I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình
- Kỹ năng quan sát so sánh
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh
II. Yêu cầu của bài dạy:
1. Về kiến thức của học sinh:
a, Kiến thức về công nghệ thông tin:
Học sinh làm quen với máy chiếu, phần mềm e- learning
b, Kiến thức chung về môn học:
Học sinh thu thập kiến thức cấu tạo giải phẫu về hệ cơ quan, qua đó có ý thức bảo vệ và vệ sinh các hệ cơ quan của cơ thể.
Trường: THCS Chiềng Sơ MÔN HỌC: SINH HỌC 8 Họ và tên giáo viên: Khương Công Điền Trình độ chuyên môn: CĐSP Sinh- Hóa Trình độ tin học: Chứng chỉ B Tiết: 50 - Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG Địa chỉ: Trường THCS Chiềng Sơ- 01259955008 Số tiết của bài dạy: 1 tiết I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình Kỹ năng quan sát so sánh Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh II. Yêu cầu của bài dạy: 1. Về kiến thức của học sinh: a, Kiến thức về công nghệ thông tin: Học sinh làm quen với máy chiếu, phần mềm e- learning b, Kiến thức chung về môn học: Học sinh thu thập kiến thức cấu tạo giải phẫu về hệ cơ quan, qua đó có ý thức bảo vệ và vệ sinh các hệ cơ quan của cơ thể. 2. Trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học. a, Trang thiết bị/ Đồ dùng liên quan đến CNTT: - Phần cứng: Máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu, điện... - Phần mềm: e- learning III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính; máy chiếu; màn chiếu; hình ảnh 48.1, 48.2, 48.3. - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới. IV. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ( thời gian 5 phút): - Tên học sinh:.................................................................. - Nội dung câu hỏi: Trình bày cấu tạo trong của đại não? - Điểm số:......... 3. Giảng bài mới( 35 phút): *Mở bài: GV hỏi: Xét về chức năng hệ thần kinh được phân chia như thế nào? các phân hệ có cấu tạo và chức năng như thế nào? hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu * Nội dung bài mới: Hoạt động 1: CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG * Mục tiêu: Phân biệt được cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động * Tiến hành: - GV: Giới thiệu tranh hình 48.1;48.2 -GV: yêu cầu HS quan sát hình 48.1; 48.2 -> trả lời câu hỏi sau: 1 Nhắc lại một cung phản xạ gồm các thành phần nào? 2. Em hãy mô tả đường đi của xung thần kinh ở cung phản xạ vận động? 3. Em hãy mô tả đường đi của xung thần kinh ở cung phản xạ sinh dưỡng? 4. Em hãy mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ điều hòa hoạt động của tim? - GV: yêu cầu 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - bổ sung. - GV: Nhận xét - bổ sung. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 48.1; 48.2 dựa vào các câu hỏi vừa chúng ta mới trả lời thảo luận nhóm 3-4 người -> trả lời các câu hỏi sau: Nêu các thành phần của cung phản xạ sinh dưỡng? So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động? - GV: Đi tới các nhóm -> hướng dẫn các nhóm còn yếu. - GV: Yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo nhóm khác nhận xét - bổ sung. - Gv: chốt lại kiến thức - HS:Quan sát tranh hình 48.1;48.2 -> ghi nhớ thống tin. - HS: vận dụng kiến thức đã có kết hợp quan sát hình 48.1 tư duy độc lập -> trả lời: - HS: Cơ quan thụ cảm - nơron hướng tâm - nơron li tâm - cơ quan phản ứng. - HS: 1 HS trả lời - HS khác nhận xét - bổ sung. - HS: chuẩn lại kiến thức - HS: Quan sát hình 48.1;48.2; những câu hỏi đã trả lời -> thảo luận nhóm 3-4 người - trả lời câu hỏi vào phiếu học tập: - HS: Đại diện nhóm báo cáo - nhóm khác nhận xét - bổ sung. - HS: Chuẩn lại kiến thức. Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng Cấu tạo - Trung ương - Hạch thần kinh - Đường hướng tâm - Đường li tâm - Chất xám Đại não Tuỷ sống - Không có - Từ cơ quan thụ cảm -> trung ương - Đến thẳng cơ quan phản ứng - Chất xám Trụ não Sừng bên Tủy sống - Có - Từ cơ quan thụ cảm -> trung ương - Qua: sợi trước hạch sợi sau hạch Chuyển giao ở hạch thần kinh Chức năng Điều khiển hoạt động cơ vân ( có ý thức) Điều khiển hoạt động nội quan (Không có ý thức) Hoạt động 2 CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG * Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng - So sánh cấu tạo phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm * Tiến hành: - GV: Giới thiệu hình 48.3 - Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 48.3 ? Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm những thành phần nào? - GV: yêu cầu HS quan sát lại hình 48.1,2,3 đọc thông tin bảng 48.1 --> thảo luận nhóm 3-4 người -> tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm - GV: Đi tới các nhóm -> hướng dẫn các nhóm còn yếu. - GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo -> nhóm khác nhận xét - bổ sung. - GV: Nhận xét - bổ sung - GV: gọi 1 HS đọc to bảng 48.1 - GV: yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng. - HS: Quan sát hình 48.3 -> ghi nhớ thông tin. - HS: tự thu nhận thông tin qua quan sát hình 48.3 --> tư duy độc lập trả lời câu hỏi: - Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phần: + Trung ương: nằm trong trụ não và tủy sống. + Ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh. - HS: Thảo luận nhóm --> nêu được các điểm khác nhau + Trung ương + Ngoại biên - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS: Đại diện 1 nhóm báo cáo nhóm - khác nhận xét bổ sung. - HS: Chuẩn lại kiến thức - HS: Một HS đọc to bảng 48.1 - HS: Tự rút ra kết luận. * Tiểu kết: Hệ thần kinh sinh dưỡng: + Trung ương:nằm trong trụ não và tủy sống. + Ngoại biên: Dây thần kinh Hạch thần kinh Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: + Phân hệ thần kinh giao cảm + Phân hệ thần kinh đối giao cảm Hoạt động 3: CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG * Mục tiêu: - HS nêu được vai trò của sự đối lập giữa hai phân hệ giao cảm và đối giáo cảm. * Tiến hành: - GV: Giới thiệu hình minh họa vai trò của hai phân hệ giao cảm trong hoạt động của tim-> yêu cầu HS quan sát. - GV yêu cầu HS quan sát hình phóng to trên bảng, đọc kỹ nội dung bảng 48.2 --> thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: ? Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm ? Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống - GV: Đi tới các nhóm -> hướng dẫn các nhóm còn yếu. - GV: yêu cầu đại diện nhóm báo cáo - nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV hoàn thiện lại kiến thức. - GV: Hai phân hệ đối lập nhau như vậy có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng ta? - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của hệ thần kinh sinh dưỡng. - HS: Quan sát hình - ghi nhớ thông tin. - HS tự thu nhận và sử lý thông tin. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến Yêu cầu nêu được : + 2 bộ phận có tác dụng đối lập + ý nghĩa: Điều hoà hoạt động các cơ quan. -HS: Đại diện nhóm phát biểu - các nhóm khác bổ sung - HS: Chuẩn lại kiến thức. -HS: Trả lời: chúng điều chỉnh cơ thể làm cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi. - HS: Tự rút ra kết luận. * Tiểu kết: Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng 4. Củng cố: HS đọc kết luận SGK(1 phút) 5. Kiểm tra đánh giá (3 phút) Dựa vào hình 48.2 trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim lúc huyết áp tăng? 6. Dặn dò(1 phút) Học bài theo nội dung SGK Làm câu hỏi 2 vào vở Đọc mục em có biết Đọc trước bài 49. Cơ quan phân tích thị giác. V. Nguồn tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa- NXB: Bộ GD&ĐT - Sách giáo viên - NXB: Bộ GD&ĐT - hht:www.violet.com.vn VI.Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy: - Tiết kiệm thời gian, có thể kiểm tra được nhiều học sinh trong thời gian ngắn. - Tạo hứng thú cho HS, giúp các em chú tâm vào bài học hơn. - Các thí nghiệm, dự đoán cho kết quả chính xác và nhanh. - Tuy nhiên không thể thay thế được hoàn toàn các TBDH khác được, thí nghiệm mang tính áp đặt, thiếu thực tế, nguồn tư liệu còn ít, khó tìm, thời gian thiết kế lâu. Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Người soạn Khương Công Điền
Tài liệu đính kèm: