Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- HS làm thí nghiệm ở nhà theo phần đã dặn dò trước.

- Kẻ bản tường trình theo mẫu SGK trang 113 vào vở.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC
- HS làm thí nghiệm ở nhà theo phần đã dặn dò trước.
- Kẻ bản tường trình theo mẫu SGK trang 113 vào vở.
III.TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Các cách phát tán của quả và hạt?
3. Bài mới
1-Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Thí nghiệm 1: Làm ở nhà
- GV yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm 1 vào bản tường trình.
- Gọi các tổ báo cáo kết quả " GV ghi lên bảng.
- GV yêu cầu HS:
+ Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được?
+ Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
- Tổ chức thảo luận trên lớp, khuyến khích HS nhận xét, bổ sung.
Thí nghiệm 2:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK và trả lời câu hỏi mục s.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV chốt lại kiến thức để HS ghi nhớ.
- HS làm thí nghiệm 1 ở nhà, điền kết quả vào bản tường trình.
- Chú ý phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước.
- HS thảo luận trong nhóm để tìm câu trả lời. Yêu cầu nêu được: 
+ Hạt không nảy mầm vì thiếu nước, thiếu không khí.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc nội dung thí nghiệm, yêu cầu nêu được điều kiện: nhiệt độ.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Chất lượng hạt giống (điều kiện bên trong).
Yêu cầu:
Tiểu kết:
- Hạt nảy mầm cần đầy đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra cần hạt chắc, không sâu, còn phôi.
2- Vận dụng kiến thức vào sản xuất
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- GV cho các nhóm trao đổi, thống nhất cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- HS đọc nội dung mục Ê, thảo luận nhóm từng nội dung (chú ý vận dụng các điều kiện nảy mầm của hạt).
- Thông qua thảo luận, rút ra được cơ sở khoa học của từng biện pháp.
+ Gieo hạt bị mưa to ngập úng cần phải tháo nước để thoáng khí.
Tiểu kết:
- Phải bảo quản tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.
- Làm đất tơi xốp " đủ không khí hạt nảy mầm tốt.
- Phủ rơm khi trời rét " giữ nhiệt độ thích hợp.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện nảy mầm của hạt.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài: Tổng kết về cây có hoa.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 42.docx