Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Nguyệt

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Nguyệt

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.

 Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học.

2. Kĩ năng:

Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

- Kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.

 3. Thái độ:

Có ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

 

docx 108 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  
BÀI 1: MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
 Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
 Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
- Kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
 3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn .
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách vở học bài.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV: Em hãy kể tên các ngành động vật đã học trong chương trình SH7 ? 
HS: 
1. Ngành ĐV Nguyên sinh
2. Ngành Ruột khoang
3. Ngành Giun dẹp
4. Ngành giun tròn
5.Ngành Giun đốt
6.Ngành Thân mềm
7.Ngành Chân khớp
8.Ngành động vật có xương sống
B2: GV: Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?
+ HS: Trong Ngành động vật có xương sống, lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất. đặc biệt là bộ Linh trưởng.
B3: GV: Theo em con người thuộc ngành động vật nào?
+ HS: Ngành ĐV có xương sống.
B4:Vậy còn con người có vị trí như thế nào trong tự nhiên và chương trình sinh học 8 học những vấn đề gì, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên: 
Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
B1: - GV giới thiệu phần thông tin ⬜
- HS các nhóm tự nghiên cứu và giải phần ▽ trong SGK.
+ Con người có những đặc điểm gì giống lớp thú? 
+ Con người có những đặc điểm gì khác biệt so với động vật?
- Giống nhau về cấu tạo chung: Các phần của bộ xương, sự sắp xếp các nội quan. Có lông mao. Có tuyến sữa. Bộ răng phân hóa. Đẻ con.
B2: Em có kết luận gì về vị trí của con người trong tự nhiên?
 I. Vị trí của con người trong tự nhiên: 
- Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng-> hình thành ý thức.
-Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích nhất định-> làm chủ tự nhiên.
-Biết dùng lửa để nấu chin thức ăn.
-Não phát triển, sọ lớn hơn 
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
Mục tiêu:
- HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học cơ thể người và vệ sinh.
- Biết đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Chỉ ra được mối liên quan giữa môn học với các bộ môn khoa học khác.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời các vấn đề sau:
+ Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì?
+ Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? 
+ Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác?
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK trang 5, trao đổi nhóm.
- Một vài đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- HS chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đang học.
B2: Giáo viên kết luận kiến thức.
- Hs ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3 :Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh.
Mục tiêu: Chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn, đó là học qua mô hình, tranh, thí nghiệm.
Các nhóm HS nghiên cứu SGK, trả lời .
+ Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? 
+ GV lấy ví dụ cụ thể minh họa cho các phương pháp mà học sinh nêu ra.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như: y học, TDTT, điêu khắc, hội họa 
III. Phương pháp học tập môn học.
Kết hợp quan sát , thí nghiệm và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “cơ thể người và vệ sinh”?
- Có những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể, tránh được mê tín dị đoan, có những kiến thức cơ bản tạo điều kiện học lên các lớp sau, đi sâu vào các nghành nghề: y, TDTT, tâm lí giáo dục, võ thuật, thời trang, hội họa
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Khi bị bệnh ta có nên tin tưởng vào sự cúng vái hoặc chữa ở thầy lang để khỏi bệnh không? Tại sao?
- Không nên, vì chỉ có thầy thuốc thật sự mới có đầy đủ những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường từ đó có được chuẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
GV giao bài tập về nhà cho HS: Em hãy tìm hiểu xem kiến thức về cơ thể người giúp gì cho y học, hội họa, gióa dục, thể thao
4.Dặn dò (1 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
Kẻ bảng 2 trang 9 SGK vào vở học bài .
Ôn tập lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú .
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức .
 Rèn tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người
 + Sơ đồ phóng to hình 2.3 SGK trang 9.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú 
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp: Nắm nề nếp, sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV: Em hãy nêu các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú (đại diện: Thỏ)
-HS: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh và giác quan, hệ sinh dục.
B2: GV: Con người thuộc lớp thú, có đầy đủ các hệ cơ quan như động vật nhưng cấu tạo mỗi cơ quan trong hệ hoàn thiện hơn để phù hợp với chức năng của chúng. Em thử tìm hiểu xem còn có thêm hệ cơ quan nào nữa không?
Để trả lời được thì ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể
Mục tiêu: Chỉ rõ được các phần của cơ thể
B1: HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi mục ▽ SGK trang 8
 HS quan sát tranh hình 2.1 và 2.2 SGK, hoàn thành câu trả lời 
B2: GV tổng kết ý kiến của hs và thông báo ý đúng.
B3: GV giới thiệu k/n hệ cơ quan.
+ Em hãy kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú ? 
+ Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào ? 
+ Hoàn thành bảng 2 SGK.
- HS nhớ lại kiến thức cũ và kể đủ 7 hệ cơ quan 
- HS xác định các cơ quan trên mô hình
- HS nghiên cứu SGK, tranh hình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2 
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
B4:GV kết luận, tổng hợp kiến thức.
Hoạt động 2: Các hệ cơ quan
Mục tiêu: Trình bày sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan
 I.Cấu tạo
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân.
+ Đầu gồm bộ não và các giác quan (tai, mắt, mũi, lưỡi), miệng.
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn, gan, tụy, thận, bóng đái.
- Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.
2. Các hệ cơ quan: 
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Nâng đỡ và vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
v/c chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và v/c chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh và hệ nội tiết
Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan. Làm cho cơ thể là một khối thống nhất. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
B1: GV yêu cầu ca nhân hs suy nghĩ trả lời.
+ Ngoài các cơ quan trên, trong cơ thể còn có hệ cơ quan nào ?
+ Học về các hệ cơ quan trong cơ thể người em còn biết thêm hệ cơ quan nào?
- Hệ sinh dục. Hệ nội tiết.
B2: GV gọi 1 vài HS xác định các cơ quan của từng hệ trên mô hình cơ thể người.Hệ nội tiết.
- HS xác định vị trí các cơ quan của mỗi hệ trên mô hình
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
(1)Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
(2) Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
-Khi bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ vận động) hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ ( hệ bài tiết, hệ tiêu hóa)-> chứng tỏ hệ thần kinh điều hòa hoạt độngcác hệ cơ quan trong cơ thể.
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?
- Do cơ thể là một khối thống nhất của sự phối hợp hoạt động các cơ quan , các hệ cơ quan dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những g ... của da trong sự điều hoà thân nhiệt
- GV giảng như phần ⬜
+ Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi .
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế bức xạ nhiệt
- HS nghe giảng
- HS trả lời
II. Sự điều hoà thân nhiệt:
1. Vai trò của da.
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt .
+ Khi trời nóng, lao động nặng: Mao mạch ở da dãn toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi.
+ Khi trời rét: Mao mạch co lại cơ chân lông co giảm sự toả nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xa dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, để phòng, cảm lạnh .
+ Trả lời câu hỏi mục ▽ SGK tr.106
⇨ Vậy để phòng chống nóng lạnh có những biện pháp nào ?
+ Giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
+ Tại sao mùa rét càng đói càng thấy rét ?
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tr. 106 kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng kiến thức trả lời.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh :
- Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể .
+ nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và lạnh 
+ Mùa hè: Đội mũ nón khi đi đường, lao động.
+ Mùa đông: giữ ấm chân, cổ ngực, không ngồi nơi hút gió
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng .
4. Củng cố: 
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Thân nhiệt là gì ? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định ?
-Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Hãy nêu phương pháp phòng chống nóng và rét ở gia đình em?
- Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để trồng nhiều cây xanh? Nêu các biện pháp bảo vệ cây xanh ở địa phương em?
6. Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết” 
- Chuẩn bị nội dung các bảng 35.1 - 35.6 
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  
BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
1 . Kiến thức:
-Hệ thống hoá kiến thức ở học kì I .
-Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học .
2. Kỹ năng: 
-Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề 
-Hoạt động nhóm .
3. Thái độ: 
-GD ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Tranh : Tế bào, mô, hệ cơ quan vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
-Các nhóm với nội dung đã phân công 1 tờ giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức ở học kì I .
B1: Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức, cụ thể:
+ Nhóm 1 bảng 35.1
+ Nhóm 2 bảng 35.2
+ Nhóm 3 bảng 35.3
+ Nhóm 4 bảng 35.4
+ Nhóm 5 bảng 35.5
+ Nhóm 6 bảng 35.6
B2: GV cho các nhóm dán kết quả lên bảng.
B3: GV ghi ý kiến bổ sung của nhóm vào bên cạnh.
- Sau khi HS thảo luận Gv cho 1 - 2 HS nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
B4: Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Các nhóm thiến hành thảo luận theo nội dung trong bảng.
- Mỗi các nhân phải vận dụng kiến thức thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của Gv và mỗi nhóm cử địa diện thuyết minh kết quả của nhóm nhóm khác bổ sung.
- Thảo luận toàn lớp.
- các nhóm hoàn thiện kiến thức.
I. Hệ thống hoá kiến thức:
- Toàn bộ nội dung ở trong bảng (từ 35.1; 35.6).
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học .
B1: Gv yêu cầu trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 112.
B2: Gv nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời.
- đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
II. Câu hỏi ôn tập:
- Nội dung trong SGK trang 168, 169
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gv cho điểm các nhóm có kết quả tốt.
-Gv nhấn mạnh ý quan trọng.
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
-Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, đẫ tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
6. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập chuẩn bị thi HK I . 
Tìm hiểu các vitamin và muối khoáng trong thức ăn.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- HS trình bày được một số kiến thức cơ bản đã học: cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Qua bài kiểm tra GV đánh giá trình độ nhận thức của hs 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng, ghi nhớ kiến thức làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, không gian lận trong thi cử kiểm tra.
II. HÌNH THỨC.
	+ Hình thức: Kết hợp TNKQ + Tự luận
a.Ma trận
Tên chủ đề 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
TL
1. Khái quát về cơ thể người (5 tiết)
Chức năng các bộ phận của tế bào
Tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năg của cơ thể
20%=2đ
50%=1đ
50%=1đ
2. Vận động
(5 tiết)
Nêu được sự lớn lên và dài ra của xương
Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện & lao động với sự phát triển bình thường của hệ cơ xương.
15%=1,5đ
25%=0.5đ
50%=1đ
3. Tuần hoàn
(6 tiết)
- Thành phần cấu tạo của máu
- Chu kì hoạt động của tim
Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi
25%=2.5đ
20%=0.5đ
40%=1 đ
40%=1đ
4. Hô hấp
(3 tiết)
Nêu ý nghĩa cảu hệ hô hấp
10%=1đ
100%=1đ
5. Tiêu hóa
( 6 tiết)
- So sánh sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày
- Các loại chất trong thức ăn
Giải thích sự biến đổi thức ăn miệng về mặt hóa học và cơ học.
30%=4
66,6%=2đ
33,3%= 1đ
TS câu
TS điểm
100%=10đ
2 câu
1đ
10%
2 câu
2đ
20%
1 câu
1đ
10%
3 câu
3đ
30%
3 câu
3đ
30%
+ Áp dụng đối tượng đại trà
III. CHUẨN BỊ
- GV: đề kiểm tra 1 tiết, đáp án, biểu điểm. 
- HS: chuẩn bị kiến thức các phần đã học.
IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA
1/ Ổn định (1’)
2/ Giáo viên phát đề, học sinh nhận đề 
b.Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)
Câu 1: Thân to ra về bề ngang nhờ:
A) Các tế bào màng xương dày lên
B) Các tế bào màng xương to ra
C) Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới
D) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới
Câu 2: Xương xương dài ra nhờ:
A) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng dày lên
B) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng to ra
C) Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới
D) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới 
Câu 3: Thành phần cấu tạo của máu gồm:
A) Huyết tương và hồng cầu	B) Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
C) Huyết tương và các tế bào máu	D) Huyết tương, hồng cầu và bạch cầu
Câu 4: Thành phần các chất chủ yếu của huyết tương là :
A) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các muối khoáng 10%
B) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất thải 10%
C) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết 10%
D) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất khác 10%
Câu 5: Hãy ghép các ý ở cột B với cột A cho phù hợp với chức năng của các bộ phận của té bào:
Cột A
Các bộ phận
Cột B
Chức năng
1. Màng sinh chất
2. Chất tế bào
3. Nhân
4. Ribôxôm
A) Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
B) Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
C) Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
D) Tổng hợp và vận chuyển các chất
E) Nơi tổng hợp prôtêin
II. TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
	Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể? 
Câu 2: ( 1 điểm) 
Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối
Câu 3: (2 điểm)
a) Trình bày chu kì hoạt động của tim.
b) Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
Câu 4: ( 1 điểm)
	Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Câu 5: ( 3 điểm)
	a) Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm nào?
	b) Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt?
	c) So sánh sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
ĐÁP ÁN:
I) TRẮC NGHIỆM:
Câu 
Đáp án
Điểm
1
C) Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới
0.25đ
2
D) Các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới 
0.25đ
3
C) Huyết tương và các tế bào máu	
0.25đ
4
D) Nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất khác 10%
0.25đ
5
1: B) Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
2: C) Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
3 A) Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
4: E) Nơi tổng hợp prôtêin
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
II) TỰ LUẬN:
1
Tế bào là đơn vị cấu tạo
- Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào.
- Ví dụ: Tế bào xương, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì, các tế bào tuyến..
0.5đ
0.5đ
2
- Cung cấp đủ chất để xương phát triển.
- Tắm nắng
- Thường xuyên luyện tập : tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương cứng, phát triển cân đối.
0.25đ
0.25đ
0.5đ
3
a) Chu kì hoạt động của tim:
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: Nhĩ co (0,1s); thất co (0,3s) pha dãn chung (0,4s): 
- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim).
b) Giải thích: 
Vì chu kì hoạt động của tim là 0.8 giây, trong đó pha dãn chung là 0.4 giây tim sẽ được phục hồi lại nên hoạt động suốt đời không mệt mỏi
0.75đ
0.25đ
1đ
4
Cung cấp oxi để oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cở thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
1đ
5
a) Các chất trong thức ăn được chia hai nhóm: chất hữu cơ và chất vô cơ
b) Vì cơm là tinh bột đã được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ tác dụng lên lên gai vị giác làm ta có cảm giác ngọt
c) So sánh:
- Giống nhau: đều gồm hai mặt biến đổi lí học, hóa học và biến đổi lí học là chủ yếu
- Khác nhau: Biến đổi hóa học:
+ Khoang miệng: biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ
+ Dạ dày : Biến đổi prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn
0.5đ
0.5đ
1 đ
1 đ
4. Hướng dẫn về nhà :
Đọc trước nội dung bài 34 “Vitamin và muối khoáng”.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần:.. Ngày thángnăm 
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết số:  

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_le_thi_n.docx