I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình
+ Phân biệt được các loại xương dài, ngắn , dẹt về hình thái cấu tạo.
+ Phân biệt được các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng:
+ Quan sát tranh – mô hình nhận biết kiến thức.
+ Kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp khái quát kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bộ xương.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên chuẩn bị: Mô hình xương người – xương thỏ.
Tranh cấu tạo một đốt sống điển hình phóng to.
Tranh phóng to hình 7.1;7.2;7.3;7.4 SGK.
Tuần 4: từ ngày 13/9/2010 đến 18/9/2010 Võ Văn Chi Tiết 7 ngày soạn: 14/9/2010. CHƯƠNG II : VẬN ĐỘNG BỘ XƯƠNG Mục tiêu: Kiến thức: + Học sinh trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình + Phân biệt được các loại xương dài, ngắn , dẹt về hình thái cấu tạo. + Phân biệt được các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng: + Quan sát tranh – mô hình nhận biết kiến thức. + Kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp khái quát kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bộ xương. Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị: Mô hình xương người – xương thỏ. Tranh cấu tạo một đốt sống điển hình phóng to. Tranh phóng to hình 7.1;7.2;7.3;7.4 SGK. Hoạt động dạy học: Kiểm tra: + Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron? + Cho 1 ví dụ về phản xạ – giải thích? HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ BỘ XƯƠNG. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn cho học sinh quan sát lần lượt các hình 7.1;7.2;7.3 SGK. Quan sát mô hình xương người liên hệ với cơ thể – giảng giải về xương, cấu tạo hộp sọ, cấu tạo cột sống và lồng ngực – gv hỏi. Bộ xương có vai trò gì? Cho biết những điểm giống và khác nhau của xương tay và xương chân? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Bộ xương có mấy phần? Nêu đặc điểm từng phần ? GV đánh giá câu trả lời – bổ sung hoàn thiện kiến thức. Cho học sinh quan sát đốt sống điểm hình -> quan sát kỹ cấu tạo ống chứa tủy. Hỏi : Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng thể hiện như thế nào? Xương tay và xương chân có đặc điểm gì? Ý nghĩa? Gọi đại diện nhóm lên trình bày đáp án ngay trên mô hình bộ xương người và trên cơ thể – gv đánh giá bổ sung. Hỏi: Có mấy loại xương? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương? Gọi một vài em xác định các loại xương trên mô hình. Học sinh nghiên cứu SGK trang 25. quan sát hình 7.1 kết hợp kiến thức có được trả lời câu hỏi. Đại diện học sinh trình bày ý kiến -> lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức. Học sinh tự nghiên cứu thông tin SGK trang 25. Quan sát hình 7.1;7.2;7.3 và mô hình bộ xương. Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời – đại diện nhóm trình bày đáp án. Các nhóm nhận xét – bổ sung. Học sinh nghiên cứu SGK trang 25 trả lời câu hỏi. Học sinh phát biểu ý kiến – lớp bổ sung Kết luận1: Vai trò : Tạo khung giúp cơ thểcó hình dạng nhất định. Chỗ bám cho các cơ. Bảo vệ nội quan. Thành phần: Xương đầu : Gồm xương sọ và xương mặt. Xương thân . Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau có 4 chỗ cong Lồng ngực Xương sườn, xương ức. Xương chi: Đai xương: đai vai , đai hông. Xương chi trên , xương chi dưới. c.Các loại xương: Xương dài : Hình ống ở giữa rỗng chứa tủy. Xương ngắn: ngắn , nhỏ. Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC KHỚP XƯƠNG. Thế nào là 1 khớp xương? Mô tả 1 khớp xương động? Khả năng cử động của khớp động và khớp bán độgn khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Khớp bán động có đặc điểm gì? Treo tranh 7.4, gọi đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét kết quả-> thông báo đúng sai và hoàn thiện kiến thức. Trong bộ xương người loại khớpnào chiếm nhiều hơn?Điều đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động sống của con người? Học sinh tự nghiên cứu thông tin sgk. Quan sát hình 7.4 trang 26. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi – các nhóm bổ sung. Học sinh thảo luận nhanh trả lời : Khớp động và khớp bất động ( giúp vận động và lao động) Kết luận 2: Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. Gồm: Khớp động: cử động dễ dàng.Hai đầu xương có sụn, ở giữa có dịch khớp , ngoài là dây chằng. Khớp bán động: Giữa hai đầu xương là đĩa sụn -> hạn chế cử động. Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa ->không cử động được. IV/Kiểm tra –Đánh giá: Gọi đại diện nhóm lên xác định các nhóm lên xác định các xương ở mỗi phần của bộ xương. Khoanh tròn đầu các câu có nội dung đúng + Khớp động là khớp: a. Giữa các đốt sống. b.Khớp khủy tay c.Khớp xương sọ. V/Dặn dò: Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. Hoàn chỉnh các bài tập trang 18,19,20 vở bài tập sinh 8. Nghiên cứu bài mới ( Cấu tạo và tính chất của xương). Làm các nội dung trang 20,21,22 vở bài tập sinh 8. Chuẩn bị xương đùi ếch, xương sườn gà, diêm quẹt. Vẽ hình 7.1;7.2;7.3 SGK.
Tài liệu đính kèm: