Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Tuần 5 đến tuần 7

Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Tuần 5 đến tuần 7

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.

- Giải thích được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát , giải thích

3. Thái độ

- Có biện pháp rèn luyện cơ

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh vẽ phóng to H 9.1 đến 9.4 SGK.

- Tranh vẽ hệ cơ người.

- Búa y tế.

 

doc 18 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 8 - Tuần 5 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy:8A Tiết:	 2 Ngày dạy:25/9/09	Sĩ số:8A: Đủ 
 8B Tiết 4 25/9/09 8B:Đủ
	Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
I. mục tiêu.
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.
- Giải thích được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát , giải thích
3. Thái độ
- Có biện pháp rèn luyện cơ
II. chuẩn bị.
- Tranh vẽ phóng to H 9.1 đến 9.4 SGK.
- Tranh vẽ hệ cơ người.
- Búa y tế.
III. Tiến trình lên lớp
1 Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo chức năng của xương dài?
- Nêu thành phần hoá học và tính chất của xương?
2. Bài mới
GV dùng tranh hệ cơ ở người giới thiệu một cách khái quát về các nhóm cơ chính của cơ thể như phần thông tin đầu bài SGK.
Hoạt động 1: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát H 9.1 SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
- Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?
- Nêu cấu tạo tế bào cơ ?
- Gọi HS chỉ trên tranh cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Bắp cơ : gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ.- Tế bào cơ: gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là 1 đơn vị cấu trúc giới hạn bởi 2 tấm hình chữ Z. Sự sắp xếp các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.
+ Đĩa tối: là nơi phân bố tơ cơ dày, đĩa sáng là nơi phân bố tơ cơ mảnh.
Hoạt động 2: Tính chất của cơ
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát H 9.2 SGK (nếu có điều kiện GV biểu diễn thí nghiệm)
- Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm sự co cơ
- GV giải thích về chu kì co cơ (nhịp co cơ).
- Yêu cầu HS đọc thông tin
+ Gập cẳng tay sát cánh tay.
- Nhận xét về sự thay đổi độ lớn của cơ bắp trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm phản xạ đầu gối, quan sát H 9.3 
- Giải thích cơ chế phản xạ sự co cơ?
- HS nghiên cứu thí nghiệm và trả lời câu hỏi :
- Nêu kết luận.
- HS đọc thông tin, làm động tác co cẳng tay sát cánh tay để thấy bắp cơ co ngắn lại, to ra về bề ngang.
- Giải thích dựa vào thông tin SGK, rút ra kết luận.
- HS làm phản xạ đầu gối (2 HS làm).
- Dựa vào H 9.3 để giải thích cơ chế phản xạ co cơ.
Kết luận: 
- Tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn khi bị kích thích,cơ phản ứng lại bằng co cơ.
- Cơ co rồi lại dãn rất nhanh tạo chu kì co cơ.
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại làm cho bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.
- Khi kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh, tới dây li tâm, tới cơ và làm cơ co.
Hoạt động 3: ý nghĩa của hoạt động co cơ
- Quan sát H 9.4 và cho biết :
- Sự co cơ có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
- GVnhận xét, giúp HS rút ra kết luận.
- Yêu cầu 1 HS đọc kết luận cuối bài.
- HS quan sát H 9.4 SGK
- Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung và rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Cơ co giúp xương cử động để cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong sự vận động cơ thể luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cơ.
3. Củng cố
- HS làm bài tập trắc nghiệm :
	Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
1. Cơ bắp điển hình có cấu tạo:
a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối. 	b. Bó cơ và sợi cơ.
	c. Có màng liên kết bao bọc, 2 đầu to, giữa phình to.
	d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó.
	e. Cả a, b, c, d	 g. Chỉ có c, d.
2. Khi cơ co, bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do:
	a. Vân tối dày lên.
	b. Một đầu cơ co và một đầu cơ cố định.
	c. Các tơ mảnh xuyên sâu vào vùng tơ dày làm cho vân tối ngắn lại.
	d. Cả a, b, c. 	e. Chỉ a và c.
4. Dặn dò
- Học và trả lời câu 1, 2, 3.
Gợi ý:
Câu 1: Đặc điểm phù hợp chức năng co cơ của tế bào cơ:
+ Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau nên tế bào cơ dài.
+ Mỗi đơn vị cấu trúc cơ tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2 : Khi đứng cả cơ gấp và duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả hai cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm rơi vào chân đó.
Câu 3 :
Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi cùng co tối đa 9của 1 bộ phận cơ thể)
Cơ gấp và duỗi của 1 bộ phận cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp bại liệt).
_____________________________________________________________
Lớp dạy:8A Tiết:	5 	Ngày dạy:30/9/09	Sĩ số:8A: Đủ
 8B Tiết: 3 Ngày dạy: 30/9/09 8B:Đủ
	Tiết 10: hoạt động của cơ
I. mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng trong lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân sự mỏi cơ và nêu biện pháp chống mỏi cơ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát phân tích giải thích
3. Thái độ
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
II. chuẩn bị.
- Máy ghi công của cơ, các loại quả cân.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
- ý nghĩa của hoạt động co cơ?
- Câu 2,3 SGK.
2. Bài mới
VB: Từ ý nghĩa của hoạt động co cơ dẫn dắt đến câu hỏi:
- Vậy hoạt động của cơ mang lại hiệu quả gì và làm gì để tăng hiệu quả hoạt động co cơ? 
Hoạt động 1: Công của cơ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK.
- Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về sự liên quan giữa cơ, lực và sự co cơ?
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi:
- Thế nào là công của cơ? Cách tính?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ?
- Hãy phân tích 1 yếu tố trong các yếu tố đã nêu?
- GV giúp HS rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS liên hệ trong lao động.
- HS chọn từ trong khung để hoàn thành bài tập:
1- co; 2- lực đẩy; 3- lực kéo.
+ Hoạt động của cơ tạo ra lực làm di chuyển vật hay mang vác vật.
- HS tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với kiến thức đã biết về công cơ học, về lực để trả lời, rút ra kết luận.
+ HS liên hệ thực tế trong lao động.
Kết luận: 
- Khi cơ co tác động vào vật làm di chuyển vật, tức là cơ đã sinh ra công.
- Công của cơ : A = F.S
	F : lực Niutơn
	S : độ dài
	A : công 
- Công của cơ phụ thuộc :
	+ Trạng thái thần kinh.
	+ Nhịp độ lao động.
	+ Khối lượng của vật di chuyển.
Hoạt động 2: Sự mỏi cơ
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm trên máy ghi công cơ đơn giản.
- GV hướng dẫn tìm hiểu bảng 10 SGK và điền vào ô trống để hoàn thiện bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời :
- Qua kết quả trên, em hãy cho biết khối lượng của vật như thế nào thì công cơ sản sinh ra lớn nhất ?
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm khi cơ làm việc quá sức đặt tên là gì ?
-Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi :
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ ?
a. Thiếu năng lượng
b. Thiếu oxi
c. Axit lăctic ứ đọng trong cơ, đầu độc cơ
d. Cả a, b, c đều đúng.
-Mỏi cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và học tập như thế nào?
- Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập đạt kết quả?
- Khi mỏi cơ cần làm gì?
- 1 HS lên làm 2 lần:
+ Lần 1: co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 500g, đếm xem cơ co bao nhiêu lần thì mỏi.
+ Lần 2 : với quả cân đó, co với tốc độ tối đa, đếm xem cơ co được bao nhiêu lần thì mỏi và có biến đổi gì về biên độ co cơ.
- Dựa vào cách tính công HS điền kết quả vào bảng 10.
- HS theo dõi thí nghiệm, quan sát bảng 10, trao đổi nhóm và nêu được :
+ Khối lượng của vật thích hợp thì công sinh ra lớn.
+ Biên độ co cơ giảm dẫn tới ngừng khi cơ làm việc quá sức.
- HS nghiên cứu thông tin để trả lời :
đáp án d. Từ đó rút ra kết luận.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
+ Mỏi cơ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm.
- Liên hệ thực tế và rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Công của cơ có trị số lớn nhất khi cơ co nâng vật có khối lượng thích hợp với nhịp co cơ vừa phải.
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn tới biên độ co cơ giảm=> ngừng.
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ
- Cung cấp oxi thiếu.
- Năng lượng thiếu.
- Axit lactic bị tích tụ trong cơ, đầu độc cơ.
2. Biện pháp chống mỏi cơ
- Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, kết hợp xoa bóp cơ sau khi hoạt động (chạy...) nên đi bộ từ từ đến khi bình thường.
- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức (khối lượng và nhịp co cơ thích hợp) đặc biệt tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Thường xuyên lao động, tập TDTT để tăng sức chịu đựng của cơ.
Hoạt động 3: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?-? Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
- Nên có phương pháp như thế nào để đạt hiệu quả?
- Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. Nêu được:
+ Khả năng co cơ phụ thuộc:
Thần kinh: sảng khoái, ý thức tốt.
Thể tích của bắp cơ: bắp cơ lớn dẫn tới co cơ mạnh.
Lực co cơ
Khả năng dẻo dai, bền bỉ.
+ Hoạt động coi là luyện tập cơ: lao động, TDTT thường xuyên...
+ Lao động, TDTT ảnh hưởng đến các cơ quan...
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Thường xuyên luyện tập TDTT và lao động hợp lí nhằm:
+ Tăng thể tích cơ (cơ phát triển)
+ Tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, làm tăng năng suất lao động.
+ Xương thêm cứng rắn, tăng năng lực hoạt động của các cơ quan; tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá... Làm cho tinh thần sảng khoái.
- Tập luyện vừa sức.
3. Kiểm tra đánh giá
- Gọi 1 HS đọc kết luận SGK.
? Nguyên nhân của sự mỏi cơ?
? Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
? Nêu biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và biện pháp chống mỏi cơ.
- Cho HS chơi trò chơi SGK.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học và trả lời câu 1, 2, 3 SGK.
- Nhắc HS thường xuyên thực hiện bài 4 ở nhà.
____________________________________________________________
Lớp dạy:8A Tiết:	 5 	Ngày dạy:1/10/09	Sĩ số:8A: Đủ
 8B Tiết 2 Ngày dạy: 2/10/09 8B: Đủ
	Tiết 11: Tiến hoá của hệ vận động
	Vệ sinh hệ vận động
I. mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS chứng minh được tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
2. Kỹ năng
- Vận dụng những hiểu biết về hệ vận ... i theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
+ Thực hiện đúng luật giao thông.
+ Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
Kết luận: 
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi và chuyển ngay nạn nhân vào cơ sở y tế.
Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó
- GV có thể sử dụng băng hình hoặc nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh H 12.1 => h 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ nhất là nhóm yếu.
- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm tra.
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác không bị gãy xương ?
- Các nhóm HS theo dõi để nắm được các thao tác.
- Từng nhóm tiến hành làm:
Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
- Các nhóm phải trình bày được:
+ Thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa nghịch, vật nhau dẫm chân lên nhau.
Phương pháp sơ cứu :
- Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định
- Với xương cẳng tay : dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vòng tay vào cổ.
- Với xương chân: băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
3. Kiểm tra đánh giá
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
4. Hướng dẫn về nhà
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
_____________________________________________________________
Lớp dạy:8A Tiết:	 2 	Ngày dạy:8/10/09	Sĩ số:8A: 30/30
 8B Tiết 5 Ngày dạy: 8/10/09 8B: 30/30
	Chương III- Tuần hoàn
Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể
I. mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát
3. Thái độ
- GD ý thức bảo vệ cơ thể
II. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 13.1 ; 13.2.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
 	( Không kiểm tra)
2. Bài mới
	? Em đã nhìn thấy máu chưa? Máu có đặc điểm gì?
	Theo em máu có vai trò gì đối với cơ thể sống?
Hoạt động 1: Máu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:-
-? Máu gồm những thành phần nào?
- Có những loại tế bào máu nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:
- Huyết tương gồm những thành phần nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
- Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
- Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận.
 1- huyết tương 
 2- hồng cầu 
 3- tiểu cầu
- HS dựa vào bảng 13 để trả lời :
Sau đó rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :
+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.
- HS thảo luận nhóm và nêu được :
+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.
+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
Kết luận: 
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm:
+ Huyết tương 55%.
+ Tế bào máu: 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải...
- Huyết tương có chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bàovà vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi.
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
- Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
- Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
- Môi trường bên trong có vai trò gì ?
- GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).
- HS rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
4.Củng cố 
Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương.
c. Prôtêin, lipit, muối khoáng.
d. Huyết tương.
Câu 2. Vai trò của môi trường trong cơ thể:
a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.
- Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
- Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.
______________________________________________________________
Lớp dạy:8A Tiết:	 5 	Ngày dạy:15/10/09	 Sĩ số:8A: Đủ
 8B Tiết 2 Ngày dạy: 15/10/09 8B:Đủ
Bài 14: Bạch cầu – miễn dịch
I. mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS nắm được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
3. Thái độ
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
II. chuẩn bị.
- Tranh phóng to các hình 14.1 đến 14.4 SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
2. Bài mới
VB: Khi bị dẫm phải gai, hiện tượng cơ thể sau đó như thế nào?
- HS trình bày quá trình từ khi bị gai đâm tới khi khỏi.
- GV: Cơ chế của quá trình này là gì?
Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- Có mấy loại bạch cầu ?
- GV giới thiệu 1 số kiến thức về cấu tạo và các loại bạch cầu : 2 nhóm
+ Nhóm 1 :Bạch cầu không hạt, đơn nhân (limpho bào, bạch cầu mô nô, đại thực bào).
+ Nhóm 2 : Bạch cầu có hạt, đa nhân, đa thuỳ. Căn cứ vào sự bắt màu người ta chia ra thành : Bạch cầu trung tính, bạchcầu ưa axit, ưa kiềm
- Vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu tạo mấy hàng rào bảo vệ ?
- Sự thực bào là gì ?
- Những loại bạch cầu nào tham gia vào thực bào ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ?
- Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ; sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào ?
- Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế : Giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi khỏi ?
?-Hiện tượng nổi hạch khi bị viêm ?
- HS liên hệ đến kiến bài trước và nêu 5 loại bạch cầu.
- HS quan sát kĩ H 14.1 ; 14.3 và 14.4 kết hợp đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi của GV.
+ Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu tạo 3 hàng rào bảo vệ.
+ Thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Bạch cầu trung tính và đại thực bào.
- HS nêu được :
+ Do hoạt động của bạch cầu : dồn đến chỗ vết thương để tiêu diệt vi khuẩn.
Kết luận: 
- Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
- Lưu ý : bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn.
Hoạt động 2: Miễn dịch
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Miễn dịch là gì ?
- Có mấy loại miễn dịch ?
- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?
- Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng bệnh nào ?Hiệu quả ra sao ?
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời, sau đó rút ra kết luận.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
Kết luận: 
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch :
+ Miễn dịch tự nhiên : Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh ấy (miễn dịch tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh.
3. Kiểm tra đánh giá
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
Câu 1 : Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào :
	a. Bạch cầu trung tính.
	b. Bạch cầu ưa axit.
	c. Bạch cầu ưa kiềm.
	d. Bạch cầu đơn nhân.
	e. Limpho bào.
Câu 2 : Hoạt động nào của limpho B.
	a. Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
	b. Thực bào bảo vệ cơ thể.
	c. Tự tiết kháng thể bảo vệ cơ thể.
Câu 3 ; Tế bào limpho T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bệnh bằng cách nào ?
	a. Tiết men phá huỷ màng.
	b. Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu.
	c. Dùng chân giả tiêu diệt.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết” về Hội chứng suy giảm miễn dịch.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tuan 5-7.doc