Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 32: Cấu tạo và chức năng của hoa

Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 32: Cấu tạo và chức năng của hoa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.

- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.

 Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.

- HS: Một số loại hoa đã dặn.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 32: Cấu tạo và chức năng của hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/12/2009
Ngày dạy: 23/12/2009
Chương VI- Hoa và sinh sản hữu tính
Tiết 32: Cấu tạo và chức năng của hoa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC
- GV: Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.
	Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.
- HS: Một số loại hoa đã dặn.
Iii. TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? vì sao?
3. Bài mới
GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
i. Tìm hiểu các bộ phận của hoa
- GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ...
- GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ.
- GV có thể cho HS tìm đĩa mật (nếu có).
- GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ.
- GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhuỵ.
- GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa.
- Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, xác định màu sắc.
+ Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn.
+ Quan sát nhuỵ; tách riêng nhuỵ dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGK trang 94 xem: nhuỵ gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu:
Tiểu kết:
- Hoa gồm các bộ phận: đài tràng, nhị, nhuỵ.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
+ Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
ii. Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không?
- GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau.
- GV chốt lại kiến thức như SGV trang 114.
- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.
- HS đọc mục Ê SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- Yêu cầu xác định được:
+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị.
+ Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ.
+ Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Tiểu kết:
- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa: 
	- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
	- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
	- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
	GV nhận xét, đánh giá điểm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK 95.
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 32.docx