ĐỘNG 3: Hệ quả của định lý Ta-lét  
- Mục tiêu: Phát biểu hệ quả của định lý Ta-lét
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, SGK
- Sản phẩm: Hệ quả của định lý Ta-lét
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Giới thiệu hệ quả của định lý Talet
HS: Đọc hệ quả
GV: Vẽ hình, HS ghi GT, KL của hệ quả
1HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm vào vở
GV: hướng dẫn HS cách c/m định lý
HS theo dõi kết hợp xem SGK
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 11, giới thiệu phần chú ý SGK
2) Hệ quả của định lý Talet:
*Hệ quả  ... học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Bộ thực hành đo đạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV yêu cầu tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ.
GV kiểm tra cụ thể, giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành
Các tổ trưởng báo cáo
Chuẩn bị dụng cụ đo gián tiếp chiều cao của một vật
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 2: Học sinh thực hành 
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách đo gián tiếp chiều cao của một vật.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Kết quả đo gián tiếp chiều cao của một vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV đưa HS đến địa điểm thực hành, phân công vị trí thực hành từng tổ.
HS thực hành theo tổ
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm HS
Các tổ thực hành đo gián tiếp chiều cao của một vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoàn thành báo cáo, nhận xét, đánh giá 
- Mục tiêu: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Báo cáo thực hành của tổ, rút ra những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu các tổ hoàn thành báo cáo
Các tổ làm báo cáo theo yêu cầu của GV, tự đánh giá và cho điểm từng cá nhân.
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét và cho điểm thực hành từng tổ.
Các tổ báo cáo kết quả thực hành đo gián tiếp chiều cao của một vật.
C. TÌM TÒI, MỞ RONG
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc các bước đo khoảng cách giữa hai địa điểm.
- Mỗi tổ mang 1 dụng cụ đo : Giác kế, thước dây, thước đo độ, giấy bút để chuẩn bị tiết sau thực hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu các bước đo gián tiếp chiều cao của vật (M1)
Câu 2: Kết quả đo gián tiếp và đo trực tiếp giống hay khác nhau ? (M2)
Câu 3: Thực hành đo gián tiếp chiều cao của cây (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
THỰC HÀNH : ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐỊA ĐIỂM, 
TRONG ĐÓ CÓ MỘT ĐỊA ĐIỂM KHÔNG THỂ TỚI ĐƯỢC 
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
2. Kỹ năng: Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực ứng dụng tam giác đồng dạng vào giải các bài toán trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Giác kế, thước đo độ.
2. Học sinh: Mỗi tổ mang 1 thước dây, giấy bút.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Thực hành: Đo khoảng cách giữa hai địa điểm 
Biết được ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Hiểu cách đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
Biết đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Chuẩn bị thực hành 
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuẩn bị các dụng cụ để thực hành.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Bộ thực hành đo đạc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV yêu cầu tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ.
GV kiểm tra cụ thể, giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành
Các tổ trưởng báo cáo
Chuẩn bị dụng cụ đo gián tiếp chiều cao của một vật
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
HOẠT ĐỘNG 2: Học sinh thực hành 
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV đưa HS đến địa điểm thực hành, phân công vị trí thực hành từng tổ.
HS thực hành theo tổ
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm HS
Các tổ thực hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoàn thành báo cáo, nhận xét, đánh giá
- Mục tiêu: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: dụng cụ thực hành
- Sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hành của tổ, rút ra những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu các tổ hoàn thành báo cáo
Các tổ làm báo cáo theo yêu cầu của GV, tự đánh giá và cho điểm từng cá nhân.
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét và cho điểm thực hành từng tổ.
Các tổ báo cáo kết quả thực hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một địa điểm không thể tới được.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Làm các bài tập: 56, 58, 59/92 sgk
- Ôn lại toàn bộ chương III
- Trả lời câu hỏi sgk.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nêu các bước đo gián tiếp khoảng cách giữa hai địa điểm (M1)
Câu 2: Kết quả đo gián tiếp và đo trực tiếp giống hay khác nhau ? (M2)
Câu 3: Thực hành đo gián tiếp khoảng cách giữa hai địa điểm (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống các kiến thức của chương III: đoạn thẳng tỉ lệ, định lí Talet, Talet đảo, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh, viết các cặp cạnh tỉ lệ tương ứng của 2 tam giác đồng dạng, tính độ dài, chứng minh đẳng thức về cạnh.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, hai tam giác đồng dạng, các đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng, tính diện tích tam giác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ..
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Ôn tập chương III
Thuộc các định lý trong chương III
Vẽ được hình, biết tìm cách chứng minh.
CM các đoạn thẳng bằng nhau, các đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng, diện tích tam giác.
Tính độ dài đoạn thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập lý thuyết 
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học về tam giác đồng dạng.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK
- Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi ôn tập chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập 
HS : Đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I- Ôn tập lý thuyết: 
1. AB, CD tỉ lệ với A’B’, C’D’.khi 
2. Định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo, hệ quả định lý Ta-lét 
3. Tính chất đường phân giác trong tam giác
4. Hai tam giác đồng dạng
5. Ba trường hợp đồng dạng của tam giác
6. Trường hợp đồng dạng đặc biệt của tam giác vuông.
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng định lý Ta-lét, Ta-lét đảo, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải các bài tập.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước
- Sản phẩm: CM các đoạn thẳng bằng nhau, các đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng, diện tích tam giác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Làm BT 58 SGK
- Gọi HS đọc bài toán
GV: hướng dẫn vẽ hình, HS vẽ hình vào vở
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi chứng minh BK = CH
HS CM, cử đại diện lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
GV: So sánh AK, AH.
HS: AB = AC; BK = CHAK = AH
GV: Chứng minh KH // BC? Áp dụng kiến thức nào?
HS: => KH // BC (đl Talet đảo)
1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
GV: Dựa vào hướng dẫn SGK, giải thích vì sao IAC HBC ?
HS : 900, chung 
GV: Tính HC như thế nào?
HS: IAC HBC
GV: Tính HK?
HS: KH// BC 
 KH= 
1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở
GV nhận xét, đánh giá,chốt kiến thức.
* Làm BT 60/92 SGK
 - Gọi HS đọc bài toán
GV: hướng dẫn vẽ hình, HS vẽ hình vào vở
GV: có đặc điểm gì đặc biệt?
HS: là nửa tam giác đều cạnh BC
GV: So sánh AB và BC?
HS: 
GV: Dựa vào kiến thức nào để tính ?
HS: Tính chất đường phân giác của tam giác
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.
HS tính, cử đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
BT 58/92 SGK: 
a) Chứng minh BK = CH
Xét và có: 
BC: cạnh chung
(vì cân tại A)
= (ch-gn)
 BK = CH (đpcm)
b) Chứng minh KH //BC:
Ta có: AB = AC; BK = CH
 AK = AH
(định lí Ta-lét đảo)
c) Vẽ đường cao AI của ABC
Xét IAC và HBC có: 900, chung
 IAC HBC (g-g)
AH = b-
KH// BC (hệ quả của định lý Talet)
KH= 
BT 60/92 SGK: 
A
B
C
D
300
a) Tam giác ABC có:
 là nửa tam 
giác đều cạnh BC
Vì BD là đường phân giác của nên :
.
b) BC = 2AB = 2.12,5 = 25 (cm).
Áp dụng định lý Pytago vào , ta có:
Gọi P và S theo thứ tự là chu vi và diện tích của tam giác ABC, ta có :
P = AB + BC + CA = 59,15 (cm)
S = AB.AC = 135,31 (cm2)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học kĩ toàn bộ kiến thức của chương, học phần tóm tắt SGK/89, 90, 91.
- BTVN : 59, 62/92 SGK.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Nhắc lại định lý Ta-let, định lý Ta-let đảo, tính chất đường phân giác trong tam giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác.
Câu 2: Bài 58 sgk (M2, M3)
Câu 3: Bài 60 sgk (M3, M4) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hinh_hoc_lop_8_chuong_iii_tam_giac_dong_dan.doc